Giọng điệu thơ Đồng Tháp sau 1975

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 83 - 87)

“Theo Từ điển thuật ngữ văn học, các giáo sư cho rằng Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được

miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, đơn sơ thành kính hay suồng sã, ngợi ca châm biến” [17, 134]. Như vậy, theo quan niệm này thì mọi thể loại đều thuộc một trong những chất (kiểu) giọng như trên, đặc biệt có thể văn xuôi nhiều kiểu giọng hơn thể loại trữ tình.

Theo đó, thơ Đồng Tháp cũng có những kiểu giọng điệu nhất định, cốt yếu nhất đó là giọng điệu mộc mạc đơn sơ mà nặng tình sâu nghĩa mang nhiều nỗi niềm sâu lắng suy tư, từ đây cũng góp phần tạo nên phong cách của các tác giả. Bởi lẽ theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi thì “Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả có vai trò rất lớn tạo nên phong cách nhà văn” [17, 134]. Ở Đồng Tháp, từ lớp nhà thơ đàn anh Phan Ngọc Quang, Trần Quốc Toàn, Thai Sắc, Hữu Nhân, Thu Nguyệt cho đến Hoà Hiệp, Giang San, Minh Chánh… dù ở mảng nào, thể thơ gì vẫn có nét khu biệt cơ bản về giọng điệu, nhất thiết càng khác xa với giọng của tầng lớp lớn tuổi hơn như Hạc Thành Hoa, Đỗ Kí, Bảo Định Giang, Nguyễn Bình Yên…

Theo Nguyễn Đăng Điệp, nhà nghiên cứu phê bình khá nổi tiếng cũng cho rằng, “giọng điệu trong tác phẩm văn học là sự biểu thị thái độ, cảm xúc, tư thế của chủ thể phát ngôn qua lời văn nghệ thuật”. Quả như vậy, qua mỗi trạng thái cảm xúc sẽ có một giong điệu tương ứng. Khi buồn, các tác giả thường tả chất giọng lo âu khắc khoải sầu thương da diết, khi vui tả tâm sự, phấn chấn, vui tươi và hào phóng vô cùng. Theo Nguyễn Phước Hiểu, Nguyễn Thị Chính, Nguyễn Ngọc Phú trong Đặc điểm thơ Đồng Tháp sau 1975 “Giọng điệu chủ đạo trong thơ Đồng Tháp từ 1975 đến nay là giọng điệu chân chất, mộc mạc, tình sâu nghĩa nặng với quê hương và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống dù lắm khổ nghèo, bom đạn của chiến tranh” [16, 117]).

Có thể nào câu hát cũ dần đi Cứ mãi âm vang này trong trẻo

Nuôi ta hạnh phúc nào mênh mông thế

Rạng ánh tương lai, soi tới ngọn nguồn (Câu hát - Nguyễn Bình Yên). Tuy có nhiều chất giọng, nhưng ở đây xin điểm qua hai hình thức giọng điệu khá cơ bản, giọng điệu tâm tình sâu lắng và giọng điệu khắc khoải lo âu. Có thể chưa đầy đủ ở tâm khái quát, nhưng có thể xem là những nhận định mang vai trò nghiên cứu nghệ thuật.

2.3.1. Giọng điệu tâm tình sâu lắng

Có thể nói, vai trò của Văn học dân gian đối với thơ nói chung và ca dao dân ca đối với thơ Đồng Tháp nói riêng là rất lớn. Các tác giả thơ Đồng Tháp đã

kế thừa phát huy nét đẹp thơ ca dân gian vào thơ hiện đại của tỉnh nhà. Bản chất cốt lõi của ca dao dân gian là ngọt ngào đầm ấm, trữ tình sâu lắng. Một số nhà thơ Việt Nam đã chịu ảnh hưởng thơ ca dân gian mà cụ thể là ca dao như Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Bính. Còn ở Đồng Tháp, một số tác giả như Thai Sắc, Thu Nguyệt, Giang San, Trần Thị Hoàng Anh…cũng trên tinh thần như thế.

Diện mạo thơ luôn thay đổi cả về chất lượng và số lượng, từ nội dung cho đến hình thức nghệ thuật rồi từ âm thanh cho đến giọng điệu ở từng thời kỳ thơ và ở từng tác giả. Dẫu là giọng điệu tâm tình sâu lắng, nhưng với mỗi tác giả của cây thơ Đồng Tháp là một biểu hiện giọng điệu khác hoàn toàn. Không thể nào nghiên cứu đầy đủ ở mỗi nhà thơ, giản lược chỉ tập trung một số nhà thơ ở vài đặc điểm giọng điệu cơ bản cốt yếu thấy được giọng điệu tâm tình sâu lắng. Như Ngọc Điệp ở tập thơ Bâng khuâng mùa hạ là một ví dụ đầu tiên cho chất giọng ngọt ngào sâu lắng, bởi lẽ chất ấy tạo hồn thơ mộc mạc chân quê mà cảm tình mến yêu tha thiết. Trong 30 bài của tập thơ, chất giọng tâm tình thủ thỉ được thể hiện qua những kiểu xưng hô anh - em đến 15 bài, một con số không nhỏ cho cách thổ lộ tình cảm thiết tha nồng thắm. Còn lại 15 bài, trong đó có đến 6 thi phẩm kiểu xưng hô con - mẹ, con - ngoại. Ở đây không phải cách xưng hô làm nên giọng điệu tâm tình hoàn toàn, ngoài ra còn có một số chi tiết hình ảnh, cách gợi ý nghĩa tạo cảm xúc chân thành tha thiết, gần gũi ngọt ngào mà cũng sâu lắng nghĩa tình.

Mấy hạ qua rồi, bài thơ cũ

Nguyên dòng giữ ý - vẫn như xưa Còn nguyên trong cặp màu chưa nhạt Từ bấy đến giờ chẳng dám đưa

hoặc Thơ tình anh cất hoài trong cặp Anh điềm nhiên chẳng chút sợ run Sao em cứ cúi đầu e ấp?

Khiến chân anh bối rối ngập ngừng [7, 7].

Đó là bài thơ đầy tâm tư tình cảm của đôi trai gái thuở “đương tơ” tình tứ với nhau nơi sân trường thơ mộng. Còn tuổi trinh nguyên áo trắng học trò cũng gợi bao suy nghĩ về sự hồn nhiên tươi tắn sáng trong, cách cảm nhận sau đây cũng góp phần cho chất giọng ngọt ngào sâu lắng của nhà thơ

Mắt em rạng rõ nét cười

Mùa thu xao động sáng ngời tuổi hoa Đong đưa trong gió đôi tà

Viết về tuổi ô mai thiếu nữ sân trường, có lẽ đẹp nhất, chiếc áo dài truyền thống, không phụ nữ nào không một lần đến trường qua chiếc áo dài tha thướt. Tình yêu tuổi mới lớn luôn đẹp như sắc thắm ngọt ngào của màu phượng vĩ.

Viết về mẹ, Ngọc Điệp như muốn gởi lời chúc tốt lành qua khấn nguyện

Cầu mẹ già sống mãi với thời gian, bởi rằng hình bóng người mẹ là nhất nhất trên đời Chẳng gì sánh cùng lòng mẹ mênh mông

Con chưa đáp đến công ơn dưỡng dục (Mẹ)

cùng với Ngọc Điệp, Trần Thị Hoàng Anh là một điển hình cho giọng điệu thủ thỉ thân thương với người yêu qua cách sáng tác ngọt ngào trầm lắng. Cũng vay mượn hình ảnh của vùng Đồng Tháp Mười hoa sen rực thắm, nước lũ mênh mông, bông điên điển đượm sắc vàng, tác giả kết hợp ngôn ngữ, giọng điệu ngọt ngào để làm nên chất thơ thi vị cho Lục bát mùa nước nổi. Nó tựa như là tiếng lòng của người con gái vậy Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Quá giang lục bát chân em xuôi về

hoặc cũng ở bài này, thể thơ lục bát tạo điệu hát ân tình đằm thắm, đó còn như tiếng gọi của tình yêu theo bước chân mình

Thương anh em về với anh

Đeo bông điên điển em thành cô dâu Lộng xanh là lá đội đầu

Xuồng trôi hát lí qua cầu đợi nhau

Đặc biệt hơn, giọng điệu tâm tình da diết ấy còn được Hoàng Anh gửi gắm qua các từ thơ ở một số bài khác, Quê hương là cách thổ lộ tình yêu với quê hương Bao điều em viết thành thơ

Nên vần nên điệu cũng nhờ quê hương Những điều tưởng rất bình thường Lại nuôi dưỡng một tâm hồn cho em.

Nhà thơ Hữu Nhân lại bâng khuâng xao xuyến khi lắng lòng nghe lời ru ngọt ngào của người tình cũ, tuy nỗi nhỡ nhung da diết chỉ hiện về trong kỷ niệm. Nghe người yêu cũ ru con là một tác phẩm đậm nét tâm tình sâu lắng Nghe người yêu cũ ru con

Bước chân đứng lại lòng toan hững hờ Người ru câu đợi câu chờ

Sao ngày xưa người xuống đò sang sông?... Lời ru giờ hoá ngọt ngào

Đắng cay xin nhận hết vào lòng ta [39, 21].

Tình yêu da diết là tình yêu thiêng liêng lắm và càng thiêng liêng hơn khi sự bao dung từ tận đáy lòng của tác giả. Cùng với Hữu Nhân, chất giọng tâm tình sâu

lắng như Hạc Thanh Hoa cũng là điểm tựa cho biết bao khúc ca khải hoàn ra đời

Chỉ tại vầng trăng, Thức là một ví dụ

Cái im lặng hiền lành mà dữ dội

Cái im lặng chứa bao điều nhức nhói (Chỉ tại vầng trăng)

hoặc đó là sự hoài niệm đến nao lòng của nhân vật trữ tình, bên cạnh đó là nỗi buồn ngây ngất khi phố thị đón giao thừa lòng người với bao tâm tư tình cảm

Đêm nay phố đón giao thừa

Cành mai cũng thức đợi chờ ra hoa Và em cũng thức cùng ta

Chút gì lãng đãng như là sương bay Còn ta cũng thức đêm nay

Ngồi nghe pháo nổ mà ngây ngất buồn[22, 13].

Cũng còn vô số bài thơ mang đặc điểm chất giọng ngọt ngào sâu lắng, đây là một đặc điểm khá tiêu biểu của thơ Đồng Tháp. Bởi lẽ ở từng tập thơ có nhiều bài thể hiện loại giọng điệu này dù cho tác giả có cảm hứng về đề tài gì, viết với thể loại nào và chủ thể trữ tình nói với đối tượng là ai,..Tất cả bởi một tấm lòng nhân hậu thuỷ chung, xem Đồng Tháp là nơi thiêng liêng nhất gắn kết cuộc đời của người thi sĩ. Tâm hồn của họ luôn gắn kết với cùng đất, con người nơi này từ đây làm xuất phát điểm cho mọi tâm tư tình cảm

Chiều ba mươi cha còn phơi tấm lưng trần Chiếc xuồng câu khẳm từ đuôi cá quẫy Cơm đón ông bà thơm ngọt vị rau đồng

(Tạ lỗi với mười năm - Nguyễn Bình Yên).

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 83 - 87)