Nhà thơ Hữu Nhân

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 118 - 125)

3.3.1. Những nét chính trong cuộc đời, con người, thơ ca

Nhà thơ Hữu Nhân tên thật là Nguyễn Hữu Nhân, có bút danh khác là Nguyên Vũ. Hữu Nhân sinh ngày 11/03/1968, quê quán ở xã Hòa An, Thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, tác giả học lên đại học Luật và sau đó học tiếp đại học Báo chí và giờ đây có đến hai bằng Cử nhân Luật và cử nhân Báo chí. Tác giảHữu Nhân hiện đang công tác tại Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Tháp, là Trưởng Phân hội Văn học - Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Tháp. Tác giả được tặng nhiều giải thưởng cao quý về thơ nhất là trong cuộc thi tuyên truyền Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nhà thơđược tặng thưởng với chùm thơ ba bài viết về Bác Hồ gồm: Miền Nam chúng con luôn bên Người, Thưa Bác - chúng con luôn sẵn sàng và Người là niềm tin tất thắng.

Quá trình công tác của Hữu Nhân cũng gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể. Tác giả là Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Tháp từ năm 1989 đến nay, cũng là Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam năm 2010.

Thơ Hữu Nhân luôn mang nỗi niềm sâu thẳm tình người của lòng mình với nhiều suy tư, trăn trở, có khi ray rức, yêu thương, khi thì đau đáu trước mênh mông đồng ruộng quê làng. Đặc biệt, thường gắn chặt trong đó

hình ảnh một người mẹ luôn khắc khoải, lo âu chật vật nơi quê nhà nhưng thủy chung đôn hậu.

Tác giả biết làm thơ từ khi còn học trung học, tuy nhiên thật sự ra mắt tập thơ đầu tiên vào năm 2000. Với tập thơ Khúc đồng vọng xuất bản năm 2000 (Hội Văn học nghệ thuật Đồng Tháp) tác giả đã để lại một cái nhìn đa diện về tình yêu, quê hương, được viết từ năm 1983 đến 1999. Riêng tập thơ Bài ca về những dòng sông xuất bản năm 2005 (Hội Văn học nghệ thuật Đồng Tháp) cũng với cảm hứng chủ đạo là quê hương. Tập thơ này có nhiều bài mang tính trữ tình chính luận và sử thi của một dân tộc anh hùng âm vang khí thế muôn dân.

Về quan điểm sáng tác của Hữu Nhân, nhà thơ cho rằng, thơ không viết cho đời và cho người thì không phải là thơ, những quan điểm chính thống này được thể hiện trong bài Thơ cho đời - Thơ cho Người. Có thề nói Hữu Nhân là một trong những nhà thơ có phong cách sáng tác độc đáo. Ở giai đoạn đầu thuần túy về trữ tình, đặc biệt là lục bát dựa trên chất liệu ca dao. Giai đoạn sau là trữ tình chính trị. Hữu Nhân là nhà thơ có đóng góp rất lớn cho sự phát triển thơ Đồng Tháp đương đại. Nhà thơ luôn phát hiện và động viên cho các tác giả để hình thành nên một lực lượng sáng tác trẻ của Đồng Tháp như Minh Hoàng, Nguyễn Giang San, Lê Minh Chánh, Nguyễn Hòa Hiệp, Nguyễn Văn Nghiêm, Thanh Bình, Đồng Dao, Kim Thắm, Thanh Nguyên, Chiêu Linh, Phan Thanh… Điều này đã góp phần tạo ra một dòng thơ riêng của Đồng Tháp và một phần của khu vực khi hướng thơ ca đến tính lãng mạn của sử thi.

3.3.2. Hữu Nhân với “Bài ca về những dòng sông”

Nếu Thai Sắc với Đối thoại với trái tim là một tâm hồn đa cảm, Đỗ Ký với cảm hứng dạt dào sắc nét làng quê thì Hữu Nhân cũng dâng trào cảm xúc với dòng sông lịch sử. Bài ca về những dòng sông là điệp khúc của chiến tranh, là ký ức hào hùng một thời còn đọng lại qua hồn thơ đậm chất sử thi của Hữu Nhân, tất nhiên còn đâu đó hình bóng vất vả đau thương mà luôn với ý chí một lòng Rũ bùn đứng dậy sáng lòa hoặc cụ thể hơn nữa Thưa Bác, chúng con xin sẵn sàng. Chiến tranh đi qua, đạn bom còn sót lại, mất mát vẫn viễn lưu, tình người nhân hậu vẫn còn vang dậy mảnh đất Đồng Tháp hào hùng, kiên dũng. Có thể nói, tập thơ này đã được tác giả Hữu Nhân thai nghén từ một lòng yêu quê da diết, kính Bác vô cùng. Tất cả hầu như các bài thơ vẫn phản phất chiến tranh, vẫn hào khí hùng hồn một thời lửa đạn dù cho bài thơ đó có viết về bạn, về chị hay về cha về mẹ. Tình yêu quê da diết, nỗi day dứt không nguôi đã làm nên cuộc đời lý tưởng của người chiến sĩ cách mạng. Hơn thế, chính hình ảnh người cách mạng ngày nào đã khơi nguồn thi ca để Hữu Nhân sáng tác. Bài ca về

những dòng sông trong tập thơ cùng tên đã để lại dấu ấn khó phai trong lòng người đọc vì chùm thơ 4 bài ca ngợi sự hào hùng đậm chất sử thi

Có phải sông đã hẹn hò nhau Từ ngàn năm về trước

Cho người đi mở nước

Dang đôi cánh tay trần [40, 5].

hoặc càng thắm thiết tình đời, tình người hơn khi tình yêu thủy chung son sắt của bố, mẹ, anh em vững như vàng đá không phai

Mẹ chờ ba thủy chung suốt hai mùa chinh chiến Sông lớn ròng chở thương nhớ gần xa

Em chờ anh dọc chiều dài biên giới

Sông chảy qua vòng tay bạn bè mang nhịp thở tim anh [40, 5].

Chất sử thi càng đậm đà hương vị ở bài thứ hai trong chùm 4 bài của tác phẩm này Sông nặng trĩu phù sa

Âm thầm vun đời mình cho đất Má âm thầm bơi xuồng ngược nước

Tìm lại hình hài của những đứa con sau mỗi trận càn.

Bài thơ Tôi lớn lên trên cánh đồng này là một khúc hát âm vang ngợi ca, sự ngợi ca toát lên từng phương diện của cuộc đời, đó là vùng đất và con người mang chất sử thi

Những câu hát ru gọi lúa kéo nhau về Gọi bạn gọi bè

Gọi cây gọi trái Gọi con gái con trai

Í ới rủ nhau ra đồng mò cua bắt ốc Gọi người chờ người đợi

Những đứa con thắng trận trở về gọi mẹ anh hùng - mẹ kính yêu ơi [40, 9].

Có thể nói, hình ảnh người mẹ Việt Nam anh hùng là khá tiêu biểu trong tiến trình sáng tác không chỉ Hữu Nhân mà ngay cả Thai Sắc, hoặc các nhà thơ khác, có lẽ ngoài cái gọi là Lòng mẹ bao la như biển thái bình còn là hình bóng của sự kiên trung anh dũng mà nghĩa tình là trên cả

Nơi mẹ tôi khom lưng che bớt nắng Cho cây mạ đầu mùa rẽ nhánh xanh non

Cũng nói về mẹ, bài thơ Người mẹ giao liên là biểu trưng cho sức chiến đấu quật cường của người cách mạng Nam bộ góp phần không nhỏ vào chiến công hiển hách quê nhà.

Tài liệu gói trong lá sen lá súng Nhịp dầm khua dưới bầy pháo sáng

Miệng bỏm bẻm nhai trầu lòng mẹ nhẹ như không

hay càng xót xa hơn vì lòng người mẹ cứ đau như cắt

Có những đêm công đồn đánh địch Xuồng giao liên theo tiếp thương tải đạn Xong trận rồi nhìn các con nằm xuống Lỏng tay dầm lòng mẹ rưng rưng [40, 28].

Tác giả Hữu Nhân đã thay nhân dân, thay cho cả tỉnh nhà Đồng Tháp tạc tượng Mẹ bằng chất liệu thi ca - chất liệu khó phai nhòa theo năm tháng đến đời cháu con và cho cả đời sau.

Một đời giao liên - một đời tần tảo

Mẹ vẫn còn nặng lòng cho thế hệ mai sau Xin được tạc tượng đài mẹ tôi ngày ấy Với cây sào con vít cả một trời sao.

Tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng vụt qua bao mưa bơm bão đạn có lẽ các nhà điều khắc đã làm, vậy mà tác giả Hữu Nhân đã tạo dựng lại bằng thơ thi vị mà đậm chất sử thi, chắc chắn rằng đây là biểu tượng đẹp để mọi người cùng nối bước noi theo.

Viết về vẻ đẹp hào hùng của quê hương, ngoài các bài đã trích dẫn, tập thơ này còn nhiều lắm các bài thơ mang chủ đề ngợi ca, đó là niềm tự hào trước đổi mới quê hương ngùn ngụt những chiến công oanh liệt. Một số tác phẩm đậm chất sử thi bởi những câu thơ chất chứa bao tình cảm mặn nồng của Đảng, của Bác và càng sâu sắc tình đồng chí, đồng đội. Bài thơ Khi ta gọi nhau là đồng chí, Bạn tôi, Viết cho ngày 30 tháng 4, Nắng Ba Đình - Nắng Việt Nam và cả

Thưa Bác, chúng con luôn sẵn sàng…là tất cả niềm tin yêu, sự lạc quan vào nhân dân vào cách mạng. Đấy là điều kiện tiên quyết làm nên chất thơ hùng hồn, sâu lắng

Trước Đảng kỳ và tượng Bác thiêng liêng Ta ngẩn mặt nhìn trời và gọi nhau đồng chí Hồn ta rộng đến tưởng chừng không thể Bao tin yêu ta nhận hết về mình [40, 14].

Những câu thơ cuối của bài Miền Nam chúng con luôn bên Người như gõ vào con tim người đọc từng nhịp đập tự hào da diết

Bác xa rồi! Miền Nam luôn bên Bác, Bác ơi

Như Bác vẫn ở bên chúng con những ngày gian khổ nhất Và thư Bác! Miền Nam luôn có mặt

Trong trái tim Người đã nhập vào hồn Tổ quốc thiêng liêng [40, 42].

Tác giả gọi là hồn Tổ quốc thiêng liêng vì bóng hình của Bác, của Đảng, của miền Nam ruột thịt luôn ẩn chứa trong mỗi linh hồn của dòng sông, cành cây ngọn cỏ và càng độc đáo hơn khi điều đó đã hòa nhập vào mỗi hồn quê dân tộc trong niềm tự hào xen khúc hát hân hoan thắng trận. Viết cho ngày 30 tháng 4 là đóng góp to lớn cho kiểu sáng tác ngợi ca đậm âm vang sử thi. Bài thơ là một chùm ba bài thơ hội tụ 3 “dáng vẻ Việt Nam” khác nhau hoàn toàn và dù ở khía cạnh nào vẫn có niềm tin tất thắng Những đoàn quân ùn ùn kéo nhau ra tuyền tuyến/ Giờ đã trở về đây trọn vẹn yêu thương trong vòng tay những người mẹ anh hùng. Quả đúng như tên tập thơ nhắn nhở, có bài ca nào vang dậy bằng bài ca cho hồn núi dáng sông

Lịch sử cả dân tộc này chẳng có niềm vui nào lớn hơn Tôi ngỡ ngàng trước bầu trời rực màu cờ đỏ

Nhưng vẫn đủ hiểu đó là máu xương của bốn nghìn lớp Người Đang hội tụ thiêng liêng trong ngày vui của non sông

vĩnh hằng thống nhất [40, 45].

Hoặc đó là những câu thơ đầu của khúc sông thơ thứ 3 đã khắc họa nét đẹp miền Nam nói riêng và Đồng Tháp nói chung đã một lòng chung sức rực cờ hoa tươi thắm cho ngày nay. Chỉ đọc 2 câu thơ ta đã thấy rõ tinh thần của ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.

Tôi có ba mươi lần cầm hoa và cờ đỏ

Đi giữa phố phường choáng ngợp nắng tháng tư Choáng ngợp những đổi thay chừng như thể lớn hơn

Cả những thay đổi của các vương triều hoàng kim xưa cộng lại

Khác với dòng sông xanh mượt mà dáng vẻ của các nhà thơ Đồng Tháp, dòng sông trong thơ Hữu Nhân luôn mang trong mình kỳ tích, cái kỳ tích ấy là cả một nỗi niềm cổ kính thiêng liêng. Đó còn là dòng sông của khát vọng tự do

cho muôn thuở muôn đời

Đất nước đã có những mùa thu rực lửa Để giữa hôm nay Ba Đình mêng mang nắng Vĩnh hằng một quầng sáng chói ngời

Truyền cho ngàn đời sau

Ngọn lửa KHÁT VỌNG TỰ DO [40, 51].

Điểm nhấn độc đáo của tâp thơ Bài ca về những dòng sông là tư tưởng tiến bộ, vươn xa của tương lai tươi đẹp mà chính chủ thể nhà thơ là người hiểu rõ nhất về sự vận động của non sông đất nước. Có lẽ Bài ca về những dòng sông mãi xanh màu xanh kỷ niệm, màu trắng của ký ức hào hùng và mãi mãi là

màu của tình yêu quê hương đất nước, cao hơn thế đó là lời ngân vang của thơ Hữu Nhân!

Rằng con sông này sẽ sánh vai với anh em bè bạn Thỏa lòng Bác ước mong

Thưa bác, chúng con luôn sẵn sàng

(Thưa Bác, chúng con luôn sẵn sàng!).

Cốt cách người thi sĩ là xuất phát từ cảm hứng ngợi ca mà làm cho dòng sông kia mang dấu ấn anh hùng thời đại, dù còn có nhiều vết tích trên sông nhưng tất cả đến với Hữu Nhân đều trở thành dòng sông bất diệt. Người đọc càng thấm thía tư tưởng mà tác giả gởi gắm lời ngợi ca qua hình thức thơ tự do cách ngắt dòng phóng túng, chính thi sĩ làm nên thành tinh thần cách mạng trong thơ ca cách tân thời hiện đại sao cho thơ Đồng Tháp là thơ của dòng sông anh hùng, kiên dũng.

Nhân tiện nói về bài thơ mang nhiêu suy tư về quan điểm nghệ thuật ở bài Thơ cho đời - thơ cho người

Hữu Nhân là tác giả thơ khá nổi tiếng ở Đồng Tháp với nhiều giải thưởng có giá trị cao kể cả trong vùng và quốc gia. Thơ Hữu Nhân là dòng cảm xúc rất riêng của người luôn trầm mặc, suy tư day dứt cuộc đời; Ở bài nào cũng vậy, đặc biệt là các tác phẩm trong tập thơ Bài ca về những dòng sông. Ở đây, bằng sự trải nghiệm lí thú về cuộc sống hiện đại, tác giả khắc họa bức chân dung của con người, quê hương bằng ngòi bút điêu luyện tinh tế như được mài giũa thành sắc bén - tinh vi.

Điều đáng quan tâm hơn hết ở tập thơ Bài ca về những dòng sông là hình ảnh bóng cây, dáng núi, tấm lòng nhân hậu của con sông bao la, của đất nước nặng tình mà anh dũng kiên trung. Những bài thơ viết về cách mạng như Bài ca về những dòng sông, Tôi lớn lên trên cánh đồng này, Bên những trang chiều, Khi ta gọi nhau là đồng chí, Người mẹ giao liên, Miền Nam cùng con luôn bên người, Viết cho ngày 30 - 4…đã thể hiện rõ điều đó. Khó ai có thể phủ nhận khi tìm đến tập thơ này với đặc điểm đậm đà chất sử thi anh hùng, bởi nếu không ca ngợi đất nước hào hùng, nhân dân anh dũng thì đó cũng là những người lính, người giao liên cách mạng hay cũng là Đảng, là người cha già dân tộc. Mà ở đó, bài Thơ cho đời - thơ cho người lại mang âm hưởng ấy.

Bài thơ Thơ cho đời - thơ cho người là tác phẩm khá tiêu biểu của tập thơ

Bài ca về những dòng sông đậm chất sử thi. Đây là bài thơ bao gồm 4 bài hội tụ nhiều chủ đề khác nhau qua cách cảm nhận khá phong phú; hơn thế, ở đó có mang quan niệm về con người, cuộc đời, về sáng tác thơ ca…Ấy vậy, dù ở bài nào trong chùm 4 bài này, Hữu Nhân vẫn suy tư trăn trở, niềm riêng trăn trở ấy

như báo hiệu nỗi đau đời của nhà thơ có nhân tâm vì người, vì đời. Ta có thể cảm nhận chung qua từng đề tài lớn tương đương một bài trong chùm 4 bài này. Bài một, nét riêng trong ngợi ca đất nước anh hùng; bài hai, quan niệm tác giả về nghiệp thơ; bài ba, cái nhìn đời qua con mắt chiêm nghiệm và bài bốn, hình bóng làng quê với khát khao tương lai đổi mới.

Ở bài một, Hữu Nhân đã khắc hoạ hình bóng đất nước qua những năm dài gian khổ. Những năm cả dân tộc phải buộc bụng thắt lưng…chúng tôi lớn lên đất nước đã có đầy những bài thơ viết dọc theo con đường đánh giặc hoặc

Những năm cả dân tộc đâu đâu cùng hậu phương

đâu đâu cũng tiền tuyến [40, 52].

Cảm nhận oai hùng của dân tộc qua các triều đại của lịch sử đã trở thành thiêng liêng bất tử. Cảm xúc tác giả như trải dài theo ký ức trôi xuôi, vì vậy câu thơ Hữu Nhân chỉ ngắt dòng chứ chưa kết thúc:

Những chiến công của thời đại Đinh, Lý, Trần, Lê kết tinh thành thời đại Hồ Chí Minh bất diệt

để nắng Ba Đình muôn đời sắc gấm hoa trên sông núi thiêng liêng [40, 53].

Quan niệm về thơ của Hữu Nhân có sự kế thừa cách sáng tác thi phẩm các nhà thơ thời trước. Nhưng điểm mới trong tư tưởng thơ Hữu Nhân là ở bài thơ này. Thơ, theo tác giả phải gắn liền cuộc đời và con người, gắn với cánh đồng trĩu hạt, gắn với nỗi đau mùa lũ hay nỗi khổ mất mùa vì lúa lép, hoa trái quăn

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 118 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w