Thơ tự do tạo cảm hứng sáng tác tự nhiên

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 60 - 64)

Thơ tự do thể 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ rất gần với thơ đường luật nhưng vẫn không phụ thuộc vào quy tắc chung của thơ đường luật, có thể ở cách hiệp vần kiểu độc vận hay niên đối. Vì vậy thơ Đồng Tháp giống như thơ của các tác giả Việt Nam có cảm hứng nguồn sáng tác rất tự nhiên, cứ như những khúc nhạc tâm tình, hay của các cung bậc tình yêu đôi lứa với dòng tâm sự thiết tha mà dân dã đâm tình sâu nghĩa.

Nếu thử so sánh thể thơ 5 chữ của 2 nhà thơ của hai thời đại khác nhau, một sau 1945, nữ sĩ Xuân Quỳnh với bài thơ Sóng và một sau 1975, nhà giáo trung học phổ thông Lê Minh Hùng bài thơ Đôi Mắt về cách cảm nhận tình yêu.

Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể

hoặc Sóng bắt từ gió. Gió bắt đầu từ đâu Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau (Sóng - Xuân Quỳnh)

Tình yêu của nữ sĩ Xuân Quỳnh được gởi vào hai hình tượng sóng và em, ở đây tuy hai mà một tình yêu cảm nhận qua thiên nhiên con sóng, ngọn gió của đại dương bao la và từ đấy muốn lí giải tình yêu, nguồn gốc của nó khi mà tình yêu luôn tha thiết nồng nàn, trào dâng và sâu nặng…

Cũng bằng thể thơ 5 chữ, trong tập thơ Hái bên đường Lê Minh Hùng miêu tả về tình yêu qua cảm nhận ánh nhìn, kiểu so sánh song đôi, đôi mắt “anh và em” từ đó giải mã tình yêu kỳ diệu.

Đó là đôi mắt anh Đôi mắt anh như thế Mà là đôi mắt em Đôi mắt của tình yêu Trong mơ nhìn mới thực. Nên mới lúc hờn nhau

Ta thường làm dim mắt [25, 45].

Đúng là cánh cảm nhận tình yêu có phần tự nhiên, xa lạ với quy tắc thơ đường lối sáng tác độc vận trong hiệp vần còn Xuân Quỳnh sáng tác như thế cũng không khó giải thích khi mà sự cách tân thơ mới còn ít nhiều ảnh hưởng điệu luật thi ca đương thời.

Thơ 7 chữ và 8 chữ sáng tác cùng dựa trên nền cảm hứng chung đó, rất tự nhiên, phóng khoáng dẫu chưa được độc đáo như những bài Tràng Giang - Huy cận, Vội Vàng của Xuân Diệu hay Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. Nhưng với một số nhà thơ lớn của Đồng Tháp, cách sáng tác tự nhiên luôn được chú ý.

Em mãi Tân Hồng ta mãi đâu Tìm nhau ai rớt áo qua cầu Phù sa bóng đổ mà thương bể

Hương còn phiêu lạc chốn nương dâu. (Tân Hồng - Thai Sắc)

với những từ nhữ mang tính phiếm chỉ gợi ý cho câu nghi vấn mãi là nỗi niềm suy tưởng của nhà thơ thai sắc. Khác nào đâu thở trước Hàn Mặc Tử cũng đã ưu tư phiền muộn

Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay (Đây Thôn Vĩ Dạ).

Rồi bài Trăng khuyết và các bài thơ khác của những nhà thơ Thu Nguyệt, Hữu Nhân, Hữu Phước, Giang San, Bạch Phần luôn mang nỗi niềm ưu ẩn Một chiều không tuổi như hoài niệm/ Vầng trăng chợt khuất đã vào đêm/ Mà sao ở cuối hoàng hôn đỏ/ Nửa nụ cười em mãi dịu hiền. (Trăng Khuyết - Thai Sắc).

Một nhà thơ trẻ nhưng cũng suy tư trăn trở, Vườn nhớ được tác giả Nguyễn Giang San khắc sâu từng kỉ niệm tình yêu. Cảm xúc ấy sao dạt dào lay động, thiên nhiên đẹp đẽ xinh tươi với nhiều chiều không gian gợi nhớ

Có thể bây giờ kỷ niệm đã lùi xa

Anh chẳng dám gọi tên em dịu dàng như trước nữa Đôi khi một mình đi qua vườn nhớ

Những mùa im lá đổ rụng đầy [55, 12].

Khoảnh khắc “đôi khi” ấy như rất tự nhiên tạo điều kiện thi nhân sống về kỷ niệm rồi mơ màng cùng kỷ niệm.

Đã biết lâu rồi mình không nắm bàn tay Gió thổi bay những hoàng hôn ấm áp Xin một lần qua đời ta nắng đẹp Trái tim nào giấu kín những niềm thơ

[55, 12].

Có thể nói, thơ tự do rất thoải mái, phóng túng trong từng chi tiết và hình ảnh cũng như diễn đạt cảm xúc…thơ tự do Đồng Tháp cũng vậy, từ xưa có những bậc tiền bối thơ tự do cả lãng mạn lẫn cách mạng như Hoàng Cầm, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm đã dẫn đường cho các nhà thơ tỉnh nhà qua kế thừa phát huy tinh hoa nội dung nghệ thuật thơ ca.

Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

(Vội vàng - Xuân Diệu).

Đó là cảm nhận của ông hoàng thơ tình yêu. Còn các nhà thơ nữ Việt nam như Vi Thùy Linh, Phạm Ngọc Liên, Xuân Quỳnh hay Hữu Phước, Bạch phần, Thu Nguyệt ở Đồng Tháp cũng rất tinh vi trong việc sáng tác qua cảm hứng tự nhiên gần gũi với cuộc sống quê nhà

Chúng mình yêu nhau tự bao giờ

Có lẽ khi những câu thơ em nhảy vào tim anh Dâng hiến

Hãy để tình yêu tự cất lời anh nhé

Nào lặng im…(Bầy chim lửa - Vi Thùy Linh)

Gọi mình của Hữu Phước là một dòng cảm xúc rất riêng, trong tập thơ này, cảm hứng tự nhiên trong thơ được biểu lộ qua từng thi phẩm, tự nhiên thoáng đạt như chính thể loại vốn có của nó vậy:

Nếu hạnh phúc này không còn nữa của em Ai sẽ nhận để nâng niu gìn giữ

Ai sẽ yêu anh trong từng hơi thở

Ai đón đưa con những buổi đến trường [45, 5].

Những câu hỏi cứ như ngắt đi dòng cảm xúc để đợi trả lời nhưng chính cảm hứng tự nhiên giúp câu hỏi với các đại từ phiến chỉ “ai” cứ liên tiếp xuất hiện

khơi gợi bao trắc ẩn tâm tư. Hay Ngọc Minh với Chiều con gái là một dòng cảm hứng rất khác khi mà thể thơ tự do ngắt dòng liên lục

Cuối năm

Bến sông mờ bóng Cô gái chưa chồng Ngồi tập điệu ru con

hay đó là cảnh tình vào cảnh vật với dòng cảm xúc thật sự sâu sắc gắn kết với thiên nhiên hòa vào ngọn gió, vầng trăng, dòng sông bãi đất… Đó là sự suy tư ở buổi chiều cuối năm thật nao lòng

Cụm bờ lau ngọn gió bạc màu Anh như vầng trăng khuyết

Em nhỏ nhoi làm sao mà giấu hết Những hoàng hôn ai mang qua sông Đất nuôi cây nên ôm hết vào lòng…

Đặc biệt thơ Đồng Tháp càng độc đáo về gợi cảm hứng tự nhiên, tiêu biểu nhất là những nhà thơ Thai Sắc, Hữu Phước, cụ thể trong đó tập thơ. Bài ca về những dòng sông của Hữu Nhân là một thí dụ hay một số bài thơ trong tập Đối thoại với trái tim của Thai Sắc cũng thế

Có tóc em thẩm xanh từ hai phía Bông lục bình tím thẩm nỗi chờ mong

Mẹ chờ ba thủy chung suốt hai mùa chinh chiến Sông lớn ròng chở thương nhớ gần xa

Em chờ anh dọc chiều dài biên giới

Sông chảy qua vòng tay bạn bè mang nhịp thở tim anh

[40, 5].

Đây là một trong những bài thơ văn xuôi tiêu biểu cho tập thơ này nói riêng và tiêu biểu cho sáng tác thơ văn xuôi của tác giả Hữu Nhân nói chung

Khi ta ngồi lại bên nhau và gọi nhau: đồng chí Ta đã lẫn vào nhau trong mỗi cuộc đời

Những cuộc đời đã giúp ta nhận ra con người và ma quỷ Để ta thêm yêu chính mình chẳng cần phải giấu che Đồng chí là anh, là em, là những bạn bè

Đang cùng nắm trong tay lời thề lý tưởng

Là thể hiện hôm qua đã trở thành một phần tổ quốc Một phần máu thịt rất riêng - chung

Thể hiện lối viết thơ như một bài văn xuôi của mình cùng cảm xúc tha thiết chân thành, Thai Sắc trong bài Vô đề có một cách thể hiện cảm hứng tự nhiên, tình yêu trong trẻo tựa thuở ban đầu. Dẫu tập thơ Đối thoại với trái tim này ra đời từ năm 1991 mà thở ấy con tim tình yêu tác giả không còn trẻ nữa nhưng rất nồng nàn da diết lãng mạn vô cùng.

Anh đưa em về trong lòng phố một đêm mưa sớm. Mưa tạnh. Vầng trăng lên. Trăng sáng mênh mang một chiếu xuống buông dầm dềnh sóng, những con sóng uống cụm mưa nhưng không bao giờ uống cạn ánh trăng thu

Nếu anh không đưa em về trong lòng phố đêm mùa thu mưa và trăng, tình yêu anh sẽ thiếu những ngọt ngào trong cay đắng…

Hoặc

Những chiếc cầu tre bắc liền hai bờ sông ngàn năm sóng cuộn về nuôi cây lúa lớn lên

Nuôi vườn thơ con thêm mượt mà hương đua sắc [40, 52].

Thật vậy, thơ tự do dẫu rằng không thể sánh cùng thơ Đường luật khi đi cân đo đong đếm trong hiệp vần thanh điệu hay niêm đối vận luật. Nhưng với cảm xúc thực sự dàn trãi trong tâm từ tình cảm kết hợp với sự phóng khoáng tự nhiên tạo điều kiện thổ lộ ý thức cá nhân cái tôi cá thể độc đáo. Sự phản ánh khái quát cao về con người, cuộc sống hay sự vật hiện tượng trong tự nhiên xã hội làm nên nét độc đáo thơ tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 60 - 64)