Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 65 - 74)

Khi nói đến không gian trong thơ, người ta nghĩ đến ngay sự khác biệt không gian có trong truyện và tiểu thuyết. Tuy vậy, không thể phủ nhận không gian là hình thức bên trong của “hình tượng nghệ thuật” và thể hiện trong tính chỉnh thể của nó. Giả sử cũng không gian bom đạn chết chóc, có bài văn miêu tả sức ghê tợn của mất mát hy sinh nhưng có nhà văn, nhà thơ lại thi vị hóa thành những vần thơ độc đáo, câu văn lãng mạn đến tinh tế: Dây thép gai đâm nát trời chiều hoặc

O du kích nhỏ giương cao súng Thằng Mĩ lom khom bước cuối đầu Hóa ra to gan hơn béo bụng

Anh hùng đâu kể kẻ mài râu.

Tác giả của tư liệu Từ điển thuật ngữ văn học cũng cho rằng khi một thi phẩm được sáng tác, ắt hẳn phải có “xuất phát nguồn từ một không gian cụ thể nào đó được phản ánh vào ngôn ngữ hình tượng thơ, có thể đó là không gian vật thể, có thể là không gian tâm tưởng” [17, 160]. Tố Hữu đã chỉ rõ không gian tâm tưởng như hai câu thơ sau đây

Gần nhau đây mà xa biết bao nhiêu Giữa hai đứa mênh mông là biển rộng

Ngôn ngữ chỉ không gian nghệ thuật rất đa dạng và phong phú. Đó là thứ ngôn ngữ chỉ phạm vi, địa điểm, mức độ,…để giúp người đọc khám phá nét độc đáo của không gian. Trong thơ Đồng Tháp, có nhiều kiểu không gian; đó vừa là không gian của chiến tranh, không gian của cánh đông, không gian con đường, trường học, không gian gia đình, hay có thể đó là không gian sinh hoạt gia đình…Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Phước Hiểu (nhà thơ Hữu Phước), Nguyễn Thị Chính, Nguyễn Ngọc Phú, thơ Đồng Tháp có 3 kiểu không gian chính: không gian lịch sử, không gian vũ trụ thắm sắc đượm hương và không gian sinh hoạt đậm nét chân quê.

Riêng ở phạm vi đề tài này, xin liên hệ đến bốn kiểu không gian như sau: không gian chiến tranh, lịch sử; không gian thiên nhiên và những khu du lịch - di tích; không gian thành thị; cuối cùng là không gian sinh hoạt gia đình.

Ở không gian lịch sử chiến tranh, xin điểm qua một số tác phẩm tiêu biểu về cuộc chiến tranh anh dũng hào hùng gắn liền với những tên tuổi, địa danh nổi tiếng trong tỉnh. Những con người nơi ấy chưa từng phai nhòa trong tâm trí của nhân dân và nhất là các thi sĩ của Đồng Tháp, Thai Sắc, Hữu Nhân có thể nói là hai tác giả có sức khái quát tiêu biểu về chiến tranh, lịch sử. Song song đó cũng có các nhà thơ Đỗ Ký, Bảo Định Giang, Lê Minh Hùng,.. với Hữu Nhân từng ca ngợi những dòng sông nhưng đó là dòng sông của lịch sử chiến tranh thấm máu anh hùng của biết bao người chị giao liên, bác nông dân hay anh du kích đi làm cách mạng:

Sông nặng triễu phù sa

Âm thầm vun đời mình cho đất Má âm thầm bơi xuồng ngược nước

Đi tìm hình hài những đứa con sau mỗi trận càn Sông mồ côi uất nghẹn

Người vắng người thương tiễn hát sôi trào

[40, 6].

hoặc Mẹ chống xuồng vượt lộ băng sông Tài liệu gói trong lá sen lá súng Nhịp dầm khuya dưới bầy pháo sáng

Miệng bỏm bẻm nhai trầu lòng mẹ nhẹ như không

[40, 28].

Không gian chiến tranh lịch sử trở thành nét tiêu biểu bao thế hệ trước Gò Tháp cũng lắm suy tư

Gò Tháp

Tôi về dưới chân cỡi gió làm thơ

Cùng Thống Linh, Đốc Binh Kiều bao dũng sĩ Gọi tên niềm kiêu hãnh ngàn đời

Bay lên cùng với lúa (Trở lại Gò Tháp).

Nguyễn Duy lại khái quát nỗi đau chiến tranh trong không gian nghĩa trang tĩnh lặng, và luôn gợi suy nghĩ cho người thăm viếng. Nghĩa trang, nơi những người vô danh yên nghĩ vẫn có ngọn lửa hồn thiêng thắp sáng những niềm tin, lúc sống chính họ quyết tâm đánh giặc đến cùng

Có gì cháy trong bóng vườn tươi tốt Túp nhà ai khô xác dưới vòm cây

Mỗi xóm ấp mỗi nghĩa trang liệt sĩ…

[13, 436].

Không gian chiến tranh lịch sử còn là chân trời thơ mộng của “ngôi sao rạng ánh vàng” là không gian của hai miền Nam - Bắc trong ngày giải phóng thống nhất đất nước. Bằng bốn dòng thơ ngắn ngủi, Nguyễn Thị Hãnh bộc lộ không gian rộng lớn, đó là không gian tâm tưởng của những người thấy được thắng lợi oai hùng

Ngắm mãi ngôi sao rạng ánh vàng Mừng ngày giải phóng rất hân hoan Tự do độc lập giờ mới thấy

Nam quốc hòa bình dân quốc an

[13, 538].

Viết cho ngày 30 tháng 4 của Hữu Nhân là một điểm nhấn độc đáo trong cách tạo không gian nghệ thuật cho tác phẩm. Có những câu thơ với những vẻ mênh mông chạy theo chiều dài của đất nước, không gian tâm sự vui mừng vì độc lập

Đất nước không còn ai để hát bài “lời người ra đi” từ Lạng Sơn đến Cà Mau Pháo hoa đâu đâu cũng muôn hồng nghìn tím [40, 44].

hoặc

Lịch sử cả dân tộc này chẳng có niềm vui nào lớn hơn

Tôi ngỡ ngàng trước bầu trời rực màu cờ đỏ…giữa phố phường đông vui tôi trăm lần dụi mắt

Giấc mơ giữa ban ngày tôi thực giữa yêu thương [40, 45].

Tấm lòng tác giả gửi gắm vào từng nét chữ dòng thơ, tác giả òa khóc trước niềm vui khôn xiếc cảnh toàn dân hòa trong hạnh phúc thiêng liêng.

Tháng tư muôn đời rợp cờ đỏ và hoa

hay

Bài thơ này xin tặng các em tôi

Những đứa bé lớn lên trong thời vi tính hóa

Thời tất cả đang nâng niu những giọt hồng, gót son bé nhỏ

vẫn chẳng thừa lúc nào khi dạy các em biết ngàn lần cảm ơn mãi tháng tư

[40, 46].

Theo Lê Bá Hán, “không gian có vai trò cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật” [17, 160]. Quả đúng như vậy chỉ cần độc giả khám phá được không gian trong tác phẩm là phần nào thấu hiểu nghệ thuật mà thi sĩ gửi gắm vào. Như bài thơ trên của Hữu Nhân là niềm tự hào sung sướng của triệu trái tim và là niềm

khoa khát của bao người ngã xuống, có người còn đây nhưng thương tật đầy mình.

Đất nước thôi còn chiến tranh mà con má vẫn tan đàn xẻ nghé Phải xuống bể lên rừng tìm mọi cách mưu sinh

Chẳng có hang đá nào còn có thể ngủ yên

[40, 55].

Vẫn là không gian ấy, Phạm Ngọc Quang dựng lại khung cảnh khu di tích xẻo Quýt xã Mỹ Long, huyện Cao Lãnh anh hùng với 4 câu trong bài Xẻo Quýt;

tuy ngắn gọn nhưng không gian đạn bom một thời lại được tái tạo bằng cái nhìn thi vị đầy lòng người; cỏ vẫn xanh, trời càng trong hơn khi mưa mưa bom bảo đạn một thời đã qua.

Dưới trời Xẻo Quýt trong veo

Dây bòng bong quấn cho leo lòng người Cỏ nắp hầm vẫn còn tươi

Tiếng chim vọng lại một thời đạn bom [13, 851].

Đằng sau không gian lịch sử chiến tranh là không gian thiên nhiên và những di tích du lịch, nhưng phần trên ít nhiều đã nói qua di tích, Ở đây xin điểm đến một vài bài thơ mang đặc trưng dáng vẻ không gian thiên nhiên, khu du lịch…với địa danh nổi bật của quê hương thành phố Cao Lãnh, Gò Tháp, Vườn Hồng, Tràm Chim hay Gáo Giồng, Xẻo Quýt…

Tháp Mười có địa danh nổi tiếng với nhiều di tích có giá trị to lớn mà ai đến đây vào dịp rằm tháng Ba và tháng Mười một đều cảm nhận được từ Chùa, Miễu, Gò Tháp, đến đền thờ hai vị anh hung Đốc Binh Kiều - Thiên Hộ Dương, nhất là các tác giả thi ca. Gò Tháp đi vào thi ca như một quy luật của tạo hóa, không gian ấy tạo nền cho cảm hứng về di tích, lễ hội trang trọng cũng như lòng sùng kính của thập phương bá tánh. Có thể xem đây là một trong những lễ hội thường niên lớn nhất của tỉnh nhà vì thu hút hàng chục nghìn khách viếng. Hãy nghe thi sĩ Thai Sắc cảm nhận không gian thiêng liêng đậm đà màu sắc văn hóa này qua Ý nghĩa trước Gò Tháp

Vương quốc nào trầm tích nơi đây

Thành tích đền đài và những pho tượng đá Dưới đất sâu hằn lên tất cả

Nền văn minh một thời đại con người

cách cảm nhận không gian qua cái nhìn sâu lắng là sở trường của nhiều nhà thơ. Ở đây, Thai Sắc cảm nhận bằng cả sự ngưỡng vọng trước anh linh con người ngã xuống buổi thu xưa và cũng để đối sánh với ngày nay nhất là sự phồn vinh thịnh vượng của xã hội.

Gặp mênh mông biển mặn dưới đất sâu Bao chiều thu giấu mình nơi Gò Tháp

Bao chiều thu các anh hung mài gươm đánh giặc Và chiều nay sóng lúa hát vô bờ [48, 37].

Hoặc với Tô Quốc Tuấn lại cảm nhận sự thay đổi hôm nay trên đất Tháp Mười

Hôm nay về lại đất ơi

Màu xanh tận chân trời quê xưa Thương em nói mấy cho vừa

Bông sen đất Tháp bao mùa ngát hương

(Hương sen đất Tháp).

Du khách đến đây không chỉ hương sen còn có hương tràm, hương lúa. Hai thứ ấy mang lại dáng vẻ đặc trưng cho một Tháp Mười vừa anh hùng gan dạ mà còn trù phú ruộng đồng.

Nhớ lắm em ơi

Những ngày gian khổ

Bưng súng đầm sen từng che mắt hung thần Và khi lửa hờn căm biến thành thuốc nổ Sen nở rợp đồng Gò Tháp, Quản Cung

(Hương sen trên đất Tháp Mười - Lại Trí Huệ).

Gò Tháp là một trong những không gian ấn tượng, tạo cảm xúc đặc biệt, nhất là truyền thống lịch sử ngàn năm đáng tự hào của con người Đồng Tháp. Có lẽ vì vậy không gian Gò Tháp là không gian của văn hóa di tích, du lịch tạo nguồn sống cho bao tác phẩm ra đời.

Tôi về dưới chân cỡi gió làm thơ

Cùng Thống Linh - Đốc Binh Kiều và bao dũng sĩ

(Trở lại Gò Tháp - Thai Sắc).

Song song Gò Tháp ở Tháp Mười thì Xẻo Quýt, Gáo Giồng của huyện Cao Lãnh, hay Tràm Chim của huyện Tam Nông cũng có thể xem là những không gian đẹp. Nhưng ở đây nghiên hẳn về không gian tự nhiên tràn đầy hoa cỏ, thi vị và bắt mắt với bao hình ảnh động vật và thực vật tiêu biểu cho vùng đất con người

Về tràm chim vớt bóng hạc trong trăng Đem cổ tích thả vào đời ô trọc

Để em còn ngậm hoa trong giấc mơ ngà ngọc Vầng trán mặt trời tinh khiết niềm tin

Lê Đình Cánh, Hồ Thanh Điền, Phan Ngọc Quang cũng rất suy tư về vùng thiên nhiên đẹp này dẫu có nhiều điểm khác biệt

Đất lành chim đậu Ta giữ lấy đàn sếu

(Đàn sếu Tam Nông - Phan Ngọc Quang)

Xẻo Quýt, vùng đất của lịch sử chiến công ghi dấu một thời oanh liệt chống giặc ngoại xâm. Dù nơi này vẫn cỏ cây lùm bụi với rừng tràm bạc ngàn, dây bòng bong chót vót leo cao, con đường mòn nhỏ nhưng đó là chiến địa, là nơi du khảo về nguồn và là nơi du lịch của khách trong, ngoài tỉnh. Riêng những năm cuối thế kỷ 20, nơi này còn là khu du lịch đặc trưng có khách nước ngoài tham gia “tua” bằng xuồng máy đông đúc. Hiện nay, mỗi dịp lễ tết, các chi đoàn gia lưu hay chọn nơi này tập trung ôn lại truyền thống. Vậy thơ ca nói gì về Xẻo Quýt? Trần Tấn Thảo có cảm nhận chung về nơi này

Trên đường theo chiến dịch Đôi lần ghé qua đây

Tháng tư trời Xẻo Quýt

Bông tràm phơn phớt bay (Về Xẻo Quýt).

Lê Minh Hùng cũng ngất ngây khi Xẻo Quýt trở thành điểm hẹn hò cho các nhân vật trữ tình trong vai tác giả thực địa nơi này

Em dẫn lối anh đi giữa rừng tràm Xẻo Quýt

Hồn cha ông giữ đất gọi gió lên (Du lịch miệt vườn).

Có lẽ ngọn gió vi vu làm nao lòng người hậu thế, vì xương máu ông cha đã đổ xuống nơi này

Cỏ nắp hầm vẫn còn tươi

Tiếng chim vọng lại một thời đạn bom

Cũng là không gian du lịch, di tích, Gáo Giồng nổi lên như một cố nhân với bao cảm xúc người thăm viếng. Hữu Phước ghi lại cảm giác đặc biệt khi đến đây với vẻ đẹp hoa điên điển xinh xắn hoang dại, các món ẩm thực độc đáo giúp du khách có cái nhìn thân thiện với môi trường tự nhiên. Ở bài Lục bát quê mình, tác giả Hữu Phước cảm nhận được vẻ đẹp con người qua chiếc áo bà ba ngây thơ dung dị

Gáo Giồng chiu chít tiếng chim

Cánh cò rợp trắng, đào nguyên thuở nào Duyên thầm như nón quay thao

Áo bà ba mũ tai bèo che nghiên Mùa điên điển, cá linh chiên Nướng trui cá lóc lá sen đậm đà

Cơm gạo lức ngọt lòng ta

Dòng kênh mang lại phù sa đắp bồi.

Đặc điểm quê nhà luôn được phù sa dòng sông mang lại, tự nhiên hoa trái cũng đất và nước tạo nên, do vậy lời ca ngợi của tác giả Hữu Phước quả không sai và sai làm sao được khi ai đó đã đến khu du lịch sinh thái này.

Không gian thiên nhiên đẹp đủ sắc nhiều màu nhất trong thơ Đồng Tháp có thể kể đến không gian hoa kiểng. Có hai địa chỉ nổi tiếng là Vườn hoa Tân Quy Đông và Vườn hồng Sa Đéc; có không ít tác giả viết về nơi này, tất nhiên do vậy không ít tác phẩm được bắt nguồn sáng tác từ đây và các bài thơ đều có giá trị cao trong dòng thơ lãng mạn của thơ Đồng Tháp.

Em có cả bốn mùa hương sắc Rủ rê tôi lạc lối vườn xuân Em có cả khoảng trời thơm ngát

Với quê hương xanh biết tình yêu [41, 51].

Có lẽ nữ thi sĩ đã khái quát rất đúng về không gian màu sắc đặc trưng của một làng hoa kiểng vốn đã có thương hiệu cho bố mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông dẫu đó là ngày thường hay những ngày giáp tết mua bán tấp nập rộn tiếng reo ca

Rộn ràng ngày giáp tết Làng hoa góp cho đời Những niềm vui náo nức Lên xe đi muôn nơi [44, 31].

Một không gian độc đáo là sự đổi mới của nông thôn, của đô thị hóa từng vùng hay đó là của thành phố trẻ. Đô thị phát triển đời sống nhân dân thay đổi, mức sống nâng cao, cầu bê tông chắc chắn, con lộ rộng thênh thang nhiều mô tô, ô tô chạy về tận ngõ. Tác giả Đồng Tháp cũng bắt nhịp nên đi tìm hiểu sự vươn mình của tỉnh để ngợi ca. Hầu như mỗi nhà thơ đều có ít nhất vài tác phẩm phản ánh đều này, Võ Ngọc Bé như một họa sĩ hay đúng hơn là nhiếp ảnh ghi hình lại vẻ đẹp đó

Thấy em má đỏ anh thương

Bên lò nấu nhựa sửa đường xe qua Lửa hồng cười nói ngân nga

Mồ hôi thấm đá nở hoa bên đường [13, 390].

Cũng cùng xúc cảm ấy, Minh Hoàng như rộng rã trong tim, để hòa mình vào sức sống mới của quê nhà, tuy vậy vẫn thiết tha độc đáo trong từng dòng thơ, hình ảnh

Thị trấn mình chuyển phố đó em Điện sáng giăng, pháo hoa rừng rực

Cầu treo lung linh đèn lồng hồ phố cổ Soi đáy kinh trong vắt ánh sao trời Thị trấn mình choàng dậy em ơi

(Thị trấn mình hay lắm tiết xuân bay).

Không gian đổi mới là nét độc đáo trong việc sáng tạo tác phẩm, từ nhà trường, trạm xá phục vụ nhân dân báo hiệu sự đô thị hóa mạnh mẽ ở từng ngõ ngách xóm thôn.

Võ Hoa Thiếm ca ngợi bằng tác phẩm Điểm sáng giữa mênh mông “rộn ràng tâm sự”

Giữa mênh mông mưa nắng hai mùa Những điểm sáng màu vôi đã mọc Điểm sáng ấy: Nhà trường

lớp học cửa hàng trạm xá hộ sinh.. .

Nguyễn Chơn Thuần và nhiều tác giả khác tạo sức sống thôn quê thành thị, ra sức vẻ bức tranh thơ mộng trìu mến mà cũng tràn trề sức sống

Bây giờ đồng ruộng thêm vườn Lúa tăng hai vụ, cao lương xen mùa Chợ đông tấp nập bán mua

Dưới thuyền trên bến bốn mùa xôn xao!

Đặc biệt đời sống tinh thần của nhân dân cũng thay đổi trong buổi đô thị hóa, tràn ngập niềm vui cùng nhu cầu thẩm mĩ, hay nắm bắt thông tin

Điện về thắp sáng cỏ cây

Xóm thôn thịnh vượng thợ thầy an khang

hoặc Thân tre vươn đến tầng cao

Ăng ten như lược chảy vào tóc mây

(Chiều trên quê mới - Nguyễn Chơn Thuần). Độc đáo không kém khi miêu tả niềm vui xuân về tết đến

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 65 - 74)