Nội dung đề cao con người lao động

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 34 - 36)

Con người Đồng Tháp có tấm lòng phóng khoáng, lạc quan, yêu đời như bao vùng miền khác nhưng cũng được nhận xét là mộc mạc, nhiệt tình lại cần cù chịu thương chịu khó. Ở hoàn cảnh nào thì con người Đồng Tháp vẫn mộc mạc chân quê. Ở các phần trước đã nói qua về vùng đất và con người Đồng Tháp, người xưa có câu lửa thử vàng, gian nan thử sức. Vì vậy con người Đồng Tháp luôn cố gắng vượt qua tất cả gian nguy thời chiến ác liệt của đạn bom chết chóc để rồi thời bình yên dấn thân vào lao động cơ cực, cần cù… Hình ảnh người mẹ già nuôi con ăn học thành tài, người nông dân chân đất đấu tranh với thiên tai hạn - lũ; hình ảnh nhân dân nơi này như cây sen, cây súng giữa đồng bình dị mà ngọt ngào hương sắc được Hữu Phước chỉ ra “người mẹ nắng cháy lưng” như trong thơ Tố Hữu hay các bà mẹ ngâm mình trong nước đội nắng đội mưa vì miếng cơm manh áo Có lẽ mấy ngày qua mẹ dầm mình dưới nước/ Chân ngập bùn, đầu nắng dội, mưa chan/ Để sáng nay mang hàng ra chợ bán/ Bông súng trắng tươi, thân súng mềm [44, 44].

Cũng hình ảnh người mẹ đã mở màn cho cuộc đời cơ cực, Thai Sắc bộc lộ các cụm từ nghe có vẻ thi vị hóa mà thật chân tình vô cùng. Đón mẹ là một dòng tâm sự dành cho đứa con hiếu thảo thấu hiểu nỗi lòng người mẹ bao la quảng đại

Cả một đời tần tảo chốn ruộng vườn/ Lối mẹ đi hằn dấu quen lam lũ/ Bàn tay mẹ vịn cổng làng rêu/ Phủ mắt huớng đặn con phiêu bạt phương trời. Cũng dòng xúc cảm ấy, tác giả Thai Sắc như muốn nói thay trái tim người mẹ nghèo lam lũ mà tình nghĩa khiết trong bám đất bám làng không xa quê nửa bước dẫu chốn thành thị có làm cho ai kia lóe mắt. Mùi đất quê đã níu chân người mẹ, tình cảm tha thiết ấy, cuộc sống bình dị như khoai như sắn ấy đã làm nao lòng bao đứa con xa xứ lắm tình nhiều thảo hiếu Cứ mỗi lần về đón mẹ dở dang/ Con lại thấy nôn nao như có lỗi/ Cuộc đời mẹ tựa củ khoai hạt lúa/ Chẳng khi nào muốn dứt khỏi đất quê. Ngoài hình ảnh người mẹ, bao thân phận người phụ nữ có nhiều gian khó mà đậm tình sâu nghĩa cũng được khai quát tỉ mĩ từ tầm quan sát cho đến cảm nhận sâu sắc cái nghĩa, cái tình. Hình ảnh bà Ngoại, chị Hai cũng phác họa chân

tình mộc mạc với sức lao động kiên cường, tạo ra lợi ích cho nhân loại quanh mình. Thu Nguyệt trong tập Hoa cỏ bên đường với bài thơ Chị Hai đã cho thấy tấm lòng đôn hậu thiết tha tựa như câu Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa/ Miệng nhai cơm bún lưỡi lừa cá xương. Tác giả viết Thay mẹ nuôi đàn em thơ dại/ Chị luôn bảo rằng chị chỉ thích miếng xương. Nói là nói thế, dù chật vật đến mấy ai ai cũng ước mơ có bữa no mặc đẹp, thức ăn ngon. Trần Tấn Thảo cũng diết da xúc cảm khi miêu tả đời ngoại lắm gian truân khổ ải, ấy vậy mà hình bóng ngoại cứ chập chờn đơn lẻ ẩn hiện mãi nơi nào đó khi ở ngoài trời hay nơi nhà của ngoại.

Nhớ Ngoại là một ký ức đẹp qua không thời gian Ngoại vun xới dây bầu dây bí/ Dạy con từng mũi chỉ đường kim/ Bây giờ tôm cá bóng chim/ Bầu khô bí héo biết tìm ngoại đâu. Bốn câu cuối của bài này được tác giả nhắc lại như thời thơ ấu của tấm lòng người con, người cháu xa quê thổn thức Con thương ngoại một thời cơ cực/ Tiếng chùa chiều thổn thức lòng con/ Công cha nghĩa mẹ chưa tròn/ Ngoại già ngoại chết con còn chi đây.

Nguyễn Giang San, một cây bút trẻ những năm đầu thập niên mười của thế kỷ 21 cũng có nhiều dòng thơ nói về đề tài người mẹ, người chị và bà ngoại lưng còng. Tuy thuộc lớp nhà thơ trẻ nhưng Giang San đã có cảm nhận nhiều triết lí chân chính, chí tình. Ở Bài học đầu tiên tác giả viết Dân quê mình những bàn tay thô/ Một luống cày chưa đủ nghèo đâu/ Các em đến trường áo trắng đẹp như nhau/ Là mẹ cha đang dầm mưa dãi nắng/ Hạt gạo nhiều khi là hạt gạo đắng/ Phù sa về mang nặng những âu lo [54, 25]. Sau người mẹ là bóng dáng người cha Về với dòng sông là một ví dụ của lòng hiếu thảo.

Có phải chăng là nhà thơ nữ nên cảm được tấm lòng của cô gái ngay khi là cô gái bán dừa ở chợ Cao Lãnh, Bạch Phần đã ca ngợi cuộc sống mưu sinh tìm kiếm đồng lời từ hoa trái Em là cô gái bán dừa tươi/ Má đỏ hây hây mắt như cười/ Chưa chớm buồn riêng chưa biết yêu/ Mỗi ngày qua lối chợ thân quen/ Em níu chân tôi bởi câu chào/ Tháng ngày tất bật cùng mưa nắng/ Da vẫn trắng hồng môi vẫn tươi. Thi sĩ không kiềm nỗi cơ nhở con người quê mình mưa nắng gian truân mà lắm khi mưa thuận gió hòa, thi sĩ càng thương cảm được nỗi cơ cực ấy mà lại lắm không may vì giông tố mưa lũ tràn qua trắng cả ruộng đồng

Lúa đứng chờ phân, đất níu người/ Dân mình cơ cực lắm ai ơi/ Chắt chiu từ hạt đời hạt gạo/ Giông tố tràn qua cướp mất rồi (Thương về Bình Tấn - Bạch Phần). Đó là những vần thơ gắn bó với đồng quê thôn dã Tháp Mười.

Trong tập thơ Miệt vườn, Thai Sắc đã hóa thân vào cây lúa bên dòng kênh xanh mướt với Làng lúa quê tôi đã gợi bao cảm xúc về hình ảnh con người chắt chiu trong bao mùa nước nổi mưa sa, bùn sâu máu đổ. Nếu không có nỗi cơ cực ắt không có thành quả của cuộc sống con người cũng không vì thế mà biết được

ở đâu hạnh phúc Làng lúa quê tôi/ Ngã tư dòng kênh/ Nhưng không có ngã tư cuộc đời/ Người yêu thương nhau bằng tình yêu hạt lúa/ Chắt từ nước nổi mưa sa, buồn sâu máu đổ/ Ngày xưa đến tận bây giờ…[48, 19] Hoặc ở bài Miệt vườn ra giêng tác giả cũng vẽ lên bước chân dung con người cần mẫn lao động vất vả, hơn ai hết đó là người cha, người mẹ khổ công cho việc vun trồng Tết nhứt vừa xong nhà lại vắng/ Má ngoài vườn ruộng, ba ngoài sông/ Ra giêng bề bộn bao công chuyện/ Lại một năm gieo cấy vun trồng. Bài thơ Cầu treo Tam Nông - Lê Minh Hùng cũng có những câu thơ đầy ý vị về cuộc sống của con người Đồng Tháp, vùng nông nghiệp nắng mưa, kênh rạch phì nhiêu: Nơi đây xưa má lội vô đồng/ Lưng còng xuống vớt từng hạt thóc/ Đời cơ cực chìm trong cỏ lác/ Biết đâu ngày có chiếc cầu treo?

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 34 - 36)