Tiếp nối truyền thống ngợi ca của văn học thơ dân gian Đồng Tháp, văn học Đồng Tháp có nội dung ca ngợi con người và vùng đất một cách độc đáo thi vị Ai về Tịnh Thới quê ta/ Xoài ngon quýt ngọt đậm đà tình quê hoặc Muốn ăn bông súng mắm kho/ Thì về Đồng Tháp ăn cho đã thèm; hai câu thơ sau cũng phần nào ý nghĩa ngợi ca vật chất và con người ở Cao Lãnh cùng xã lị Nha Mân
Xoài nào ngon bằng xoài Cao Lãnh/ Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân. Nếu không có lòng yêu quê hương tha thiết ắt sẽ không có được vần thơ tự hào sảng khoái như vậy. Nỗi lòng ca ngợi sự đổi mới của quê hương như tấm lòng của tác giả đối với nơi mình an cư lạc nghiệp. Trước tiên phải nói đến cả thơ trữ tình cho đến văn xuôi tự sự. Những vị anh hùng tên tuổi lừng danh như Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Quang Diêu hay Thiên Hộ Dương Võ Duy Dương và Đốc Binh Nguyễn Tấn Kiều… hay ngay cả vị thân sinh cha già dân tộc Nguyễn Sinh Sắc cũng làm ngưỡng mộ biết bao đời, cả nhiều thế hệ đã tôn thờ kính cẩn những tác phẩm nhan đề thể hiện rõ tâm sự người nam nhi thời loạn lạc Cảm tác, Điếu thông linh, Tự nhủ mình - Lê Văn Chánh, hay Điếu Đốc Binh Kiều nói lên tấm lòng của hậu thế đánh giá lòng dũng cảm kiên trinh chống lại bọn xâm lược hung tàn, từ thời chống Pháp đến chống Mỹ: Lê Văn Chánh đã tự nhủ mình Tra tấn tù đày hay bắn giết/ Đố sao lay chuyển tấm gan lì. Một tác giả khuyết danh cũng ca ngợi phẩm hạnh của Đốc Binh Kiều như sau: Vì nước quên mình bởi
chữ trung/ Thương dân xá chỗ sinh buông/ Mấy năm Đồng Tháp danh vang dội/ Cọp ngóng ngoài trông, cáo hãi hùng.
Ở những câu đầu của Đồng Tháp Mười - Nguyễn Bính đã bắt đầu ca ngợi vùng đất trù phú mộc mạc này của vùng đồng bằng sông Cửu Long Bảy trăm nghìn mẫu đất/ Sớt chia bốn tỉnh miền Nam khăng khít biên thùy chùa Tháp/ Nằm trong tay trái Cửu Long Giang/ Đồng Tháp Mười/ Đồng Tháp Mười/ Bao la bát ngát. Trên nền tảng tự hào về các vị anh hùng, chúng ta không thể bỏ qua những tên trổi nổi bật một thời chống xâm lược như Trần Thị Nhượng, Nguyễn Quang Diêu hay bất kỳ một cô gái trẻ trung làm giao liên mang tin tức cho đồng đội cách mạng góp phần giải phóng quê hương như những nhân vật truyền thuyết Đồng Tháp Bà Bầy, ông Hùng Dõng, Ông Voi… Giang Nam ở Người anh hùng Đồng Tháp cũng phản ánh chân thực về con người kiên trung gan dạ Xin chào nhé mùa sen Đồng Tháp/ Sóng biển có ru giấc ngủ ân tình/ Xin chào nhé những người ta yêu nhất/ Những trái tim hồng của Tổ quốc tươi xanh. Hoặc 04 câu cuối tác giả gióng lên câu ca với ý nghĩa hào sảng vô cùng Huỳnh Việt Thanh anh còn sống mãi!/ Như một khúc nhạc hùng phơi phới/ Trong bản trường ca vĩ đại Tháp Mười/ Trong bản trường ca chiến thắng của loài người. Lòng tự hào cho ngày toàn thắng 30 - 4 - 1975, Lý Thuận Khanh đã miêu tả bằng sự xúc động tràn trề như bao tấm lòng hy sinh vì nghĩa tình đất nước. Đất của ta, trời của ta làm chủ/ Sạch bóng quân thù, cao vút ngọn cờ bay (Sa Đéc ngày giải phóng).
Vâng, bức tranh lịch sử Đồng Tháp đã từng “thấm máu anh hùng”, đề tài nghiên cứu của Nguyễn Phước Hiểu đã nhận xét như vậy [16, 58]. Tất cả đã làm nên niềm kiêu hãnh về trang sử oanh liệt khiến biết bao thi sĩ tài hoa, lãng mạn nhìn nhận một Đồng Tháp anh hùng với biết bao chiến công vang dậy. Trở lại Gò Tháp - Thai Sắc đã nâng lòng tự tôn dân tộc cùng bao nỗi niềm riêng lạ Gò Tháp/ tôi về dưới chân cỡi gió làm thơ/ Cùng Thống Linh, Đốc Binh Kiều và bao dũng sĩ/ Gọi tên niềm kiêu hãnh ngàn đời/ Bay lên cùng với lúa..
Hoặc một tâm sự như một lời mời reo vang của nhà thơ Công Đoàn đặt ngay nhan đề bài thơ Hãy đến với tôi như da diết Với vạn lời ca trên một cơ đồ/ Thiên Hộ Dương phất cờ khởi nghĩa/ Sống mãi khí hùng thiên vạn thuở/ Đốc Binh kiều mài kiếm dưới trăng [13, 462]. Phải nói rằng tấm lòng của những người con Đồng Tháp dù thời chiến hay bình vẫn một lòng hướng về nguồn cội, vẫn học hỏi và tiếp bước cho anh dẫu đó là những anh hùng vô danh viễn vọng. Như Nguyễn Khoa Điềm, tác giả trường ca Mặt đường khát vọng đã nhắc nhở ân tình Nhiều anh hùng cả anh và em điều nhớ/ Nhưng em biết không/ Có biết bao người con gái con trai/ Trong bốn nghìn năm lớp người giống ta lứa tuổi/ Họ
đã sống và chết/ Giản dị và bình tâm/ Không ai nhớ đặt tên/ Nhưng họ đã làm ra đất nước.
Học hỏi truyền thống yêu nước kiêu hùng dân tộc Việt Nam, thi sĩ Đồng Tháp đã dựng lại hình ảnh người mẹ với niềm tự hào và xúc động. Người mẹ làm giao liên cho cách mạng không ngại hiểm nguy đã có nhiều mất mát hy sinh quanh mẹ. Mùa nước lên cánh đồng thành biển cả/ Chiếc xuồng con như chiếc lá dập dềnh/ Lòng mẹ không sờn trong mưa bơm bão đạn/ Và sá gì những con sóng nhỏ nhoi [40, 29]. Nhà thơ nổi tiếng Nguyễn Duy cũng miêu tả những nghĩa trang liệt sĩ đầy xúc động vì tình cảm thân thương, nhân nghĩa tràn đầy Gởi lại Long Hưng - Nguyễn Duy đã bộc lộ tâm sự của niềm ngưỡng vọng trước anh linh các “đồng chí ngoan cường”: Có gì cháy trong bóng vườn tươi tốt/ Túp nhà ai khô xác dưới vòm cây/ Mỗi xóm ấp mỗi nghĩa trang liệt sĩ…[13, 436]
Ngoài niềm tự hào chiến tranh, Đồng Tháp còn có những địa danh trở thành ký ức mỗi ai đến đây, đó là những Gò Tháp đậm sắc màu văn hóa; Tràm Chim những cái tên lưu vào “sách đỏ”; Xẻo Quýt, Gáo Giồng với hương đồng nội khó phai hay đó là sông Tiền ngọt ngào câu hát duyên quê hoặc làng hoa Tân Quy Đông ngạt ngào hương sắc.
Thai Sắc có lẽ là một trong những nhà thơ lớn của Đồng Tháp đã ca ngợi Gò Tháp như một niềm tự hào lớn lao quê nhà Vương quốc mào trầm tích nơi đây/ Thành quách đền đài và những pho tượng đá/ Dưới đất sâu hằn lên tất cả/ Nền văn minh một thời đại con người (Ý nghĩ trước Gò Tháp). Ngợi ca anh hùng cùng sức sống tiềm tàng con người cách mạng như sen, súng giữa đồng cũng chịu chung số phận vì khói lửa chiến tranh mà vẫn nở rộp đồng Nhớ lắm em ơi!/ Những ngày gian khổ/ Bưng súng đầm sen từng che mắt hung thần/ Và khi lửa hờn căm biến thành thuốc nổ/ Sen nổ rợp đồng Gò Tháp, Quản Cung (Hoa Sen trên đất Tháp Mười - Lại Trí Huệ). Gắn với dòng thơ ca ngợi, nhiều tác giả cũng mơ màn thỏ thẻ về cánh hạc bay cao vườn tràm xanh ngắt nơi Tràm Chim bạt ngàn nghi ngút. Tình cảm ngợi ca của họ gửi vào mây gió theo ánh ban mai hay trong bóng chiều tà mơ mộng. Trần Thị Hoàng Anh với Xứ Hạc, Lê Đình Cành với Vườn chim, Hồ Thanh Điền với Hạc Tràm Chim hoặc Phan Ngọc Quang với Đàn sếu Tam Nông…đã tạo một Tràm Chim đa sắc màu và có giá trị du lịch cả trong vùng lẫn trong nước và cả du khách nước ngoài. Hạc về - Lê Chí là một ví dụ cho lòng tự hào ấy Không về trời/ Hạc trở lại cùng ta/ Mênh mông đất này Đồng Tháp. Trần Thị Hoàng Anh với ngòi bút tự hào Về Tràm Chim vớt bóng hạc trong trăng/ Đem cổ tích vào đời ông trọc/ Để em còn ngậm hoa trong giấc mơ ngà ngọc/ Vầng tráng mặt trời tinh khiết niềm tin (Xứ Hạc).
Làng hoa Tân Qui đông là một phương diện của sự phản ánh ngợi ca, có thể xem đây là “Đà Lạt 2” của Đồng Tháp quê ta. Chim bướm hoa lá làm nên vẻ tuyệt mĩ đa sắc hương và là nét tươi xinh cho niềm tự hào truyền thống Làng hoa Sa Đéc, Bạch Phần đã thổ lộ Em có cả bốn mùa hương sắc/ Rũ rê tôi lại lối vườn xuân/ Em có cả khoảng trời thơm ngát/ Với quê hương xanh biếc tình yêu
(Tân Qui Đông - Làng hoa). Thai Sắc cũng phải ngỡ ngàng Anh đến vườn hồng Sa Đéc/ Đi trong đêm ngọt sắc hương/ Như thể lạc khu rừng cấm/ Trinh nguyên chúm chím búp hường (Trước nụ hồng Sa Đéc).