Giọng điệu khắc khoải lo âu

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 87 - 92)

Cũng như giọng điệu tâm tình sâu lắng, trong thơ Đồng Tháp luôn có kiểu giọng điệu khắc khoải lo âu, luôn luôn ẩn hiện dẫu không thể so sánh về tần số xuất hiện từng bài thơ của mỗi tác giả. Có lẽ, Đồng Tháp là một tỉnh còn nhiều khó khăn so với khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nhưng lại có nhiều cảnh đẹp thiên nhiên cùng với vấn đề lịch sử các anh hùng và phong trào đấu tranh, đóng góp của nhân dân vô cùng to lớn. Vì thế niềm vui nỗi buồn, nỗi đau hi sinh mất mát hoặc sự thay đổi phố phường ở quê nhà còn nhiều điều đáng quan tâm. Có lẽ từ đó thơ Đồng Tháp luôn mang trong mình hơi ấm nồng nàn của những triết lí suy tư, thủ thỉ tâm tình và cũng không vì thế mà kém phần hóm hỉnh đáng yêu

Nhớ thời gian khó nhà quê

Cái thời chưa có điện về nông thôn Có con đom đóm chập chờn

Đêm đêm thấp thoáng quanh vườn nhà tôi Giúp đàn trẻ nhỏ đùa vui

Đèn ve chai, khúc khích cười thâu đêm Con đom đóm nhỏ dịu hiền

Mưa thu nắng hạ chẳng quên lũ trò Cho tôi ý nhạc lời thơ

Cho tôi thắp sáng ước mơ vào đời (Xa rồi tuổi thơ - Bạch Phần). Tiếng lòng của tác giả luôn khắc khoải về kỷ niệm tuổi thơ, một thời còn nhiều gian khổ “đèn ve chai”, “con đom đóm đèn”, đó là biểu hiện của một thời “chưa có điện” mà vui cười rộn rã, hạnh phúc thân thương. Giọng điệu nuối tiếc hoài thương của người nghệ sĩ thơ báo hiệu một tâm hồn trong trẻo, ngây thơ như thuở thiếu thời. Nỗi lòng hoài niệm, suy tư nhưng chất chứa tâm sự của người con gái đưa đò cho lính sang sông, tình yêu như nảy nở qua khúc giao duyên ý nhị, Hoài niệm của Bạch Phần có lối viết về giọng điệu khắc khoải, bâng khuâng như đau buồn da diết khi người xưa không trở lại với bến sông

Từ ấy mấy mùa hoa tím nở Người trai không trở lại bến xưa Nghe đâu…đêm tiến về thị xã Anh nghiêng nằm lại…một bờ sông Hoa tím chiều nay tím sắc rơi Tôi về đứng ngắm mãi dòng trôi? Biết chi một thoáng…hành quân ấy Để suốt cuộc đời nhớ Bến Sông [42, 32].

Bài Tiễn em lấy chồng cũng được Bạch Phần thâu tóm trong thứ ngôn ngữ buồn lo, ngấn giọng tràn đầy xúc động muôn níu kéo tí thời gian mà nào có được đâu. Sự này nỉ van xin là một phương thức giữ gìn giá trị vốn có của đời người con gái: hồn nhiên, xinh xắn, trong trẻo thanh khiết như màu - vị của loài hoa chốn hương đồng gió nội; Tâm sự đêm xuất giá của cô dâu là tâm sự suy tư, suy tư cho tương lai phía trước mà nơi ấy biết đâu chưa phải là bến bờ hạnh phúc: Đêm nay em tôi khóc/ Để ngày mai theo chồng/ Khóc gột bỏ phấn hồng/ Giã từ thời con gái/ Mưa ơi!/ Xin đừng rơi/ Để lòng em bớt giá/ Đêm ơi!/ Xin chậm lại/ Ngày mai em theo chồng/ Em trẻ dạ non lòng/ Vương phải cành gỗ mục/ Nợ duyên cho oan trái/ Để phải lấy chồng xa/ Em mặc áo cô dâu/ Bước xuống thuyền xa bến/ Nước mắt em rơi lại/ Nụ cười héo trên môi… [42, 28]. Một tác phẩm khác ở tập thơ Tiếng lòng này tác giả Bạch Phần như có nhiều lo lắng suy tư khi hiểu được nỗi gian truân của đời người con gái thời phong kiến không được đi học, cửa nhà nghèo khó, gia cảnh bần hàn đơn côi

Ngoại mất năm lên bốn Má phải tạm nương dì Ít no hơn nhiều đói Chữ nghĩa bẻ làm đôi…

để rồi thi sĩ phải thấu hiểu rằng: Mười bảy tuổi lấy chồng Hai mươi năm biệt xứ Làm dâu thời phong kiến Mấy ai được thảnh thơi”

Bạch Phần đã miêu tả về Đời má như một tấm chân tình tha thiết của đứa con thảo hiền, lo cho những bà má tần tảo sớm hôm một đời làm dâu hiền vợ thảo. Chất giọng trầm lắng suy tư còn bộc lộ ở nhiều tác phẩm khác ở tập thơ này. Đặc biệt trong thơ Đồng Tháp, cùng với tâm sự của người phụ nữ nhiều suy tư trăn trở với cuộc đời, là những tâm hồn thơ luôn nhảy cảm, vui vẻ, hân hoan mà cũng đầy lo âu phiền muộn vì cách nhìn, kiểu ngắm về thế sự xưa, nay. Thu Nguyệt và Hữu Phước cũng có nhiều tác phẩm dùng tài hoa giọng điệu tâm tình để trải lòng cùng người, cùng cảnh. Yên của Thu Nguyệt là một kiểu triết lí sâu sắc cho nổi niềm khắc khoải phân vân

Yên à? Yên có yên không?

Yên cười như tiếng hàng thông trên đồi Thông ngàn năm đứng đó chơi

Đâu cần chi biết đời vui hay buồn…

tựa như Nguyễn Công Trứ thở xưa Mai sau xin chớ làm người/ Làm cây thông đứng giữa trời mà reo. Niềm trầm tư sâu lắng lo âu khắc khoải cho thế sự muôn vàn đổi thay mà lòng người thì mãi mãi ân tình với thời thế muôn dân. Với giọng điệu này, Thu Nguyệt càng ý thức sâu sắc bằng câu hỏi tu từ gửi đến nhân vật thân tặng đó là chú Yên, Yên à, yên có yên luôn/ Yên nhìn suối vẻ con đường nước xuôi/ Mùa mưa dường đã qua rồi/ Mà sao thác đổ qua đồi vẫn reo (Yên - Thu Nguyệt). Bài thơ Cạn của tác giả cũng là một niềm suy nghĩ về biển rộng bao la, đời người nhỏ bé, tác giả nghiền ngẫm, suy tư cuộc đời tình người. Giọng điệu ấy mang lại sức sống vĩnh hằng cho hồn thơ bất diệt, có thể nói là như vậy

Ớn người ta ra đảo chơi

Nhìn biển để thấy cuộc đời nhỏ nhoi Thăm thẳm nước, bao la trời

Ta quây bốn phía một đời vẫn không Biển ngàn năm vẫn mênh mông Ta vài năm đã nghe lòng cạn khô

Ta loanh quanh mãi trên bờ

Đi trên cát rã mà mơ vĩnh hằng [37, 18].

Hữu Phước là nhà thơ có không ít bài thơ lộ tâm tình suy tư. Chất giọng ấy tạo cơ hội và niềm vui khi sáng tác về các mảng thơ thơ về thiên nhiên, con người. Khi tuổi con người qua thời gian màu bạc tóc, da nhăn là lúc người ta suy nghĩ nhiều về thế sự, có khi ở tác giả còn thấy được sự ngỡ ngàng của thời gian, cái gọi là “bóng câu qua cửa sổ”

Thời gian như là gió Nhẹ nhàng không ai hay Chợt giật mình quay lại Tuổi thơ chất đầy vai.

Hoặc đó còn là lời dạy chân thành của người mẹ lo cho con, ân cần tha thiết tựa lời ru ngọt ngào khi cái thuở trong nôi

Nhìn con lớn từng ngày Bằng tình yêu mơ ước Con ơi con có biết Tương lai là…hôm nay

và rồi lời dạy ấy còn cụ thể bằng cả trái tim nuôi dưỡng tâm hồn cho lớp trẻ

Chỉ chậm một chút thôi Thời gian thành quá khứ Hạnh phúc người vun bón

Tưới bằng cái hằng ngày (Thời gian).

Ở đây xin mượn tập thơ Trầm tích của Thai Sắc để miêu tả cho thấy chất giọng khắc khoải lo âu ở từng bài thơ khác nhau. Thai Sắc như muốn gởi gắm tâm tư của nhà thơ thời cuộc, nhà thơ của mọi suy tư chất chứa, Có một gã ngồi sau bóng nắng, Cõi ba chiều, Tản mạn lúc 0h09, Trầm tích, Chút triết lí vặt trong đêm… là những thực tế vốn có về giọng điệu niềm riêng khắc khoải lo âu.

Cho anh gọi tên em bên trời đất

Giữa đêm ngây huyền bí giọng côn trùng Bao rỉ rả chẳng thăng hoa giai điệu Niềm bi hoan vũ trụ cứ cà rung [53, 49].

Chính tâm sự “khắc khoải” lo âu ấy được tác giả lột tả qua bài Tản mạn lúc 0h09. Cụ thể nhất ở nỗi niềm riêng khi nằm bên lũ mà mãi nhớ về em, lo cho cuộc sống của nhân dân; nỗi đau buồn da diết, xót xa đến tận đáy lòng

Nằm bên lũ bóng tối lắm chuyện Mắt chong vào nỗi nhớ em Lặng em khắc khoải

Đêm trung tuần tháng chạp vòng nguyệt Mười ba còn dẹt lưỡi liễm

Đã gặt hái no đầy cánh đồng bóng đêm và Bầy sao rơi vãi

Trăng một mình căng buồm chở sự cô độc Và nuối tiếc về đâu? [53, 41].

Rất nhiều tác giả cảm nhận khái quát về niềm riêng tâm sự chủ thể trữ tình, ai ai cũng có những nốt nhạc trầm xao xuyến cho những “ngày rất gần và ngày cũng rất xa” nhưng với Thai Sắc như là một điệu lí buồn, cái buồn không của riêng ai. Bài thơ Chút triết lí vặt trong đêm của Thai Sắc là một gam màu sáng cho bức tranh suy ngẫm khoảnh khắc đời thường

Thời gian mở và thời gian lại khép Đời không xấu và đời không quá đẹp Người đang vui và người cũng đang buồn

để rồi càng da diết hơn với giọng điệu buồn khi đời không hoàn mỹ Anh có em và anh lại không em/ Mình hiện hữu và mình như hư ảo/ Trời tắt gió và trời làm ra bão/ Tay quên đan và tay níu chặt đời/...Ta bỗng cười và ta chợt khóc tuôn/ Lòng sa mạc và lòng nơi rừng thẳm/ Em bí hiểm và em hồn hậu lắm/ Nép trong ta và nép tận vách đời”. Thai Sắc luôn khơi lòng cho cảm xúc xuyến xao cùng tuôn trải ra dòng thơ nốt nhạc Có một gã ngồi sau kỷ niệm/ Thơ như mưa sạch những dòng thiền/ Nắng ngày mai mềm hơn dãi yếm/ Vắt qua lòng một thứ trinh nguyên.

Về tác giả Đồng Tháp, ở đây chưa có dịp nghiên cứu nhiều nhà thơ Nguyễn Giang San, Hữu Phước, Hoàng Tiễn…nhưng cũng xin lướt qua đôi nét về giọng điệu khắc khoải lo âu, và có lẽ chưa thể đầy đủ cho đặc trưng nghệ thuật, giọng điệu thơ, nhưng qua đây, bạn đọc như có chút “vấn vương nỗi lòng” về những trăn trở suy tư làm nên hình thức nghệ thuật

Bây giờ tháng bảy mưa ngâu

Vườn em mấy sợi dây trầu còn tươi Chưa qua hết nét môi cười

Tôi hun hút nhớ một thời mưa bay [55, 43].

Bài thơ Xa của Hữu Phước cũng gợi bao người về khắc khoải lo âu, Có thể có bão giông/ Có thể xanh vời vợi/ Ước nguyện mang tên mình/ Kiên trì là sẽ tới.

Như vậy, giọng điệu dù ở trạng thái nào vẫn góp phần cho phong cách, quan điểm và cái nhìn của tác giả nổi bật hơn. Chúng ta luôn tìm thấy ý nghĩa và thú vị của cuộc sống khi ngầm hiểu được giọng điệu tâm tình của các tác giả thơ tài năng, ủy mị. Có thể còn nhiều kiểu chất giọng khác hoặc một số thi phẩm có chất giọng khác nhưng chưa có dịp khảo sát nhưng từ đây phần nào chúng ta

cũng cảm thấy yên vui khi mà các nhà thơ Đồng Tháp luôn vươn mình đổi mới theo thời gian từ nội dung cho đến hình thức nghệ thuật. Sẽ là sự sai lầm thiếu sót khi cho rẳng có một tác giả không gửi gắm giọng điệu trữ tình nào ở tác phẩm của mình. Tác phẩm ấy hẳn không chắc có sức trường tồn mãi mãi.

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 87 - 92)