3. Giá trị thẩm mỹ
2.1.2 Khái niệm ngôn ngữ thơ
Thơ là một thể loại thuộc về sáng tác văn học nghệ thuật. Vì vậy, ngôn ngữ thơ trớc hết phải là ngôn ngữ văn học, có nghĩa là Ngôn ngữ mang tính nghệ
Luận văn Thạc sỹ
của hệ thống nhịp điệu, đảm bảo tính tối đa về nghĩa trên một đơn vị diện tích ngôn ngữ chật hẹp, lại mang sắc thái chủ quan của ngời viết trong một mức độ cần thiết đã tạo cho ngôn ngữ thơ ca những phẩm chất đặc biệt.
Ngôn ngữ thơ ca là đỉnh cao của sự chắt lọc, là sự biểu hiện tập trung nhất tính hàm súc, mĩ lệ, phong phú của ngôn ngữ. Quá trình sáng tạo ngôn ngữ của thơ ca cũng giống nh ngời lọc quặng Rađiun, lọc lấy tinh chất, tìm ra trong cái bề bộn của những tấn quặng những từ đẹp, ánh sắc kim cơng. Ngôn ngữ thơ phải cô đọng giàu sức biểu hiện và đúc lại nh huân chơng. Mỗi từ ngữ, hình ảnh trong thơ đều phải kết tinh đợc một dung lợng lớn về cuộc sống tạo nên những tín hiệu thẩm mỹ có sức ám ảnh, mê hoặc ngời đọc, đó là sự trình bày bằng hình
thức ngắn ngọn và súc tích nhất đối với các tổ chức ngôn ngữ có vần điệu và các quy luật phối âm riêng của từng ngông ngữ nhằm phản ánh cuộc sống tập trung và khái quát nhất dới dạng các hình tợng nghệ thuật [11, 19] Một bài thơ
là Những ngôn ngữ sáng tạo đứng trong những trật tự hoàn hảo (Côlêritgiơ). Bởi thế, nhiều ngời đã khẳng định: thơ là sự kết tinh và thăng hoa của nghệ
thuật ngôn từ. Trong thơ, ngôn ngữ dễ có điều kiện bộc lộc năng lực biểu hiện và vẻ đẹp hơn so với ngôn ngữ đợc vận dụng trong các lĩnh vực khác.
ở phạm vi thể loại, ngôn ngữ thơ đợc hiểu là một chùm đặc trng ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp nhằm biểu tợng hoá, khái quát hoá hiện thực khách quan theo cách tổ chức riêng của thơ ca. Đó là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái
đản bắt ngời tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc, và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này [30, 23]. Điều ấy chỉ có đợc trong thơ mà không có ở
bất kỳ một thể loại nào khác trong văn học. Hình thức tổ chức đặc biệt của thơ trữ tình khiến cho cái đợc nội cảm hoá không chỉ là ý nghĩa, cảm xúc đợc biểu hiện mà còn là chính là bản thân ngôn từ. Cũng nh vậy, ngời đọc thơ không chỉ là lĩnh hội cái điều mà nhà thơ muốn nói ra mà còn tiếp nhận trọn vẹn, nội cảm hoá trọn vẹn hình thức ngôn từ của bài thơ. Ngợc lại, trong văn xuôi không thể cung cấp cho ta một sự lĩnh hội tuyệt đối nh thế, bởi cái ý nghĩa đợc biểu hiện
Luận văn Thạc sỹ
của văn xuôi, tự sự mới là mục đích duy nhất, ngôn từ chỉ đóng vai trò nh một chất liệu có tính tơng đối. Trong thơ ca, hình thức tổ chức ngôn từ không chỉ là phơng tiện mà còn đợc coi nh mục đích bắt ngời đọc phải nhớ mãi. Bởi nếu ngời đọc quên ngay hình thức diễn đạt thì không thể cảm xúc và suy nghĩ đợc.
Ngôn ngữ trong thơ không dày đặc nh trong văn xuôi mà chia cắt ra thành nhiều phần ngắn hay dài theo âm luật. Ngôn ngữ thơ đợc tổ chức có vần, có nhịp, có ngắt mạch, có số lợng âm tiết, có đối, có số câu, có niêm luật, có sự vận dụng về trọng âm và trờng độ... theo một mô hình cực kỳ gắt gao. Nhng cái gắt gao ấy của mô hình là chỗ dựa cho trí nhớ. Mô hình càng chặt chẽ thì càng dễ nhớ và càng dễ lu truyền.
Ngôn ngữ thơ cũng là ngôn ngữ tập trung đậm đặc các biện pháp nghệ thuật tu từ: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, đảo ngữ tạo nên những hình ảnh vừa cụ…
thể vừa tợng trng gợi lên những liên tởng phong phú.
Chính nhờ cách tổ chức ngôn ngữ độc đáo ấy mà ngoài ngữ nghĩa thông báo của bài thơ ta còn có những ngữ nghĩa khác. Điều đó làm nên tính đa tầng ý nghĩa của thơ, giúp nhà thơ chuyển tải tối đa sự phức tạp, tinh tế vô cùng của tâm trạng, tình cảm con ngời trong sự hữu hạn của câu chữ.
Do hình thức đặc biệt trên nên ngôn ngữ thơ luôn gây đợc ấn tợng cảm xúc mạnh mẽ cho ngời đọc, ngời tiếp nhận. Cái mới lạ, bất ngờ của tổ chức ngôn ngữ thơ bắt ngời đọc phải suy nghĩ, giải mã với khao khát chiếm lĩnh trọn vẹn nội dung lẫn hình thức. Bởi vậy, thơ muôn đời hấp dẫn ngời đọc.
2.2.Thơ Chế Lan Viên