Cảm hứng ca ngợi, tự hào

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 46 - 49)

Xét về mặt logic, con người Đồng Tháp luôn hào hùng dũng cảm thì phải có tác phẩm miêu tả để ca ngợi con người cũng như vùng đất. Như thể loại thơ văn quần chúng (mà ở đây xin gọi là văn thơ dân gian của tỉnh nhà) có những tác phẩm khá tiêu biểu cho cảm hứng ngợi ca về chiến tranh như những khúc đồng vọng ngọt ngào về quê hương yêu quý. Đó là những tình cảm lớn lao của nhân dân khi gởi gắm tâm sự: Ai ơi ghé lại Tân Hòa/ Gái trai nổi tiếng quê nhà hùng anh (ca dao Đồng Tháp Mười). Xã Đốc Binh Kiều hùng anh lẫm liệt cũng ngất cao cảm xúc những anh hùng vì nghĩa quên mình như Thiên Hộ Dương và Đốc Binh Kiều… Họ là những vị anh hùng làm nên cảm hứng thơ ca trong thi phẩm Đồng Tháp còn đó là những hình ảnh sắc nét cho công cuộc chống giặc ngoại xâm Chiều chiều gió thổi mây bay/ Nhìn về Cao Lãnh thấy Tây chạy dài (xã Đốc Binh Kiều - Tháp Mười). Dẫu có thăng hoa cảm xúc, nâng cao hình ảnh con người chiến sĩ ở Đồng Tháp vẫn giữ được cá tính cần tôn vinh ở thời đại 30/ 04/ 1975. Bài thơ Năm 1975 của Thai Sắc là một nét độc đáo trong tư tưởng ngợi ca từ trí óc trộn lẫn đến con tim vì ngày chiến thắng bất diệt này. Để có năm 1975/ Đất nước đi qua cuộc trường chinh khói lửa/ Nỗi khát khao hòa bình làm bạc tóc lãnh tụ/ Ngày 30 - 4 xanh lại triệu mái đầu. Những nhà thơ nổi tiếng sáng tác phẩm chiến tranh Việt Nam và họ như những con người của thời đại hào hùng; những tác phẩm đậm dấu ấn ngợi ca như Hữu Thỉnh với Đường tới thành phố hoặc Nguyễn Trọng Oánh với Thành phố Hồ Chí Minh 1-5-1975,

Nguyễn Khoa Điềm với trường ca Mặt đường khát vọng… Ở Đồng Tháp, ngoài Thai Sắc có hàng chục tác giả với cảm hứng ngợi ca làm nên hình ảnh con người và đất đai vốn có nơi này. Bảo Định Giang với Đảng và mẹ, Người mẹ giao liên

- Hữu Nhân, Núi rừng ơi ta về - Thai Sắc… là một vài ẩn dụ cơ bản nếu chưa muốn nói là tiêu biểu Đoàn quân đội trùng trùng trời mưa/ Đoàn quân lội mênh mông rừng mưa/ Trường Sơn rợp phòng bước chân lính trận (Núi rừng ơi ta về - Thai Sắc).

Quả không sai, qua một số tư liệu, lịch sử Đồng Tháp trong giữ nước luôn thấm máu anh hùng Gò Tháp/ Tôi về dưới chân cỡi gió làm thơ/ Cùng Thống

Linh, Đốc Binh Kiều và bao dũng sĩ/ Gọi tên niềm kiêu hãnh ngàn đời/ Bay lên cùng với lúa (Trở lại Gò Tháp - Thai Sắc). Làm sao không ngợi ca không khí oai hùng mà cảm xúc được khi có nhiều anh hùng vì nghĩa vì dân. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng dũng cảm vượt qua bao mưa bom lửa đạn để có hòa bình như Quê nội - Bảo Duy hay Người mẹ giao liên - Hữu Nhân cũng đáng lắm, phải ngợi ca Chiếc khăn bàng nội cất mấy mùa đông/ Đưa cho đắp những đêm dài mưa lạnh/ Nội làm đất, bám làm bằng sức mạnh/ Của tình yêu con cháu quê hương/ Của lòng tin chiến thắng lũ điên cuồng/ Đang gieo rắc kinh hoàng trên quê nội [13, 434].

Cùng với cảm hứng ngợi ca, sáng tác một bài thơ tặng dâng các mẹ Việt Nam anh hùng, Minh Hoàng đã khơi dậy lòng yêu nước thiết tha nồng cháy, Lời ru dâng mẹ được tác giả sáng tác bằng cả con tim và khối óc. Cảm hứng ấy được Minh Hoàng gửi gắm niềm thương yêu và tâm trạng người mẹ lam lũ dành cho chiến tranh nhiều tình cảm lớn lao sâu nặng Lời ru xưa mẹ tiễn cha/ Tin vui chiến thắng, quê nhà chờ mong… Mẹ trông đến cả nát lòng/ Cha không về nữa… một lần mẹ đau/ Mẹ đau nước mắt trực tràu/ Tiễn con mẹ vẫn dạt dào niềm vui/ Rồi chiều thu rớt hung tin/ Con đi xã mãi… một mình… mẹ ơi!. Quả là tấm lòng người mẹ, mẹ bao dung tựa sánh cả biển trời, có ai qua được tình mẹ đối với chồng con và hơn hết đó là nỗi đau vì dân vì nước mà chồng con phải mất mát hi sinh. Ấy vậy, niềm tin vui vẫn lại tên nội mẹ Mẹ ơi!... kháng chiến thắng rồi/ Nỗi đau xưa hóa sáng ngời niềm vui/ Mẹ cười giấu giọt lệ rơi/ Sóng ôm ấp xác cha trôi về nguồn. Tất cả là niềm vui trộn trong nỗi đau chia li tách biệt. Lòng son sắt của mẹ vẫn còn đó tựa lời ru ngàn đời còn vọng mãi Tôi ru lời của nước non/ Có hình dáng mẹ sắt son rạng ngời/ Tôi ru đến cả cuộc đời/ Quê hương vọng mãi những lời nghĩa ân.

Cảm hứng ngợi ca con người Đồng Tháp kiên trung anh dũng là vậy, sự đổi mới về cái nhìn, quan niệm tư tưởng khi làng quê tươi đẹp thay đổi theo thời gian hoặc con người chân đất thôn quê mà nghĩa tình son sắt cũng được các nhà thơ chú ý tạo nét ngân vang để dòng thơ lãng mạn ở Đồng bằng sông Cửu Long thêm ngọt ngào, thi vị. Vì vậy khó mà phủ nhận khi có người cho rằng con người Đồng Tháp mang đậm sắc thái Nam bộ.

Một cái nhìn về thiên nhiên đẹp có đủ xuân hạ thu đông, Lê Minh Hùng với Hái bên đường như muốn dùng bút mực tàu vẽ bức tranh thủy mặc đa dạng độc đáo, mơ hồ mà ấn tượng. Tác giả như lạc vào vườn hoa thi vị với tứ thơ năm chữ tự do độc đáo mà dịu ngọt thanh tao Mùa thu hái bên đường/ Nụ tròn mắc cỡ/ Lấm sương… mùa hạ hái bên đường/ Chùm bông giấy đỏ/ Mỏng tơ/ Ta đi ngược gió/ Xa chờ/ Mùa thu hái bên đường/ Dặt dèo sim muộn/ Tìm môi khô/ Ta

chếnh vếnh say/ Men trái cuối mùa/ Mùa đông hái bên đường/ Tứ quý Mai gầy/ Vài nụ…. [25, 17]. Ngợi ca thiên đẹp không chỉ có tác giả Minh Hùng, còn nhiều lắm cách cảm nhận ngợi ca, yêu tha thiết quê hương đất nước. Bảo Định Giang miêu tả hoa sen, hay Nguyễn Kim Thán cũng có cảm hứng về thiên nhiên trong phong cách ngợi ca tô son điểm sắc cho đất Tháp Mười truyền thống anh hùng, nghĩa tình giàu đẹp Tháp Mười đẹp nhất bông sen/ Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ (Hoa sen - Bảo Định Giang); Bông sen điểm nụ giữa dòng/ Mảnh mai mà chịu bao lần phong sương/ Lượn trong gió thoảng đưa hương/ Như người Đồng Tháp kiên cường sắc son [13, 1030].

Làng quê thay đổi, mùa màng bội thu, con người vui vẻ hạnh phúc, xóm làng no ấm… là cách cảm nhận chung của nhiều nhà thơ Đồng Tháp dẫu với cảm hứng ngợi ca ở phạm vi nào đi nữa. Ca dao cũng đã có ngợi ca về sản vật Đồng Tháp nói chung, và cụ thể nói riêng từng chỗ khác nhau, nơi nào cũng ngọt ngào thanh tú. Trần Minh Tạo, Nguyễn Bình Yên như đã được học làm theo bài ca dao dân ca đậm đà quê hương. Xoài nào ngon bằng xoài Cao Lãnh/ Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân hay Ai ăn bông súng mắm kho/ Thì lên Đồng Tháp chớ lo nổi nào/ Muốn cho nước mạnh dân giàu/ Tầm vong, giáo mác đánh nhào thực dân.

Từ đó, Quýt hồng Lai Vung - Trần Minh tạo là một giọng điệu ngợi ca sản vật quê hương và cảm xúc thực của con người đất Tháp. Về Lai Vung gặp trái ngọt quýt hồng/ Chẳng biết một năm có mấy lần bẻ trái/ Đôi mắt em xanh gom cả mùa con gái/ Vị ngọt đồng bằng em gởi mãi cho anh hoặc cách tả của tác giả Nguyễn Bình Yên cũng là một sức ngợi ca trìu mến Xoài Đông Định thơm dần ra bờ cát/ Mùa mịn màng xanh những tiếng mưa (Tháng 7 ở Tân Thuận Đông). Với đàn sếu Tam Nông, Phan Ngọc Quang đã ngợi ca vẻ đẹp văn hóa truyền thống vùng Tràm Chim - Tam Nông, chính nơi ấy góp phần nhỏ đưa đất nước đi xa khi nơi này được phong tặng khu du lịch Ta giữ lấy đàn sếu/ Giữ lấy sự giàu có/ Giữ lấy sự quý giá… Chim mái đậu trong trái tim đất Tháp/ Và sẽ mang đất nước tới xa xôi/ Gọi bạn bè về đây xây hạnh phúc.

Cảm hứng ngợi ca gắn liền sáng tạo văn chương, rõ nét nhất có thể là thơ trữ tình. Thơ trữ tình Đồng Tháp không ít những bài như thế, không phải thi sĩ nơi đây chìm đắm trong mê man hào sảng mà chính sự thật của thiên nhiên con người, cuộc đời nhân dân thời chiến đã tạo bao cảm hứng để thi ca phát triển. Ngoài ca ngơi thiên nhiên vạn vật, lòng tư hào về con người đất đai, về oanh liệt hào hùng thời chiến, thơ địa phương còn phản ánh một phần sự thay đổi trong công cuộc xây dựng làng xóm yên vui êm thắm Thân tre vươn đến tầm cao/ Ăng

ten như lược chảy vào tóc mây/ Điện về thắp sáng cỏ cây/ Xóm thôn thịnh vượng thợ thầy an khang (Chiều trên quê mới - Nguyễn Chơn Thuần).

Hoặc đó còn là cảm hứng ngợi ca con đường tráng nhựa, khu du lịch miệt vườn thú vị, một cây cầu làm xóm thôn vui vẻ vì được nối đôi bờ ngăn cách, hay đó là sự ngợi ca trong niềm hứng khởi vụ lúa tốt tươi làm tươi xanh mát mẻ, ao cá ruộng đồng thành quả cuộc sống hôm nay. Sự đổi mới ấy đôi khi làm thi nhân phải ngỡ ngàng Đường mở rộng thêm lộ tráng phẳng lì/ Nhà trẻ ông viên xanh màu trời đẹp/ Nhìn trẻ nô đùa chân chẳng muốn đi (Bài thơ trên công viên - Lại Trí Huệ).

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w