Nhà thơ Ngọc Điệp

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 125 - 131)

3.4.1. Những nét chính trong cuộc đời, con người, thơ ca

Nhà thơ Ngọc Điệp tên thật Võ Thị Điệp sinh ngày 15/3/1966, quê quán ở Long Chánh, tỉnh Tiền Giang. Hiện nay đang ở khóm Mỹ Thuận, thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp và tác giả đang công tác ở trường Trung học phổ thông Cao Lãnh I. Ngọc Điệp là giáo viên có nhiều năm tâm huyết với nghề. Dù ở cương vị nào, cô vẫn hoạt động hết mình vì sự nghiệp giáo dục và từng giữ nhiều chức vụ khác nhau trong đơn vị: Đảng uỷ viên Đảng bộ trường, Bí thư Chi Bộ, Uỷ viên Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Uỷ viên Hội khuyến học của trường.

Nhà thơ từng học nhiều chuyên ngành khác nhau, có nhiều bằng cấp như Đại học Nông nghiệp, cử nhân sinh học, từng học báo chí, nghệ thuật thư pháp… chứng tỏ nhà thơ cũng là nữ sĩ đa tài.

Gia đình có sáu anh chị em, nhưng có đến năm người theo nghiệp nhà giáo, dẫu nghề sư phạm có mức sống kinh tế bình thường, ổn định không giàu như bao nghề khác. Tác giả luôn sống chan hoà, nghĩa tình, giúp đỡ đồng nghiệp và nhất là học sinh thân yêu của mái trường phổ thông. Với nữ sĩ, đời học sinh và hình bóng mái trường là ký ức - hình ảnh đẹp trong đời người.

Về con đường sự nghiệp thơ ca của tác giả, nhà thơ đã in một tập thơ

Bâng khuâng mùa hạ (1999). Ở tập thơ này, chủ yếu viết về đề tài tuổi học trò và người mẹ. Đây là tập thơ đầu tay của tác giả, đến nay vẫn chưa có ý định in thêm dầu vẫn còn sáng tác thi phẩm được đăng trên các trang báo trong và ngoài tỉnh. Có thể xem tập thơ Bâng khuâng mùa hạ là sáng tác độc đáo bởi tính hồn nhiên vui vẻ của tuổi mới lớn mà cũng ý vị sâu sắc trong cách nghĩ, cách làm, nhất là tấm lòng hiếu thảo với người bà, người mẹ - những người phụ nữ suốt đời vì gia đình, vì chồng con và cuộc sống.

Tác giả là người luôn giản dị, khiêm tốn, cho mình là sáng tác nghiệp dư, viết theo ngẫu hứng cảm xúc hay viết không đều tay. Tuy nhiên, qua nghiên cứu và khảo sát tập thơ cho thấy, tác giả thiên về lối viết nghiêm túc, trong sáng và

chân thật. Vì vậy trong quan niệm viết, bắt buộc người viết không được cẩu thả, phóng túng, tuỳ tiện… làm nên cái tâm trong sáng, ý vị nghĩa tình dẫu ở thể loại thơ hay truyện ngắn.

Ngọc Điệp được kết nạp Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Tháp và là phân hội trưởng phân hội thơ văn Hội Văn học Nghệ thuật huyện Cao Lãnh. Tác giả cũng có nhiều tác phẩm được in trên Báo Văn Nghệ Đồng Tháp của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh và Tập san Bông Súng Đỏ của HộiVăn học Nghệ thuật huyện Cao Lãnh nhiều năm nay. Hiện tác giả là chủ nhiệm Câu lạc bộ sáng tác thơ văn của trường Trung học phổ thông Cao Lãnh I. Câu lạc bộ ra đời từ 2008, đến nay đã phát động giáo viên trong đơn vị và học sinh nhà trường tham gia sáng tác, in ấn, cho ra mắt, lưu hành nội bộ nhiều số Tập san Văn nghệ học đường.

Nhà thơ Ngọc Điệp là người có tinh thần cầu tiến học hỏi tự vươn lên trong nghề nghiệp và trong cuộc sống. Đây là mẫu gương cho những nhà thơ trẻ noi theo. Đặc biệt quan điểm sáng tác của tác giả có thể xem là tâm điểm của mọi chuẩn mực mà lớp trẻ cầm bút cần có, góp phần cho thơ Đồng Tháp phát triển bền vững ở tương lai.

Do vừa là giáo viên trường phổ thông vừa hoạt động trong lĩnh vực thơ ca nên có nhiều bộn bề lo toan. Nhưng với cá tính, suy nghĩ cùng chất văn chương vốn có của mình, nhà thơ Ngọc Điệp vẫn sáng lung linh như ánh đèn buổi rạng và sẽ mãi mãi là ngọn đuốc sáng soi đường cho lớp trẻ mai sau. Hơn thế nữa, ắt hẳn ngòi bút của thi sĩ đa tài, đa tình này chưa hẳn dừng lại ở tập thơ Bâng Khuâng muu hạ vì một lý do nào cho dù đôi khi ai đó cứ cho cạn nguồn cảm hứng.

Vâng, với lòng nhiệt huyết của người cô, của nhà thơ Đồng Tháp nồng nàn, tha thiết, tâm sự trào dâng sẽ là may mắn của bao học trò bao đọc giả. Tập thơ Bâng khuâng mùa hạ sẽ mãi ở trong trái tim của bao người yêu thơ.

3.4.2. Ngọc Điệp cùng “Bâng khuâng mùa hạ”

Ngọc Điệp, nữ sĩ khá tiêu biểu của thơ Đồng Tháp với ánh nhìn vẻ đẹp mộng mơ của tuổi học trò được đọc giả đánh giá cao. Tuổi học trò với mỗi người là một ký ức đẹp khó phai của một thời áo trắng, thời của cánh phượng vĩ, xác bướm ép đầy trong trang vở. Có lẽ tác giả là nữ sinh lắm mơ nhiều mộng nên tâm hồn tràn đầy cảm hứng, tức cảnh sinh tình rồi ngày càng nhiều kỷ niệm nên đã không ít lần xuất khẩu thành thơ và rồi để lại cho cây đời thơ Đồng Tháp một nhành hoa tươi thắm trong mùa hạ yêu thương. Ở tập thơ này, tác giả trải lòng một cách chân tình thắm thiết cùng ghế đá, sân trường với hàng phượng vĩ xinh xắn, với tà áo dài tha thước, ánh mắt nhìn màu hồng thắm của tuổi xuân thì

Mùa hoa học trò rộ nỡ Đỏ rực khung trời ước mơ Trên cao vầng mây tháng hạ

Nghĩ gì, sao cứ lững lờ? (Hoa học trò)

Đó là khát vọng cho tương lai tươi sáng - nhiều viễn cảnh xa xâm sau cái thuở học đường đượm màu sác nắng

Màu hoa học trò rực rỡ Hồn nhiên tuổi mới mộng mơ Làm hồng thêm trang nhật ký Em nghe ước vọng đang chờ [7, 5]

Nét duyên dáng mượt mà của chiếc áo dài nữ sinh dưới sân trường khoe sắc thắm hòa vào tình bạn thưở ban sơ càng e ấp kiêu kì càng làm đời học trò càng lắm khát vọng yêu đương. Buổi ấy, mối tình đầu được xem là nhiều kỉ niệm và ảnh hưởng lâu dài đến chủ thể tình yêu, nó là ký ức khó phai ngay cả nam sinh lẫn nữ sinh. Tác giả đã lưu giữ lại kỷ niệm ấy qua từng dòng lưu bút ngày xanh, nỗi niềm lưu luyến ấy càng đẹp hơn khi mà sự e ấp ngượng ngùng không tỏ bày gợi lên bao tiếc nuối tuổi học trò

Trống mới tan trường sao vội thế Anh đuổi theo em mệt muốn khờ Bài thơ tình nhỏ còn trong cặp

Giây phút thiêng liêng mãi đợi chờ [7, 7].

“Câu thơ tình chưa tỏ” càng làm người trong cuộc nao nao bối rối

Thơ tình anh chắc hẳn buồn xo Bởi nhớ thương bốn mùa, mưa nắng Chờ trao em nghe lòng căn dặn: Bình tĩnh thôi kẻo hỏng bây giờ! Thơ tình anh cất hoài trong cặp Anh điềm nhiên chẳng chút sợ run Sao em cứ cúi đầu e ấp?

Khiến chân anh bối rối ngập ngừng[7, 5].

Đây là bài thơ khá độc đáo bởi nét ý vị sâu xa của duyên tình đời con gái, con trai là chủ thể của mọi hành động, ấy vậy sức thu hút của bài thơ là ở vẻ sáng trong, e ấp. Do đó bài thơ vẫn giữ được nét nguyên sơ không hề phai màu hồng tình ái

Mấy hạ qua rồi, bài thơ cũ Nguyên dòng giữ ý vẫn như xưa Còn nguyên trong cặp màu chưa nhạt

Từ bấy đến giờ chẳng dám đưa! (E ấp).

Nỗi lòng nào mà hơn lòng son sắt? Tình yêu nào hơn tình yêu da diết? Nét đẹp nào qua nét đẹp học sinh…có thể đến bây giờ ký ức đẹp vẫn còn nơi hồn quê Đồng Tháp mà ở đó cứ như tác giả Ngọc Điệp là một nhân vật trữ tình trong mọi tác phẩm thơ do mình tạo tác. Nét rạng rỡ tinh khôi vẫn chưa hết trong tâm tư nữ sĩ

Mắt em rạng rỡ nét cười

Mùa thu xao động sáng ngời tuổi hoa Đong đưa trong gió đôi tà

Trinh nguyên áo trắng như là mây vương Nắng mai lấp lánh sân trường

Mộng mơ tuổi ngọc, gót hương bềnh bồng

Hay đó còn là nét đẹp nữ sinh nơi ghế đá sân trường ngoài “Áo trắng trinh nguyên” ngoài “đôi tà”, càng bỏ qua “tuổi ngọc gót hương” mà trong “đôi tà đẫm thơ”. Đúng là tuổi học trò tuổi đời đẹp nhất vì đời đầy hoa và đất cũng đầy chim

Lối em về trải đường hoa

Lung linh cánh bướm đôi tà đẫm thơ [7, 8].

Chỉ riêng nhan đề tác phẩm cũng làm đọc giả cảm nhận được màu trắng của áo học trò mà ở đấy ai ai cũng cảm nhận được vẻ đẹp thời cắp sách của chính mình. Áo trắng học trò, Tuổi học trò, Phượng vĩ ngày xưa, Hoa học trò… như mùa hạ bâng khuâng làm xao xuyến tình người, hơi gió heo may làm ấm hồn trang vỡ

Hơi gió heo may Sân trường áo ấm Nét nào tím đậm

Tình thơ xuân về (Tuổi hồng với xuân)

hay đó là tà áo dài phẳng lặng lay động bởi gió trời

Có trăm nghìn áo trắng Trên phố hồng sáng nay Lòng ai thôi phẳng lặng Bởi trắng áo em dài [7, 11].

Vẻ đẹp ấy càng đượm nét xuân tình làm vương vấn lòng người, tác giả âu một thời cắp sách trong dáng vẻ ngây thơ của cô nữ sinh nhiều hạnh phúc. Bài thơ Hình như xuân một lần nữa vẽ lại bóng hình cô thiếu nữ

Áo đùa quấn quýt lướt qua

Tóc dài cặp sách lên ngày

Đem xuân đến lớp ngất ngây phố phường Chút gì như thể làn hương

Mong manh sương khói làm vương vấn người [7, 13].

Quả đúng, tập thơ Bâng khuâng mùa hạ là một khúc nhạc tình ngân vang niềm riêng tuổi mới lớn, tuổi trinh nguyên, ở bài thơ Tuổi học trò tác giả đã dùng hình ảnh “trinh nguyên áo trắng” trong câu thơ Trinh nguyên áo trắng như là mây vương, còn ở bài Dáng thơ lại càng ấn tượng hơn bởi trinh nguyên tà áo trong cả khổ như sau

Trinh nguyên tà áo vấn vương

Tan trường khiến lắm kẻ thương một mình Dịu dàng bước nhỏ gót xinh

Nhịp nhàng tiếng guốc là tình ai say. [7, 14].

Không khó để giải thích vì sao ở tập thơ này tác giả đặt là Bâng khuâng mùa hạ nhưng cũng không dễ dàng đếm hết được tất cả các cung bậc tình cảm mà thi sĩ Ngọc Điệp gửi gắm vào đây, bởi qua gần 50% (tức 14/30 bài) số bài có sử dụng dáng hình áo trắng học trò và các sự vật hiện tượng báo hiệu mùa hạ bâng khuâng làm cho những “vườn hoa mười bảy” phải luyến lưu thưở ấy

Phải xuân về đó không Mà điệu đà đến vậy? Cả vườn hoa mười bảy E thẹn cùng soi gương Phải xuân về đó không Mà rộn ràng như hội Bạn bè vui tuổi mới

Ríu ran bên cổng trường… [7, 15].

Dẫu hoa nào cũng đẹp, vậy mà để báo hiệu mùa hè có thể chưa có loài hoa nào có sức báo hiệu tốt và thể hiện sâu sắc nỗi niềm riêng của tuổi ô mai bằng hoa phượng. Cảm nhận được điều này, tác giả đã gởi gắm tâm tư vào hạ qua bài thơ

Phượng vĩ ngày xưa và cũng có lẽ đây là cảm nhận khá độc đáp về nuối tiếc thời gian, cành hoa sắc màu đỏ rực

Có thưở phượng hồng rơi ngập lối Tóc thề áo trắng quá xa xăm Ngày xưa đèn sách bâng quơ lạ

Cảm giác hồi hộp với mùa thi cuối cũng là cảm xúc thật vì phượng vĩ sân trường gợi bao niềm riêng lạ, ai sắp xa mái trường ba tháng hè mong đợi, ai nhặt cánh phượng rơi ép vào trang vở trắng, ai nặng lòng vì ngập lối phượng hồng

Lại ngắm phượng hồng rơi ngập lối Áo trắng sân trường điểm nét hoa Bỗng nhớ miên man ngày xưa ấy Một thời phượng vĩ đỏ rất xa…

Tương tự như thế, khổ cuối bài Mùa hạ bạn đọc sẽ bắt gặp hình bóng cô gái tóc thề vai chấm nhặt cánh hoa rơi mà xao xuyến bao người

Sân trường chiều nay phượng rơi đỏ lối đi Cô bé tóc thề một mình đang nhặt

Phải em không của ngày xưa xa lắc?

Và một kẻ đứng chờ, ngơ ngẩn giống…như anh [7, 21].

Ấy là kỷ niệm của ngày xưa xa lắc, ấy mà sao bao ký ức không nguôi trong lòng nữ sĩ quê mùa chân chất mà ngây thơ vốn dĩ.

Trong cặp sách và chiều tan rất vội

Dưới tán phượng già nắng nhạt, mùa thi…[7, 22].

Nói dùm tôi, những chiếc lá sân trường Rơi về cội tìm làn hơi xưa ấm [7, 23].

cũng cánh phượng hồng, cũng “trang thơ chép vội”, cũng “mùa thi cuối” mà sao lòng chẳng chút bình yên cứ nao nao trong dạ

Ta về luyến nhớ mưa mùa hạ Cánh phượng ép đầy lưu bút xanh Trang thơ chép vội mùa thi cuối Giã từ chân bước mãi chẳng đành…

(Hồi tưởng).

Xin hạ màu hoa luôn rực cháy

Phượng về thắp lửa những trang thơ[7, 27].

Đời học trò bao niềm mơ hy vọng, nỗi nhọc nhằn bàn tay mẹ chăm lo, có ai nhớ phía sau “đời thơ” ấy, bóng mẹ gầy chăm bón cuộc đời con. Phải, bàn tay mẹ đã được tác giả Ngọc Điệp nghĩ đến ở cảm hứng sáng tác đời người mẹ tần tảo nuôi con ăn học. Công lao ấy làm sao quên và phải chăng giờ này chính nhà thơ đang làm nhiệm vụ trả hiếu cho đời, trả nghĩa cho người để xứng đáng một người đang có nhiều trọng trách trong sự nghiệp trồng người ở trường cấp ba quê nhà Đồng Tháp:

Hằn ghi trên vở học trò

Bâng khuâng mùa hạ phải chăng không là niềm vui sướng tuổi học trò thì cũng là nỗi niềm trăn trở của người, có nghề chân chính, thương nghề và yêu người từ gia đình cho đến mái trường với học trò thân thương; chính điều này tạo được một Ngọc Điệp với hồn thơ giản dị in đậm dáng quê Đồng Tháp.

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 125 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w