Khái lược về thơ tự do

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 55 - 57)

Theo nhóm giáo sư Lê Bá Hán - Trần Đình Sử trong Từ điển thuật ngữ văn học, thơ tự do là thơ có hình thức cơ bản khác với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các qui tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm đối…và là loại căn bản có phân dòng rồi xếp song song thành hàng, thành khổ. Thơ tự do là thơ phân dòng nhưng không có thể thức nhất định và có thể mở rộng câu thơ, kéo dài câu thơ thành hàng chục tiếng hoặc xen kẻ câu dài ngắn khác nhau” [17, 318-319]. Bài thơ Tình già của Phan Khôi, Đất nước của Nguyễn Đình Thi,

Hoan hô chiến sĩ điện biên của Tố Hữu hoặc Mưa của Trần Đăng Khoa là những ví dụ cơ bản.

Thơ tự do còn có thể gọi là thơ mới, ra đời trong quá trình hiện đại hóa thơ ca giai đoạn 1932 - 1945 (còn gọi là phong trào thơ mới) và đạt nhiều thành tựu rực rỡ. Đây là một loại thơ khác xa với thơ cách luật (thơ luật Đường) vì đã thoát ra ngoài quy phạm khắc khác của thơ của thơ Đường luật, tất cả những niêm luật, vần, nhịp, đối đều rất tự do. Có lẽ theo yêu cầu thời đại, thơ tự do

xuất hiện để thích ứng với tâm tư nguyện vọng và cũng theo kịp phát triển của xã hội tân thời mà thơ trung đại không còn phù hợp trong thời buổi bấy giờ.

Thơ tự do được hiểu đúng nghĩa là sự giải thoát mọi ràng buộc của cái cũ, trong đó có ràng buộc về ngữ âm hoặc ngữ nghĩa. Có nghĩa là ngôn từ thi ca có khả năng tạo ra một hệ hình ngữ pháp âm thanh hoặc ngữ pháp ngữ nghĩa hoàn toàn mới.Thơ tự do không hạn định theo số câu số tiếng miễn sao tạo cảm hứng dâng trào theo dòng cảm xúc mãnh liệt của nhân vật trữ tình và cứ trải theo dòng cảm xúc ấy, dòng thơ xuất hiện. Có thể xem bài Tình già của Phan Khôi là một phát súng báo hiệu cho sự ra đời thơ tự do. Tản Đà ngày nào cũng gửi gắm tâm sự qua hai câu

Nếu không phá cách vút điệu luật Thì sẽ khó cho thiên hạ đến bao giờ.

Phan Khôi gửi gắm tiếng lòng qua những dòng thơ mới cách xa quy luật vốn có thơ cũ - thơ Đường luật.

Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa

Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ, hai mái đầu xanh kề nhau than thở Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng, mà lấy nhau hẳn đã không đặng Để đến nỗi tình trước phụ sau, chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau!

Người ta có thể nhầm lẫn thơ tự do và các thể thơ năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng vì tính năng phóng khoáng tự do của thể thơ này. Tuy nhiên đó là cách hiểu theo các nhà nghiên cứu giai đoạn đầu khi thơ mới xuất hiện. Nhưng sau này, khi lí luận nghiên cứu thơ ca phát triển thì những thi phẩm có cách hiệp vần (như các tác phẩm sau) không được xem là thơ tự do, trái lại, đó là thơ cách luật

Thơ 5 tiếng được các nhà thơ đặc biệt chú ý, Tình ca ban mai Chế Lan Viên cũng là một ví dụ cho cách so sánh hiện thực để nâng lên thành phản ánh cuộc sống độc đáo, xúc cảm vô cùng. Tuy nhiên, cách gieo vần như “hết” và “biết” trong các câu thơ sau lại không thể xem bài này là thơ tự do

Em đi, như chiều đi Gọi chim vườn bay hết Em về tựa mai về Rừng non xanh lộc biết Em ở trời trưa ở

Nắng sáng màu xanh che Tình em như sao khuya Rải hạt vàng chi chít Sợ gì chim bay đi

Tình ta như lộc biết Gọi ban mai lại về…

Còn thơ 7 tiếng hay 8 tiếng cũng tương tự vậy? Trong bài thơ Trở về quê nội - Lê Anh Xuân như trở lại con đường tình yêu đầy lãng mạn với vầng thơ trong sáng tự nhiên, phóng khoáng và thanh thoát tựa thể thơ tự do vậy

Em ơi! Sao tóc em thơm vậy Hay em vừa đi ra vườn sầu riêng Ta yêu giọng em cười trong trẻo Ngọt ngào như nước dừa xiêm Yêu dáng em đi qua cầu tre lắc lẻo Diệu dàng như những nàng tiên Em là du kích, em là giao liên Em chính là quê hương ta đó

Mười một năm rồi ta nhớ ta thương.

Như vậy, thơ tự do, như thế vẫn có hạt nhân thi pháp của nó chứ không hoàn toàn tự do tùy tiện. Không đơn giản là tự do hình thức với lượng câu chữ dài ngắn khác nhau mà quan trọng hơn là tự do ở chất lượng biểu đạt: một nỗ lực thoát ra khỏi cơ chế tự động (hay thói quen) của ngôn ngữ tự nhiên và cả cơ chế tự động về âm luật của các thể thơ truyền thống. Các thể thơ Việt nam rất đa dạng và phong phú: Năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi,…Chúng vừa tiếp nối luật thơ trong thơ truyền thống, vừa có sự cách tân độc đáo để thích ứng với yêu cầu thời đại.

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 55 - 57)