Tên thật là Nguyễn Phước Hiểu, bút danh Hữu Phước, sinh 14 tháng 11 năm 1958 tại xã Tân Qui Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Tác giả tốt nghiệp Thạc Sĩ Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội năm 1986 và công tác tại khoa Ngữ Văn, trường CĐSP Đồng Tháp đến năm 2003, sau đó trường lên Đại học Đồng Tháp, tác giả là giảng viên chính của khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, hiện là trưởng bộ môn Văn học, nhà thơ còn là phân hội phó Hội văn học của Hội Văn học nghệ thuật Đồng Tháp.
Hữu Phước, con người chân chất, mộc mạc yêu thiên nhiên vạn vật và rất tôn trọng tình cảm gia đình, tình bạn, tình yêu. Tâm hồn tác giả luôn lãng mạn, yêu thơ văn, âm nhạc, thích đọc sách và rất có hứng thú đi du lịch. Do cá tính đa sầu, đa cảm nên nhà thơ ghét sự giả dối, một dạ hai lòng, tình bạn thì thiếu chân thành, tình yêu thiếu lòng chung thuỷ. Có lẽ vì vậy mà thơ của tác giả rất trong sáng, ý vị, giàu lòng nhiệt thành. Là người sáng tác những năm 1970 (khi học cấp II) và đã xuất bản tập thơ Trăng quê (2003) với nội dung yêu quê hương, yêu thiên nhiên, đất nước và phần lớn là triết lý cuộc đời, nơi chôn rau cắt rốn. Kỉ niệm về tết truyền thống qua ánh nhìn tác giả đã góp phần bộc lộ điều đó
Má lo tết từ hôm rằm tháng chạp
Nhổ cỏ quanh nhà, đường ngõ tinh tươm Lặt lá mai cho vừa kịp tiết xuân
Quết bánh phồng, làm mức gừng mức bí Muối dưa cải, rồi củ hành, củ kiệu…[44, 7]
Hoặc đó là tình cảm của thi sĩ qua hình ảnh tượng trưng quê nhà, cây bông súng đồng không chỉ mang vị ngọt miền quê mà cũng đượm tình người mẹ
Bông súng trắng tươi hé nhụy Hương thơm nhè nhẹ thoảng đưa Khuôn mặt nhăn nheo ước lạnh
Mẹ co ro ngồi đợi khách mua [44, 43]
Viết về trăng trong hồn quê Nam bộ, Hữu Phước như thêu thêm cách én trong đêm huyền ảo. Càng thơ mộng hơn với ngọn gió lay tà áo hay áng mây hồng thắm: Trăng đến sớm ngỡ ngàng này chợt tắt
Năm 2011, tác giả xuất bản tập thơ Gọi mình, tập thơ này với chất giọng yêu mến, trân trọng những hình ảnh kỷ niệm đã qua và đó còn là tình yêu quê hương đất nước nơi mà dấu chân tác giả đã qua.
Có một miền như thế để gieo trồng Cây kỉ niệm hoa đợi chờ mơ ước… Đã che tàng tỏa ngát tự bao giờ
Có một miền mãi gọi…nhớ thương ơi [45, 22]
Quan điểm sáng tác của tác giả rất cụ thể, xem thơ là người tri kỉ, tri âm, là nơi thổ lộ tâm tình cá nhân và sớt chia cùng đọc giả. Nhà thơ ý thức sâu sắc về câu nói của Sóng Hồng “thơ là sự phản ánh con người thời độ một cách cao đẹp hoặc thơ là nghệ thuật kì diệu bậc nhất của trí tưởng tượng”. Nhà thơ hiện là chủ nhiệm câu lạc bộ Văn học Trường Đại học Đồng Tháp nên là người ươm mầm, phát hiện khả năng sáng tác thơ, tài năng thơ cho tỉnh nhà.
Là giảng viên tường Đại học, nên nhà thơ có nhiều điều kiện nghiên cứu thơ văn của tỉnh nhà; Hữu Phước đã tiến hành nghiên cứu đề tài Nghiên cứu khoa học cấp trường và được nghiệm thu năm 2010 về Đặc điểm thơ Đồng Tháp từ 1975 đến nay. Tác giả đang tiến hành nghiên cứu đề tài văn xuôi 35 năm truyện ngắn Đồng Tháp 1975 - 2010, nhìn từ góc độ nội dung và nghệ thuật.
Rất có thể trong phạm vi nghề nghiệp, con tim nhà thơ luôn day dứt khôn nguôi cho sự thay đổi cuộc sống quê nhà. Tác giả càng da diết hơn trong con đường trồng người của mình, càng thắm thiết tình đời bởi ngày ngày đưa khách sang sông mà chẳng bận chút lòng.
Sông miệt mài biết bao đời vẫn chảy Phía sau mình dịu ngọt hạt phù sa [45, 66] Hoặc
Lời cuối cùng ta gửi lại cho em Tiếp bước chân ta nối dài bục giảng Mỗi bài học, em ơi đừng sao lãng Cả đời ta bao nỗi vui buồn [45, 65]
Với những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp cùng với những đóng góp đã qua và hiện tại lẫn ý tưởng lai, chắc rằng ngòi bút của tác giả sẽ mãi được giùi mài trau chuốc để có những thành công như dự định. Thật hãnh diện làm sao khi người viết có thể góp phần giới thiệu thơ của cô giáo mình ngày nào được học trên giảng đường! Thật vui vẻ biết bao khi được làm học trò của thi sĩ chân tình mộc mạc và bình dị vô thường tựa như mẹ hiền yêu dấu của những đứa con thơ.
Tên thật Nguyễn Giang San, sinh 28/08/1983, quê quán xã An Bình, huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp. Hiện đang công tác tại trường Trung học phổ thông Thiên Hộ Dương, từng là cử nhân đại học Huế khóa học 2001 - 2005. Đây là một cây bút trẻ nhưng đã tạo được tiếng vang khá sớm. Giang San bắt đầu sáng tác cuối Phổ thông Trung học và được kết nạp vào Hội Văn học nghệ thuật Đồng Tháp năm 2003 sau nhiều bài thơ của mình được đăng trên báo Văn Nghệ Đồng Tháp, báo Mực tím…
Một số tập thơ tiêu biểu như Đến ngón tay (2007), Vườn nhờ (2009) và
Tuyển tập VH Đồng Tháp 1986 - 2006 (in chung) và Tác phẩm Văn học nghệ thuật 2004 - 2006 (in chung). Tất cả nội dung tập thơ điều có nét triết lí suy tư về cuộc đời, con người, quê hương, tình yêu trai gái…đầy ý vị tình đời.
Má em chẳng lúm đồng tiền
Mà mua được cả nghìn phiên chợ rồi Tình yêu từ thuở lên ngôi
Mưa rơi dẫu ướt nụ cười vẫn tươi [56, 6]
Tác giả có thành tựu về thơ rất đáng kể, là Đại biểu hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 7; giải thưởng thơ Gửi tới yêu thương báo Mực tím 2003; Giải thưởng VHNT Đồng Tháp 2011; Giải III cuộc thi thơ xuân Thành Phố Cao Lãnh mở rộng 2011.
Về quan điểm sáng tác, Giang San cho rằng thơ là tiếng nói của trái tim, tâm hồn và làm thơ trước hết là tự giải phóng cảm xúc của cá nhân để sau đó tìm thấy sự đồng cảm sẻ chia. Là người sáng tác chủ yếu câu thơ lục bát, thơ lục bát của Giang San cũng điệu đà chân chất
Thôi đừng kể lỗi người dưng
Khi ta vẫn giấu sau lưng lỗi mình[56, 33].
Thơ của Giang San có sự chuyển biến về mặt tư tưởng rõ nét, nếu ở giai đoạn đầu cầm bút, tác giả luôn viết về cảm xúc tình yêu gia đình, cha mẹ, chị em hay tình yêu quê hương đất nước… thì ở giai đoạn sau, thơ Giang San bắt đầu chú ý các vấn đề lớn của cuộc sống như môi trường sống sự thay đổi của thành thị, thân phận con người và những trải nghiệm khác của cuộc sống.
Có thể mượn lời tựa trong tập thơ Vườn nhớ của Giang San mà thi sĩ Hữu Nhân đã đề bút để giúp bạn đọc hiểu thêm về cây bút trẻ đa tình này Vườn nhớ của Giang San là sự hội tụ của tình yêu, tình người và tình quê. Những thứ rất “quê mùa”, rất riêng ấy đã làm cho thơ Nguyễn Giang San có một độ đậm đặc mà người đọc dẫu khó tính cũng có thể chấp nhận được [56, 5]. Đó là tình yêu được biểu hiện qua những cung bậc của gặp gỡ, nhớ thương và chia tay như bao nhiêu mối tình hiện hữu trên cuộc đời này [56, 5]
Sang đò là tới bờ xa
Tôi làm cuộc tiễn em qua nhà chồng Tháng năm
Trời rắc mưa hồng
Còn tôi tự rắc nỗi lòng vào mưa [56, 5]
Có thể nói tập Vườn nhớ của Giang San luôn cho người đọc có cảm giác thân thương vì hình ảnh thiên nhiên con người khá quen thuộc dù đó có là nơi đồng quê hay thị thành tấp nập. Các hình ảnh như người chị, bà mẹ miệt vườn tất bật lo toan là những hình ảnh ấn tương.
Mẹ cha sợ tháng ngày dài
Nhắc con gái chuyện heo mai chuyển mùa [56, 53]
Về thăm quê mẹ mùa giêng
Cánh đồng Tân Phú nằm nghiêng nắng vàng Xòe tay hứng giọt sương tan
Tiếng chim rớt nhánh mai vàng
rung rinh [56, 57]
Hình ảnh về thiên nhiên vạn vật như đương buổi giao hòa cũng làm độc giả thêm tin yêu cuộc đời, như lạc quan gấp bội
Lối ta đi đâu chắc gì thẳng tắp
Nhưng gập ghềnh nào ngăn nổi bước chân đâu [56, 55]
Hoàn toàn có thể cho rằng lời nhận định của Hữu Nhân là đúng khi tác giả cho là tập Vườn nhớ rất giàu tình người. Bởi lẽ, dù thể hiện cảm xúc ở phương diện nào thì thơ Giang San thể hiện rất tinh tế và đầy ắp tình yêu con người thời đại mới. Xúc cảm tác giả sâu lắng trìu mến vô cùng, có thể đó là những lo toan buồn vui trong cuộc sống, có thể là những trăn trở về cuộc sống người thân hay cả những con người bất hạnh đáng thương.
Tôi nhìn những dấu tay chai
Chị khâu vá tháng năm dài đầy vơi [56, 7].
Thơ Giang San khá đa dạng đề tài, phong phú nội dung và khá đặc sắc về nghệ thuật và được giới phê bình đáng giá là một trong những tác giả tiêu biểu của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.
KẾT LUẬN
1. Con người Đồng Tháp giàu lòng nhân ái thủy chung, có không ít anh hùng thời chiến. Đây là một vùng đất trẻ giàu truyền thống yêu nước, chứa đựng nhiều nét văn hóa độc đáo riêng cũng như các danh lam thắng cảnh đặc thù của vùng “Tam giác vàng - Đồng Tháp Mười”. Riêng nền văn học Đồng Tháp cũng là âm vang hòa chung góp phần văn học Việt Nam phong phú đa dạng hơn. Khi đất nước hoàn toàn thống nhất, văn học Đồng Tháp, xét trên bình diện văn xuôi và thơ đã có bước khởi sắc hoàn toàn so với giai đoạn trước cả về số lượng lẫn chất lượng. Với con số hàng trăm tác phẩm văn xuôi và hàng nghìn bài thơ, đã giúp cho văn học Đồng Tháp có thể sánh ngang hàng với một số nền văn học các tỉnh khác ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung, nhất là khi tỉnh Đồng Tháp không thiếu tác giả là hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
Dẫu còn hạn chế nhất định, các nhà thơ Đồng Tháp đã vươn mình để bằng anh em bè bạn khắp nơi. Điều đó được thể hiện qua phong cách sống, ý thức tạo tác của mỗi thi sĩ, ai ai cũng phấn đấu đưa văn học Đồng Tháp về với nguồn chung của thơ Việt Nam đương đại. Từ đặc điểm nội dung cho đến hình thức nghệ thuật, tác phẩm thơ Đồng Tháp mang âm hưởng chung của dòng chảy thời gian; con người, cảnh vật hài hòa, thân ái, giàu tình thắm nghĩa. Có thể nói, thơ Đồng Tháp xứng tầm phát triển với thơ ca trong khu vực, nhất là thơ ca từ sau 1975 đến nay.
2. Thơ Đồng Tháp sau 1975 đến nay là một sự vận động trong con đường phát triển của tỉnh nhà từ văn học nghệ thuật đến kinh tế chính trị. Bởi lẽ, ở đâu đó có sự vận động phát triển ắt nơi ấy có thơ ca cùng góp mặt phản ánh sự thay đổi. Cuộc chiến thắng vẻ vang ngày 30/4/1975, thơ đã ngợi ca; Thành phố đổi thay, thơ ca cũng biểu hiện khái quát dáng vẻ mới, đó còn là cuộc sống của người lính, chú bộ đội, anh bạn đồng chí xưa với những sinh hoạt đời thường phục vụ cuộc sống cá nhân, làm giàu cho xã hội. Tất nhiên, qua đó thi sĩ cũng gởi gắm cách nhìn, quan điểm sáng tác của mình làm cho ngôn ngữ cảm và ngôn ngữ tả càng sâu sắc độc đáo hơn nữa. Đề tài thi ca, tình cảm con người cảm hứng sáng tác, cho đến thể loại, cảm hứng ngôn ngữ thơ…làm nên một đặc trưng của thơ Đồng Tháp độc đáo, phong phú, giàu cá tính sáng tạo của các cây bút nhiệt thành giàu kinh
nghiệm. Thơ Đồng Tháp sau 1975 có nhiều điểm mới trong cách thể hiện cảm xúc cũng như cái nhìn đa chiều của các tác giả có thực tế văn chương ở nhiều vùng miền khác nhau. Nhất là công việc đi sâu khám phá đời sống tinh thần con người thời hiện đại khách quan, tỉ mỉ là một công đoạn phức tạp nhất tìm ra con người thứ hai sau không gian sống thực của con người đang tồn tại.
3. Các nhà thơ Đồng Tháp giàu sức sáng tạo, dù ở mảng thơ nào cũng có sự tiếp nối theo kiểu tre già măng mọc, bởi từ lớp đàn anh đi trước sẽ được tiếp bước lớp trẻ theo sau. Từ Hạc Thành Hoa, Nguyễn Bình Yên, Thai Sắc sẽ kéo theo Thu Nguyệt, Phước Hiểu, rồi đến các cây bút trẻ Hòa Hiệp, Giang San, Minh Chánh… Tất cả làm nên sự thay đổi theo thời gian và từng lớp nhà thơ đều có đóng góp nhất định cho văn học tỉnh nhà nói riêng, thơ ca Việt Nam nói chung cả về mặt đề tài nội dung, cho đến hình thức, phương diện nghệ thuật biểu hiện. Thơ Đồng Tháp sau 1975 không thể bỏ qua công lao của các nhà thơ tiêu biểu cho một thời làm nên âm hưởng hào hùng thời đổi mới với biết bao thăng trầm cuộc đời thi sĩ.
4. Mong muốn trước nhất khi thực hiện đề tài này, thiết nghĩ nó sẽ góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu văn học Đồng Tháp trong thời gian tới. Nhất là có thể khái quát lại thơ ca một thời phản ánh sức sống tiềm tàng của nhân dân từ thời chiến ác liệt cho đến việc mô tả cuộc sống mới một cách khoa học, hệ thống.
Dẫu có cố gắng hết mình, dày công tìm hiểu, sưu tầm tuyển chọn nhưng do nghiên cứu văn học địa phương trong khoảng thời gian gần 4 thập niên ở một thời lượng nhất định trong khóa học như thế này ắt còn những vấn đề không thể đi sâu đánh giá bình phẩm khách quan. Tuy vậy, thiết nghĩ, đề tài nghiên cứu này vẫn là một tư liệu có thể nghiên cứu, khám phá đi sâu hơn nữa các khía cạnh chưa đề cập. Người viết tin rằng, ở một mức độ cho phép, đề tài nghiên cứu Diện mạo thơ Đồng Tháp sau 1975 này sẽ hỗ trợ đắc lực cho người làm công tác giảng dạy và học tập văn học địa phương mảng thơ ca Đồng Tháp. Từ đây, tương lai mỗi cá nhân với vai trò công dân tỉnh nhà sẽ làm giàu thêm hồn thơ Đồng Tháp, tạo tiền đề thơ Đồng Tháp vượt xa tầm quốc gia. Cá nhân người nghiên cứu đề tài này càng biết rõ trách nhiệm ở mai sau, có thể nghiên cứu đề tài này sâu sắc, chi tiết hơn vào thời điểm thích hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Hoàng Anh (1991), Ngẫu hứng trăng, Hội Văn học nghệ thuật Đồng Tháp, Đồng Tháp.
2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
3. Nguyễn Phan Cảnh (2006), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.
4. Cao Thoại Châu, “Phương ngữ Nam bộ” Doanh nhân và Pháp luật, Số 21, ra ngày 25/3/2009.
5. Mai Ngọc Chừ, Tìm hiểu vần thơ Việt Nam, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội, 1986.
6. Phan Huy Dũng - Lê Huy Bắc (2008), Thơ mới trong trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Ngọc Điệp (1999), Bâng khuâng mùa hạ, Hội văn học nghệ thuật Đồng Tháp, Đồng Tháp.
8. Hà Minh Đức (1993), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Nhiều tác giả (1986), Tuyển tập thơ văn Đồng Tháp (tập I), Nxb Tổng hợp Đồng Tháp, Đồng Tháp.
10. Nhiều tác giả (1986), Tuyển tập thơ văn Đồng Tháp (tập II), Nxb Tổng hợp Đồng Tháp, Đồng Tháp.
11. Nhiều tác giả (1986), Đồng Tháp di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, Sở văn hóa thông tin và Bảo tàng Đồng Tháp.
12. Nhiều tác giả (1987), Tuyển tập văn học nghệ thuật Đồng Tháp 2004 - 2006, Nxb Văn nghệ, TP. HCM.
13. Nhiều tác giả (2002), Tuyển tập Văn học Đồng Tháp thế kỷ XX, Hội văn học nghệ thuật Đồng Tháp, Đồng Tháp.
14. Nhiều tác giả (2005), Văn hóa dân gian Đồng Tháp (tập 1), Hội văn học nghệ thuật Đồng Tháp, Đồng Tháp.
15. Nhiều tác giả (2006), Tuyển tập Văn học Đồng Tháp 1986 - 2006, Hội văn