Cảm hứng hồi ức trăn trở

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 49 - 52)

Đất nước Việt Nam trải qua ngàn năm Bắc thuộc và trăm năm Tây thuộc, nay được độc lập, nhân dân ấm no hạnh phúc. Đấy là thành quả của công cuộc kháng chiến trường kỳ với biết bao xương máu của nhân dân đã gửi lại chiến trường. Sau giải phóng, nước nhà xây dựng lại, đó là công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa cho cả hai miền và cũng không ít cam go thử thách, mất mát đau thương.

Dù thế nào đi nữa, một thời đã qua, cái gọi là quá khứ sẽ được nhắc lại với những kỷ niệm ngọt ngào, hồi ức khó quên đã làm nên cảm hứng sâu sắc để các nhà thơ. Quê hương Đồng Tháp cũng vậy, tất cả là một nỗi hoài niệm suy tư về tình cảm, về con người. Điều đó tạo nên cảm hứng rất riêng cho tác giả, độc giả Đồng Tháp xưa và nay.

Khi nói đến hồi ức, trăn trở suy tư tức là những điều có thể gọi là biến cố trong quá khứ, có thể tác giả là người tham gia, hoặc chứng kiến hoặc có thể qua cảm nhận con người hậu thế. Tất nhiên, vì vậy cảm hứng suy tư trăn trở hay những hồi ức cá nhân đôi khi mang đâm cảm xúc rất chủ quan của tác giả nhưng có thể xem đó là một tài liệu quan trọng là minh chứng cho cảm hứng hồi ức trăn trở.

Hữu Thỉnh, tác giả của những khúc ca đồng vọng mà trường ca Đường tới thành phố là một trong số các sáng tác độc đáo của mình về đề tài chiến tranh. Có thể xem đây là một tâm sự da diết của một người lính từng tham gia chiến đấu các chiến trường máu lửa. Viết về kí ức 1975 không chỉ một Hữu Thỉnh mà hàng ngàn thi nhân, ấy thế Đường tới thành phố là âm vang rõ nét

Đất nước năm mươi triệu người không ngủ/ Đang bóc những tờ lịch cuối cùng/ … Những mặt người như cờ đỏ mới may/ Cả thành phố biến thành trẻ nhỏ/ Bóng bay lên làm thấp những hàng cây. Hay cũng tâm sự lâng lâng niềm thương mến hân hoan ngày tự do thật sự, cả thành phố của Hữu Thỉnh thành trẻ thơ; còn cụ thể hóa niềm vui trên mặt, Nguyễn Trọng Oánh viết ở Thành phố Hồ Chí Minh

1 - 5 - 1975 đã có cùng tâm sự Một tay cầm cờ, một tay lau nước mắt/ Mẹ già bỗng trẻ lại hóa em thơ

Hơn ai hết, thi sĩ người có cảm xúc suy tư trăn trở tước khi tạo tác và gửi tâm sự hồi ức ấy đến độc giả của mình. Họ luôn làm sống lại hình ảnh một thời oanh liệt thiêng liêng của chiến tranh vệ quốc. Không như ký ức tuổi thơ vọng về của Thai Sắc trong bài Tiếng chim ngày ấy nên thơ thôn dã Nhớ quá tiếng chim ngày ấy/ Gù quanh gốc rạ tháng Mười/ Mây thắm thiết nằm trên lá cỏ/ Nghe đầy thoáng tuổi thơ trôi. Thơ của Văn Lê có cái gì thôi thúc nỗi đau xưa của người hậu thế hôm nay Mùi nhang đêm giao thừa gợi lên niềm suy tư mất mát bi thương ấy vậy mà hào hùng oanh liệt lẫy lừng Năm tháng chúng tôi đi cánh rừng xao xác lá/ Trước mặt đạn bom sau lưng cũng đạn bom/ Tiểu đoàn đôi ba trăm người hết thảy/ Còn lại năm khi về tới Sài Gòn. Những hồi ức trăn trở trong lòng tác giả Hữu Nhân là một phong cách tự sự bằng thơ, cảm hứng ấy cũng dạt dào khó tả. Viết cho ngày 30 - 4 là cả một niềm hạnh phúc lớn lao tác giả cảm nhận được Đất nước 4000 năm với hàng vạn chiến công/ Chẳng có chiến công nào sánh được với trưa nay/ Cả dân tộc không có ai là không chiến thắng/ Khúc khải hoàn ca cho tất cả mọi người [40, 43]. .

Có lẽ, song song về ký ức chiến tranh, cảm nhận suy tư thời khắc anh hùng, các tác giả Đồng Tháp cũng nghiên nhiều về ký ức tuổi thơ, tuổi học trò, tình yêu quê hương, đất nước hay ký ức thời kỳ đổi mới…

Viết cho cảm xúc suy tư tuổi học trò, Ngọc Điệp có chùm bài với nhan đề ấn tượng tuổi thơ Hoa học trò, E ấp, Tuổi học trò hay Áo trắng học trò rồi ngay cả cảm xúc trầm lặng xuyến xao không lời nào tả xiết, nỗi niềm bâng khuâng một thoáng suy tư sao mà nghe lòng lạ Mùa hoa học trò rộ nỡ/ Đỏ rực khung trời ước mơ/ Trên cao vầng mây tháng hạ/ Nghĩ gì sao cứ lững lờ/ Phượng theo em về tận ngõ/ Vương trên tà áo khép dài/ Đậy vào bờ vai, mái tóc/ Mùa hè lòng em say say…[7, 5]. Hay bài thơ E ấp, một nỗi niềm tâm sự mà lòng khó tả buổi trường tan Thơ tình anh chắc hẳn buồn xo/ Nỗi nhớ thương bốn mùa mưa nắng/ Chờ trao em nghe lòng căn dặn: bình tĩnh thôi kẻo hỏng bây giờ [7, 7]. Nét độc đáo không kém mà Ngọc Điệp gửi gắm tình cảm miên man nhớ về ngày xưa ấy là ở hoa phượng trong bài Phượng vĩ ngày xưa với câu thơ nghe tình tứ mộng mơ Lại ngắm phượng hồng rơi ngập lối/ Áo trắng sân trường điểm nét hoa/ Bỗng nhớ miên man ngày xưa ấy/ Một thời phượng vĩ đỏ rất xa [7, 18]. Tình yêu tuổi học trò với bao ký ức suy tư không làm tình người phai nhạt với thời gian dẫu thiên nhiên hoa cỏ có thay đổi vô thường. Viết về mùa thu, Trần Công Hiến nhớ lại ngày xưa mình đã đến thôn quê đầy kỉ niệm, giờ đây sự suy tư làm tác giả dạt dào cảm xúc khi mùa thu về vội vã như “những chiếc lá rơi, tôi thả bềnh bồng”.

Tôi đã đến cùng với mùa thu là cảm nhận rất riêng cho dòng tâm sự suy tư của con tim thi sĩ Tôi đã đến thế giới này cùng với mùa thu/ Dù ở quê tôi mùa thu không rõ/ Vài chiếc lá vàng rơi theo gió/ Đến bên tôi như gửi thiệp chúc mừng/ Mùa thu năm nay vẫn thế sao buồn/ Ngàn mắt lá khép ngàn đời quá vãng/ Tôi cúi hôn nỗi tận cùng năm tháng/ Buông thả mình lên cỏ tái sinh/ Những chú ểnh ương đánh thức lãng quê/ Oềnh oang dậy như đất trời của chúng…[13, 590].

Viết về quê hương, ký ức của khói đốt đồng ngày nào bỗng phụt dậy đáy lòng phớt phơ trước ánh nhìn thi sĩ, khi xa quê ai cũng nhớ về quê, Những ngọn khói đốt đồng đêm trăng - Thai Sắc là một nét suy tư ướt át lấn sang cả tâm hồn người lữ thứ xa quê. Làn khói nhẹ bay là hình ảnh xuất hiện không ít trong thơ Đồng Tháp ngoài tác giả Thai Sắc Ngờ sẽ chẳng có gì để nhớ/ Vầng trăng đi qua để lại ruộng tro tàn/ Nhưng khi ta lên rừng xuống bể/ Bỗng da diết lòng một ngọn khói đêm trăng.

Thu Nguyệt với Những trái tim lục bình vẫn không giấu được niềm tin cuộc sống khi sống xa quê ký ức cứ hiện về thành cảm hứng Chẳng phải là đâu, là tim em đó/ Những trái tim xanh từ phù sa đỏ/ Em mở ra chào đón cuộc đời/ Chẳng vội vàng em cứ nhẹ nhàng trôi/ Thời gian đứng trên đầu ngọn sóng/ Nhìn đời bằng tim em ngàn năm mơ mộng [37, 33]. Tác giả càng tha thiết với nỗi đau nhân thế khi nào nước nổi, cảm hứng dạt dào hơn khi phải trăn trở với đời. Mùa nước lũ, với Thu Nguyệt và các tác giả khác là một ký ức khó quên, đôi khi còn thắm thiết tình người vì con người Đồng Tháp giàu nghĩa tình, lúc hoạn nạn là lúc chia ngọt sẽ bùi, cùng nhau gánh vác Quê mình ở phía nước dâng/ Mưa giăng, chớp sáng buồn bâng khuâng buồn. Lê Đình Cánh và Thai Sắc cũng miêu tả tâm tư khi mùa lũ đến, tuy vậy mỗi tác giá có cách hồi ức suy tư khác nhau; có thể đây là nguồn cảm hứng không hề vơi cạn với nhiều tác giả quê nhà.

Lục bình trôi mùa nước nổi bồng bềnh/ Chìm ngập tất những gì đã mất/ Mùa nước nổi biết ai nhìn thấy đất/ Biết ai còn ngẩn mặt ngắm trời xanh [13, 411]. Đó còn là tình cảm chia sẻ của cả nước Cả Việt Nam hướng về vùng đất lũ/ Tấm lòng vàng hôm nay nhận tấm lòng vàng/ Lòng trong lũ sáng hơn vàng trong lửa/ Con tàu nhân dân đè lũ vượt lên (Nhật ký lũ 2000 - Thai Sắc). Với nhan đề gợi lên nỗi đau nhân thế, Sẹo lũ của Nguyễn Bạch Dương gợi cho những ai đã cùng chung với lũ có cái nhìn chân thật con người xúc cảm triều dâng Thăm thẳm nghiêng sông triều nước đục/ Sóng nhồi lớp lớp đảo nghiêng mưa/ Nước sông hối hả ngày đông lũ/ Cuồn cuộn triều lên ập mé bờ/ Mốt mai trận lũ dù qua biệt/ Dấu sẹo còn âm mặt đất liền [13, 430].

Với Thai Sắc, nỗi lòng hồi ức, mường tượng hay trăn trở suy tư trước Gò Tháp di tích lịch sử anh hùng với hai vị anh hùng lớn Thiên Hộ Võ Duy Dương

và Đốc Binh Nguyễn Tấn Kiều là một cảm nhận độc đáo. Vương quốc nào trầm tích nơi đây/ Thành quách, đền đài và những pho tượng đá/ Dưới đất sâu hằn lên tất cả/ Nền văn minh một thời đại con người hoặc Điều hiển hiện giữa gò cao lộng gió/ Dáng anh hùng áo vải chống xâm lăng/ Dưới đất sâu, lưỡi gươm có cựa mình thức giấc/ Hát về Đốc Binh Kiều, Thiên Hộ, Thống Linh… hoặc khổ cuối là nỗi niềm ngưỡng vọng cao xa Những ai về Gò Tháp thế kỷ sau/ Sẽ nói gì về ngày ta sinh sống/ Cái thiêng liêng muôn đời nơi cao rộng/ Chỉ bắt đầu từ những bàn tay [48, 37].

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 49 - 52)