Giá trị biểu cảm

Một phần của tài liệu So sánh tu từ trong thơ chế lan viên (qua khảo sát ba tập di cảo thơ) (Trang 35 - 37)

So sánh tu từ mang sắc thái biểu cảm cao. Theo ông Cù Đình Tú: { }…

chức năng nhận thức không phải là riêng cho so sánh tu từ mà còn là của so sánh luận lý. Sự khác nhau là ở chỗ so sánh tu từ còn là phơng tiện biểu cảm

(TR 278). Bằng việc sử dụng so sánh tu từ, ngời ta thể hiện kín đáo mà sâu sắc tình cảm, cảm xúc và thái độ, sự đánh giá về đối tợng.

Ví dụ, nếu nh so sánh Đen nh bồ hóng mang màu sắc trung tính, nhằm miêu tả một hiện thực thì so sánh Đen nh chó mực lại có hàm ý xấu. Tùy tình huống mà nó có thể là một lời chê, hay thậm chí là một lời nguyền rủa.

Cũng chính vì thế mà sự thay đổi chuẩn so sánh, đi ngợc lại những gì đã thành thói quen, thành chuẩn mực cũng chính là biểu hiện bất thờng, qua đó hàm chứa thái độ ngời so sánh. Trong con mắt thẩm mĩ truyền thống của ngời phơng Đông, thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp, vì thế chiều thuận trong t duy so sánh truyền thống là: con ngời (với tất cả những đặc điểm về hình thức và phẩm

Luận văn Thạc sỹ

chất) nh… … thiên nhiên (với mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông ).… Vì thế, không thể không chú ý khi bắt gặp những so sánh:

- ở đây hoa cũng đẹp nh ngời ( Lý Bạch) - Lá liễu dài nh một nét mi (Xuân Diệu)

- Tiếng suối trong nh tiếng hát xa ( Hồ Chí Minh)

Hoa, lá liễu, tiếng suối là những hình ảnh tợng trng cho vẻ đẹp của thế

giới tự nhiên. Bản thân chúng đã là đẹp, lấy chúng để ví với con ngời (cả về hình dáng lẫn phẩm chất), con ngời bỗng trở thành chuẩn so sánh của cái đẹp. Và nh thế, con ngời còn đẹp hơn cả thiên nhiên. Đó cũng là điểm nhấn tu từ, thông

tin biểu cảm của những so sánh trên.

Sự đảo ngợc chiều liên tởng truyền thống cũng nh sự thay đổi chuẩn so sánh tạo nên những cấu trúc bất thờng và sự lựa chọn ấy bộc lộ thái độ của ngời so sánh. Lý Bạch muốn ca ngợi vẻ đẹp của Dơng Quý Phi, một vẻ đẹp mà đến nh hoa, biểu tợng cho cái đẹp cao nhất của tự nhiên – cũng phải soi vào. Xuân Diệu nhìn nét duyên dáng của thiên nhiên mà hình dung ra vẻ đẹp của con ngời. Còn Bác cũng nghe tiếng suối mà liên tởng đến tiếng hát ngọt ngào quyến rũ…

Tất cả đều coi con ngời là trung tâm, là chuẩn mực của cái đẹp.

So sánh tu từ không chỉ thể hiện thái độ, sự đánh giá mà còn bộc lộ thế giới tâm hồn, tình cảm, tâm trạng của ngời sử dụng. Qua các so sánh tu từ, tác giả bày tỏ niềm vui, nỗi buồn và những cung bậc tình cảm khác nhau. Nhà thơ Xuân Diệu đã biểu lộ một tình yêu mạnh mẽ, đến vồ vập, thái quá qua một so sánh tu từ:

Đã hôn rồi hôn lại Cho đến mãi muôn đời

Đến tan cả đất trời Anh mới thôi dào dạt

Cũng có khi ào ạt Nh nghiến nát bờ em

Luận văn Thạc sỹ

(Biển) Hay có khi lại là sự thất vọng:

Lòng anh là một cơn ma lũ Đã gặp lòng em là lá khoai Ma biếc tha hồ rơi giọt ngọc Lá xanh không ớt đến da ngoài

(Nớc đổ lá khoai – Xuân Diệu) Qua so sánh tu từ, ngời sử dụng có thể bộc lộ nỗi nhớ sâu sắc bằng hình ảnh:

Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu

(Ca dao)

Nỗi nhớ ông bà, nhớ tổ tiên nguồn cội trở nên tha thiết, sâu nặng khi nỗi nhớ ấy đợc so sánh với hình ảnh cụ thể, mộc mạc, bình dị, gần gũi nuộc lạt

Hay cái trạng thái cảm xúc tởng chừng nh khó có thể diễn tả tinh tế hơn đ- ợc nữa:

Chiều đi trên đồi êm nh tơ Chiều đi trong ngời êm nh mơ

(Bích Khê)

Không thể làm cái việc không tởng là dẫn ra cho hết những hình ảnh mà các tác giả đã sáng tạo trong so sánh tu từ. Bởi có bao nhiêu so sánh tu từ là có bấy nhiêu hình ảnh so sánh. Chỉ biết rằng chúng thật giàu có về giá trị gợi hình, giá trị biểu cảm.

Nh vậy, so sánh tu từ không chỉ đem lại sự nhận thức chính xác, mới mẻ gợi những hình ảnh bất ngờ, độc đáo, cụ thể mà còn thể hiện sâu sắc thái độ, tình cảm, cảm xúc của con ngời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu So sánh tu từ trong thơ chế lan viên (qua khảo sát ba tập di cảo thơ) (Trang 35 - 37)