Mỗi tác phẩm văn học có hai yếu tố cấu thành đó là nội dung ý nghĩa và hình thức nghệ thuật mà chúng là hai thực thể cần thiết làm nên giá trị tác phẩm. Không có tác phẩm nào chỉ đơn thuần có nội dung hoặc ngược lại. Đôi khi trong một khổ của tác phẩm thơ cũng đã hội tụ hai yếu tố đó
Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc
Hai ta ở hai đầu công tác
Biết bao giờ trở lại vườn xưa (Mảnh vườn xưa - Tế Hanh) Ở đây nhân vật trữ tình không hiện hữu mà thông qua hình ảnh người mẹ ai cũng hiểu rằng tấm lòng hiếu thảo yêu quê của người con đang xa xứ. Đó là nội dung ý nghĩa; các hình thức nghệ thuật như không gian, thời gian ở khổ này phần nào tái hiện được chiều dài trong thời gian trong tâm tưởng da diết nỗi nhớ quê hương và cao hơn biện pháp dùng hình ảnh đối lập cây mỗi ngày mỗi xanh, bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc tạo cảm xúc cho đọc giả về không gian mảnh vườn cây cối và thời gian trôi đi qua tóc bạc trên mái đầu của mẹ.
Vậy, không gian và thời gian trong thơ là một trong những yếu tố nghệ thuật không thể thiếu gần như trong mỗi thi phẩm. Thơ Đồng Tháp cũng tiếp thu tinh hoa thơ ca Việt Nam tạo được cung bậc tình cảm qua không gian và thời gian nghệ thuật. Chính không gian, thời gian tạo nên sức mạnh của tác phẩm thi ca. Ngược lại với thơ, sức mạnh tạo cảm xúc văn xuôi thể hiện ở tình huống truyện, nhân vật, tình tiết. Đây cũng là hai yếu tố có thể xem là phương tiện phục vụ đắc lực cho thi sĩ giải bài cảm xúc, bộc lộ suy tư trăn trở.