Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 74 - 83)

Song hành cùng không nghệ thuật là thời gian nghệ thuật, Ở thơ Đồng Tháp, thời gian là muôn màu muôn vẻ với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Dẫu chưa phải bốn mùa kết hợp độc đáo trong một khổ thơ như Tố Hữu miêu tả ở bài

Việt Bắc lừng danh, nhưng ở đây là một kiểu cảm nhận dàn trải từng bài, từng mùa. Cũng có kiểu thời gian tâm tưởng theo kiểu nhìn sự vật thấy biết thời gian tựa Tố Hữu vậy

Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Ngày xuân mơ nở trắng rừng…(Việt Bắc).

Hay ở thơ Đồng Tháp còn có kiểu thời gian của quá khứ khi con người trải qua ký ức tuổi thơ, hình ảnh cuộc chiến, sự mất mát cơ cực nơi quê nhà hiện hữu; đó còn là thời gian của hiện tại khi mà đất trời ở buổi giao hòa phát triển; kiểu thời gian của tương lai, con người hướng đến giá trị của sự sống “ngày mai”. GS Trần Đình Sử trong quyển giáo trình Dẫn luận Thi Pháp học cũng ý kiến rằngĐôi khi, miêu tả thời gian được tác giả ý thức một cách tuyệt đối với các tác giả thơ lãng mạn thì thời gian không chỉ là sự xác nhận đặc điểm của vật thể” [56, 62 - 63].

Đặc biệt, nếu xét toàn các chiều thời gian thì ngoài hai kiểu thời gian về các mùa và thời điểm quá khứ, hiện tại, tương lai còn có chiều thời gian mở và thời gian khép kín. Thời gian khép kín và mở, hiểu đơn giản là thời gian theo chiều dài tác phẩm nói chung và chiều ngang tác phẩm nói riêng, tức thời gian theo các dữ kiện như con người thuở nhỏ, lớn lên, già hoặc đó là kiểu thời gian bất ngờ, thời gian ẩn chứa nhiều khả năng mới không thể ấn định được. Trong thơ lãng mạn khi miêu tả con người trẻ trung, yêu tha thiết bỗng chốc vì chiến tranh, vì hoàn cảnh hay sự cố tâm lý họ trở thành đổi khác: già nua huống tuổi, khô khan. Kiểu thời gian này xuất hiện với tần số rất ít, có nhiều tác giả suốt quá trình sáng tác không hề sử dụng.

Nhân vật trữ tình trong thơ thường là sự phản ánh thời gian tiểu sử con người hoặc là thời gian được cảm nhận qua tâm hồn nhân vật. Nhiều thi sĩ thơ trung đại đã nói điều này như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn:

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước Ngồi rèm thưa rũ thác đòi phen Ngoài rèm thước thẳng mách tin

Trong rèm dường đã có đèn biết chăng

(Chinh Phụ Ngâm - Đặng Trần Côn)

hoặc Thiếp như hoa đã lìa cành

Chàng như con bướm lượn vành mà chơi Chúa xuân đành đã có nơi

Ngắn ngày xin chớ dài lời làm chi

(Tryện Kiều- Nguyễn Du)…

Hồ Xuân Hương cũng đã khái quát thời gian tâm hồn, thời gian tâm tưởng

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn (Tự tình II).

Hồ Xuân Hương có cách cảm nhận về thời gian với tâm thế phản kháng, cá tính mạnh mẽ. Xuân Diệu, ông hoàng của thơ tình yêu đã bộc lộ kiểu thời gian tâm tưởng sao mà độc đáo tinh vi đến thế.

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi đã mất (Vội vàng).

Học tập tinh hoa thơ Việt Nam, thi nhân Tháp Mười luôn hòa chung dòng chảy thịnh vượng của thơ hiện đại để sáng tác những tứ thơ đa sắc màu về thời gian như: Mùa phượng vĩ, Hoa xuân trên đất Tháp Mười, Mùa điên điển, Hoa mai, Mùa nước nổi…tất cả đã tạo được phong vị thơ Đồng Tháp.

Nói về mùa, dẫu không tha thiết như Xuân Diệu nhưng các nhà thơ Đồng Tháp tiêu biểu như Thai Sắc, Nguyễn Chơn Thuần, Thu Nguyệt, Hạc Thành Hoa hay Giang San, Hữu Phước đều có những rung cảm tuyệt vời trong ngày xuân hạnh phúc

Ước gì là hạt mưa qua

Thêm xanh nét đất quê nhà Xuân ơi

(Tết Nha Mân - Giang San) Chợ quê ngày tết thật sang

Mùi bông vạn thọ trĩu vàng khói bay

(Tết xưa - Thu Nguyệt)

Mồng một em trong tà áo mới Cùng anh đi chụp ảnh ngoài Lăng Áo cưới xếp vào gương ngày ấy Đến nay mới mặc lại một lần Ta đi hoa đón trên đường phố Ta đi có pháo vỗ tay mừng

(Đám cưới mùa Xuân - Hạc Thành Hoa) [22, 34].

Có lẽ Mùa Xuân là giao hòa của tạo hóa lòng người vì thế cũng hao hức xinh tươi, ai ai cũng nụ cười khoe sắc hoặc Giang San như reo ca cùng khí trời mát mẻ

Mở cửa xuân vào em ạ Trước sân mai nở vàng rồi Thả lòng ta vào khoảng gió Thanh thản…bình yên…lơi rơi Xuân rồi, ta cũng Xuân thôi!

Không gian Xuân ở miền quê Nam bộ độc đáo nhất là không khí tết cổ truyền, thời gian ấy báo hiệu mùa màng bội thu, con người tràn sức sống, vạn vật vui cùng trời đất. Tháng giêng như người con gái đương tuổi xuân thì và không ít tác giả cảm nhận điều này. Tuy vậy với Thai Sắc có lẽ sự e ấp ngượng ngùng của nàng xuân đã làm da diết lòng người bởi lẽ mùa xuân là không của riêng ai

Tháng giêng mong manh áo đỏ Tinh khôi sắc lửa mùa xuân thì

(Khúc hoàn ca tháng giêng)

Cũng có lẽ mùa xuân quá thi vị nên thơ mà Xuân Diệu càng muốn tận hưởng chiêm nghiệm đúng hơn là sống vồ vập gấp gáp kẻo mùa xuân qua đi tuổi trẻ sẽ không còn

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần Tôi sung sướng như vội vàngmột nửa

nên phải khao khát thu tóm “muốn ôm, muốn riết, muốn say, muốn thâu”… Cuối cùng mạnh mẽ hơn muốn “cắn” vào thiên nhiên mùa xuân ý vị ấy Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi (Vội vàng)

Trong không khí xuân vui vẻ, Đón tết hay Giao thừa cũng là đề tài được khai thác triệt để của tác giả thơ Đồng Tháp. Màu sắc, đường nét mùa xuân luôn hội tụ những gam màu độc đáo, đường phố đổi thay rực rỡ màu vàng hoa mai, màu đỏ tinh khôi thắm thiết. Hữu Nhân với bài thơ Giao thừa là cách cảm nhận thời gian như chợt đến của độ ngỡ ngàng

Sáng bừng lên những gam màu rất lạ Ngỗn ngang niềm vui phố xa

Ta thu mình trong gốc mai xưa Nơi giao thừa đi qua rất nhẹ.

Ngọc Điệp thi sĩ quê nhà rất tha thiết với mùa xuân với cành non tơ, chiếc lá xanh rì, còn đó là hơi gió heo may về trong khe khẽ

Em nghe xuân về Từ trong đông lạnh Cựa mình kẽ nách Cành non nhú chồi Hơi gió heo may Tường rào ấm lạnh Nét nào tìm đậm

Cây mùa xuân đâm chồi nảy lộc, thu vàng lá héo hon; mùa thu với nghĩa biểu trưng cho thời gian của sự mong chờ chia li cách trở

Sầu đông càng lắc càng đầy Ba thu dọn lại một ngày dài ghê (Truyện Kiều- Nguyễn Du)

thời gian ấy chỉ nỗi đợi chờ khi xa cách, thời gian triết lí ấy mang giá trị tâm hồn mộng mị có thể là buồn lo, đôi khi đau khổ

Rặng liễu đìu hiu đừng chịu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng Đây mùa thu tới mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt là vàng

(Đây mùa thu tới - Xuân Diệu)

Trong thơ Đồng Tháp, mùa thu cũng là nét nổi bật của cảm xúc con người hòa với thiên nhiên tạo hóa. Thai Sắc, Bạch Phần, Giang San, Hữu Nhân…càng thơ trẻ tâm tình với mùa thu buồn bã. Tiêu biểu với Giang san đã rõ những giọt nước mắt nuối tiếc Khóc với mùa thu là một biểu hiện,

Bên khung cửa sổ

Tôi một mình khóc với mùa thu Khóc với lời ru ngày xưa của mẹ Sợi gió tháng mười thổi qua nhè nhẹ Như lời thỏ thẻ

Vỗ về nỗi nhớ không đâu…

Ngoài khung cửa lá thu rơi thành tiếng Cũng xạc xào như những tâm tư [55, 39].

Có thể chưa rõ nét như tứ thơ trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, nhưng âm hưởng mơ mộng tình yêu và thời gian mênh man là điều gợi nhiều cảm xúc nhất

Thu vàng cho lá chong chanh Cho mây vẽ nắng kết thành thơ em Tình như ngọn gió trốn tìm

Em như chiếc lá lật chìm bơ vơ Thu trôi qua mắt hững hờ

Tình yêu thôi nhé đừng chờ, đùng khơi [42, 9].

hoặc Và cây cũng vàng như màu nắng

Rưng rức buồn, rưng rức khóc mùa thu

có lẽ không ai không xúc cảm trước mùa thu trời đất, Thai Sắc vẽ lại mùa thu qua sự chiêm nghiệm về bước đi của thời gian tuy bình thường nhưng cũng là dòng suy tưởng miên man vốn có. Mùa thu, đề tài cách trở chia ly mà kỷ niệm vô cùng da diết Chiều thu gặp gỡ, Thai Sắc muốn kí gởi tâm tư của người trong kỷ niệm với một đời mang dáng vẻ quê hương.

Những chiều thu rất đổi bình thường Trên cây là thời gian trôi mãi mãi Mỗi chiều thu đi qua còn gởi lại Giữ đất đai chút kỉ niệm đời người

(Chiều thu trên đồng - Nguyễn Công Tác). Tiếng ve kêu báo hiệu mùa hè. Mùa hè luôn gắn với tuổi học trò, mái trường, áo trắng trinh nguyên. Phượng vĩ rực đỏ cũng là dấu hiệu buổi hè đã sang, có những khoảng trời yêu dấu của tuổi thơ, một thời cắp sách với biết bao kỉ niệm xưa tràn về. Trong thơ Đồng Tháp, mùa hè cũng là mùa của nỗi niềm tiếc nuối, nỗi bâng khuâng mùa hạ của các thi sĩ thơ càng da diết đến nao lòng. Ngọc Điệp đã đặt ngay tên tập thơ của mình là Bâng khuâng mùa hạ. Ở đây có bài Mùa hạ như một tâm điểm cho sáng tác tạo nguồn ngòi bút thơ vang lên cung bậc tình yêu, tình ban đầu đẹp như sắc phượng

Mùa hạ rồi, nồng nàn lắm nghe hoa Sắc phượng đỏ rợp một trời gợi nhớ Dưới phố chiều ngập màu hoa cứ ngỡ

Thuở mười lăm - mùa phượng ấy của mình [7, 20].

Xin lấy bài thơ Mùa hạ của Ngọc Điệp mở đầu cho thơ có nhiều thời gian mùa hè như thế. Bên cạnh mùa hạ bâng khuâng của nữ sĩ ấy, Thai Sắc, Nguyễn Bình Yên, Giang San, Bạch Phần… luôn luôn có đóng góp tiêu biểu. Thai Sắc khá nhạy cảm với sự biến đổi của khí trời, cây cối, lá hoa

Có những lúc lá me rơi thong thả Làm suy tư xao động đến bất ngờ Cây bên đường hồn nhiên đến ngây thơ Ngân lánh lót chùm âm thanh mùa hạ

(Đoạn đường nhỏ mùa hạ).

Riêng Giang San cảm nhận mùa thu qua hoa học trò và tiếng ve ầm ĩ vang xa tạo nổi niềm cảm xúc cho thời gian tâm tưởng con người

Ta đi tìm lá trạng nguyên

Gặp em đứng lặng bên hiên khóc mùa Ngỡ ngàng như đón như đưa

Có thể mùa hè là thời gian của kỷ niệm con người, nói đúng hơn ký ức tuổi học trò hồn nhiên trong trẻo, là trung tâm của mọi ký ức. Bởi lẽ thuở ấy vương đầy nỗi nhớ với trò chơi dân gian thả diều, bẫy chim, trốn tìm dưới bóng phượng vui tươi

Xin một lần tiếng chim bay về lớp thân yêu Hạ khép ơ hờ bao lần hồn nhiên giọng hát Mai sau tất bật giữa vòng đời phiêu bạt

Mùa phượng ơi, vở luồn qua đáy mắt nhớ thương (Hạ Khúc - Nguyễn Bình Yên).

Mùa hạ trong thơ Đồng Tháp tuy không nhiều nhưng cũng khá đặc sắc về nội dung và hình thức thể hiện. Tuy không cụ thể như một sự thành công khi tổng hợp các giá trị vật chất có trong hai câu thơ như Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri cốt cách thanh cao khi viết bài thơ Nhàn: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao, nhưng với cách cảm nhận thời gian qua hình thể sự vật hiện tượng đặc trưng như thế đã tạo được âm hưởng cho phương diện thơ trữ tình mùa hạ

Bây giờ mộng đã thành thơ

Cảm ơn ngày ấy …tháng tư ngọt ngào

(Tháng tư - Bạch Phần).

Qua ý tưởng hai câu thơ trên, Bạch Phần tạo được chiều dài thời gian và chiều sâu triết lí của tháng tư thương nhớ. Mùa thu là như thế, mùa đông cũng vậy, số lượng bài miêu tả khí trời giá buốt, lòng người thêm trống vắng cô đơn, khát khao chờ đợi khá nhiều. Thai Sắc đã có nhiều bài rất xúc cảm với “mùa”, mùa đông cũng tương tự. Dù mùa đông trong thơ Thai Sắc chứa nhiều tâm sự thầm kín nhưng hình ảnh thơ thì đơn giản vô cùng, tựa như hai câu sau trong Mùa đông qua có chi tiết

Chiều đông vắng một bờ hoa

Mây giăng bụi trắng nhập nhoà nẻo xa

Nữ sĩ Hữu Phước cũng xao động con tim để rồi như tự hỏi với chính mình

Đông lại về xào xạc lá ngoài kia Và thổi gió vào lòng ta hun hút Mùa đông xưa có còn run rẩy

Nấp trong từng giấc mơ xưa [45, 10].

Đông về như báo hiệu sự cô đơn lạnh lẽo cho bao lòng thi sĩ, nhưng chính thi sĩ vẫn giữ được ngọn lửa lòng ấm cúng của người con gái đang yêu tha thiết

Một mùa đông xa ngái Sao không tàn mùa ơi

Cả một thời con gái

Bềnh bồng dòng sông thương (Mùa đông qua).

Nhà thơ Thảo Phương gửi gắm bao trăn trở tiếc nuối của đời người vào bài thơ mang âm hưởng thời gian mùa đông da diết. Tâm sự ấy dễ gì giãi bài thành thơ thành nhạc, tức cần phải có cảm xúc mãnh liệu lắm thì các bài thơ mới có cấu tứ tuyệt hảo đến vậy

Hình như ai đi ngang cửa Hay là ngọn gió mãi chơi Chút nắng thu vàng se nhẹ Chiều nay cũng bỏ ta rồi Làm sao về được mùa đông Chiều thu, chiếc cầu đã gãy Lá vàng chìm bến thời gian Đàn cá im lìm không quẫy Ừ thôi mình đi ra cửa

Vờ như mùa đông đã về (Vô đề gửi mùa đông).

Ở đây, mùa đông được khắc hoạ qua nhiều hình ảnh, nhưng ở kiểu chi tiết nào đều gợi ra vẻ tinh tú xinh xắn của mùa đông dẫu mùa đông luôn luôn bí ẩn làm con người phải nghi ngờ vô vàn, Làm sao về được mùa đông và rồi câu thơ Vờ như mùa đông đã về làm tâm lí trông chờ đến nao nao kí ức mà sự hối tiếc cao độ tạo nên cảm xúc này.

Bốn mùa xuân - hạ - thu - đông đi vào tứ thơ của các thi sĩ Đồng Tháp là nhu cầu tất yếu khi cảm nhận cuộc sống về thời gian. Nhưng đó là kiểu thời gian tượng trưng cho khí trời, tiết mùa của đất, còn với thời gian cảm nhận qua chiều dài cuộc đời con người lại khác: quá khứ, hiện tại, tương lai. Dẫu ở chiều thời gian nào đi nữa, với triết lí sống cùng tâm tư quan niệm con người thời hiện đại vẫn hiện hữu chất nhân văn cao cả vô cùng. Nếu là quá khứ, con người luôn biết trau dồi ký ức, là điều kiện cho nhân văn phát triển, còn hiện tại luôn giúp thi sĩ biết mình đang ở đâu, làm gì. Riêng tương lai đã giúp con người định hướng các giá trị tồn tại vĩnh hằng qua mơ ước, ý chí và triển vọng mai sau.

Thời gian quá khứ xuất hiện trong văn học rất nhiều nhưng thơ Đồng Tháp có giới hạn nhất định so với thời hiện tại và tương lai. Phần lớn đó là những tâm sự luyến tiếc, tình cảm bâng khuâng da diết dẫu có buồn lo lắm nỗi.

Một số bài thờ tiêu biểu như Bên nghĩa trang chiều - Hữu Nhân, Chỉ tại vầng trăng - Hạc Thành Hoa, Gọi hè - Bạch Phần, Về thăm trường cũ - Giang San …đã nói hộ điều này, có lẽ ở đây, nhà thơ Hữu Nhân dạt dào tâm sự hơn hết

Thế sự dần xoay thăm trầm thay đổi Ngày ngày phải đối đầu cùng thiện ác

Trong giấc ngủ chập chờn lại thấy bạn bè xưa [40, 12]. Con về nhặt lá vàng rơi

Buồn thiu úp mặt khóc thời gian quan

(Về thăm trường cũ)

hoặc Dù vầng trăng đã đi vào cổ tích

Vẫn sót hoài mật đắng vào lòng ta(Chỉ tại vầng trăng)

Quá khứ hay hiện về trong giấc mơ, sự hồi ức hoặc đó là dấu tích thời gian mà tác giả là người chú trọng quá khứ và tôn trọng quá khứ là đặc điểm của văn học hiện đại nói chung và thơ lãng mạn Đồng Tháp nói riêng. Chỉ riêng nhan đề

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 74 - 83)