Vài nét về thơ tự do trong thơ Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 57 - 60)

Thơ tự do trong thơ Đồng Tháp từ 1975 đến nay chiếm số lượng rất lớn. Bởi lẽ, nếu lấy ngẫu nhiên 10 tập thơ thống kê ta thấy thơ tự do chiếm khoảng 70% số lượng bài thơ. Đơn cử như Hữu Nhân với tập Bài ca về những dòng sông có 16/29 bài; Ngọc Điệp với Bâng khuâng mùa hạ có 25/30 bài; Phan Ngọc Quang với Chuồn chuồn đi học có 26/28 bài thơ tự do; hoặc với một số tác phẩm của những nhà thơ tiêu biểu như Thai Sắc, Hữu Phước, Nguyễn Bình Yên, Lê Minh Hùng thì có số ấy lại tăng lên 20%. Đối Thoại với trái tim của Thai Sắc tỉ lệ là 35 bài tự do trên 38 bài trong tập thơ; với Nguyễn Minh Hùng là con số chênh lệch không cao 30/36 - tập Hái bên đường thơ; Hữu Phước với tập

Trăng quê, 36/36 bài thơ tự do và đây là con số tuyệt đối. Ý thức của các nhà thơ Đồng Tháp về thơ tự do trong yêu cầu cách tân khi sáng tác nó rất cao. Có thể nói đây là sự kết hợp cảm hứng cá nhân và cuộc sống bên ngoài. Hơn nữa có thể nói đấy là kết quả của sự kế thừa và sáng tạo tìm tòi của các nhà thơ tỉnh nhà

nhằm phát huy vai trò của thơ tự do trong cuộc sống con người cũng như mức độ phản ánh cuộc sống qua cái nhìn độc đáo của thơ.

Thơ tự do ở thơ Đồng Tháp cũng như thơ ở một tỉnh nào bất kỳ xét về thơ tỉnh nhà nói riêng và thơ tự do trong văn học Việt Nam nói chung. Thể theo yêu cầu của nó, thơ tự do luôn thoát ra ngoài tính quy phạm nghiệt ngã từ ngàn đời của thơ Đường luật và thơ ở Đồng Tháp rất tự do với cái tôi rất cụ thể, cụ thể như trong từng câu, từng khổ hay từng tập thơ.

Nó không ăn cắp gì của ai

cái sinh vật nhỏ mà các bà gọi là “thằng khốn nạn” Vì nghe nó là kẻ “xui” lên bao tiệm quán

Một bàn tay như que củi trâm bầu [47, 9].

hoặc ở bài Cổ tích cho thấy thơ tự do của thai sắc đã có sự kế thừa truyền thống thơ hiện đại Việt Nam. Thai sắc đã tạo đề tài và nội dung có thể giống một bài thơ nào đó, nhưng nhịp, dòng và đối rất tự do, cũng không hề có quy chuẩn nào về niêm luật hay vần điệu. Đó là sự sáng tạo ngôn ngữ thơ

Vầng trăng là nụ hôn lạc giữa trời Tôi đi tìm và không hứng được Em cũng đi tìm và không hứng được Bốn mươi năm sau

Có thể lâu hơn một chút Tình cờ vào một đêm

Tôi nhặt được một nửa vầng trăng Nhưng…

Những đôi môi già nua

Không khép nổi một nụ hôn cháy bổng [53, 47].

Nhìn chung ngoài Thai Sắc cùng các nhà thơ tên tuổi khác (và kể cả nhà thơ mới nổi đầu thập niên 10 của thế kỷ 21) vẫn có thể đóng góp cho thơ tự do bằng cách làm phong phú đề tài, đa dạng về hình ảnh, nổi bật về cái tôi cá nhân trong thơ. Như nét độc đáo trong hình thức nghệ thuật, thơ tự do rất phù hợp với việc thể hiện mọi cung bậc tình cảm vốn phức tạp lại càng tinh vi sâu sắc hơn nữa

Thật tự do

Ta vung vẩy những vật màu lên khung Sáng

Đồng lúa xanh

Mây chiều lãng đãng

Tà áo bay nụ cười khập khễnh Tuyệt vời! [34, 52]

Thơ tự do trong vườn thơ Đồng Tháp sau 1975 như đóa hoa phượng tím và rực rỡ sắc hồng, ở đây, vai trò thơ tự do không thể thiếu trong quá trình sáng tác tái tạo thơ. Người thi sĩ không thể bỏ qua thể loại này mà càng phát huy cao độ hơn nữa, tìm những nguồn cảm hứng độc đáo hơn nữa để đưa vào thơ. Họ càng có nhiệm vụ phải “săn tìm rung động” để làm ra những bài thơ mang dáng vẻ Tháp Mười đẹp nhất quê ta.

Anh còn lại những buổi chiều Những buổi chiều dáo dác kiếm tìm Những buổi chiều nhểnh cổ nhón gót

Chiều đưa vào quán nước cho thơ mồi thuốc

Cho hút dìu lên xe và đỡ đầu bằng cánh tay êm ái nhất

(Những chiều của người cô độc - Hạc Thành Hoa) Đấy là biểu trưng cho thể thơ hổn hợp hoặc thơ Đồng Tháp có hai thể thơ khác tiêu biểu cho thơ tự do là thơ hỗn hợp và thơ 5 chữ, 7 chữ và 8 chữ. Tuy thể thơ nhịp điệu mắc dòng có khác nhau về hình thức đề tài hay nội dung thể hiện nhưng vẫn được thi sĩ Đồng Tháp tìm hiểu, sáng tạo ở môi trường gần như giống nhau, thể hiện vẻ đẹp của thành phố đổi thay các tác giả tùy vào thể loại, cách cảm nhận ở phạm vi góc độ khác nhau nên có thể triển khai thành kiểu thơ khác nhau, thơ theo hình thức bậc thang, thơ như các câu văn xuôi ít vần, ít điệu đối, cân xứng.

Thành phố hiện ra

Nơi ngày xưa là cây đèn đường Em đứng bán bắp khuya Đèn hiền khô

Sáng từ thời mù u

Đèn đường thương em Lênh khênh nhị hồ

Giăng giăng giây tơ

Đây là một ví dụ cho thơ bậc thang, riêng thơ văn xuôi của Hữu Nhân như đưa thơ tự do gần với lối văn lãng mạn ý vị, ý nghĩa nhân văn cao. Ở bài Thơ cho đời - thơ cho người, Hữu Nhân viết

Những chiếc cầu treo lắc liền hai bờ sông ngàn năm sóng cuộn về nuôi cây lúa lớn lên

Nuôi vườn thơ con thêm mượt mà hương đua sắc

Thơ khoe mình đến được những đỉnh núi cao có đại thụ ngàn năm tuổi lặng mình xòe lá

Sao chẳng một lần bước ra cánh đồng sau nhà nơi mà cho ta một đời mò cua bắt ốc…[40, 52].

Thơ tự do làm cơ sở cho thơ Đồng Tháp phát triển, từ đó thơ Đồng Tháp đã tạo ra nét riêng cơ bản từ chính cái nền của thơ tự do Việt Nam lẫn đâu đó vẫn còn trùng lập về cách thức thể hiện. Nói vậy để thấy được rằng thơ Đồng Tháp luôn nằm trong dòng chảy chung của thơ đương đại Việt Nam nhưng vẫn có dòng riêng trong nguồn chảy chung ấy. Thơ Đồng Tháp vẫn có những điểm chung khi miêu tả bức tranh thiên nhiên cuộc sống, vì chiến tranh hay thay đổi xã hội, đất nước, nhưng bức tranh thiên nhiên ấy khác xa hoàn toàn khi mà mỗi địa danh, điểm du lịch, khu di tích hay cuộc sống con người, tình cảm con người Nam bộ đậm sắc thái nghĩa tình.

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 57 - 60)