Khái niệm thơ

Một phần của tài liệu So sánh tu từ trong thơ chế lan viên (qua khảo sát ba tập di cảo thơ) (Trang 39 - 41)

3. Giá trị thẩm mỹ

2.1.1 Khái niệm thơ

Thơ là một hình thức sáng tác văn học đầu tiên của loài ngời. Chính vậy mà có một thời gian rất dài, thuật ngữ “thơ” đợc dùng chỉ chung cho văn học. Thơ có lịch sử lâu đời nhng để tìm một định nghĩa thể hiện hết đặc trng bản chất của nó cho việc nghiên cứu thơ ngày nay thì thật không dễ. Không phải không có định nghĩa về thơ, trái lại còn rất nhiều. Nhiều ý kiến cho rằng: hình nh có bao nhiêu nhà thơ, bao nhiêu nhà nghiên cứu thì có bấy nhiêu cách định nghĩa về thơ. Khó khăn trong việc chọn một định nghĩa về thơ đợc mọi ngời chấp nhận xuất phát từ chỗ, kể từ khi ra đời đến nay, thơ ca đã không ngừng vận động biến đổi cùng tiến trình văn học. ở mỗi giai đoạn lịch sử văn hoá, quan niệm về nội dung, hình thức thơ khác nhau. Đó là lý do khó tìm đợc một định nghĩa tiêu biểu, ổn định cho thơ. Tình hình đó không riêng cho một nền văn học nào.

Luận văn Thạc sỹ

ở Việt Nam, quan niệm về thơ trớc kia gần nh xuất phát từ nội dung, xem nội dung nói về điều gì, đó là điều quan trọng hàng đầu của thơ. Phan Phu Tiên, thế kỷ XV, khi biên soạn Việt âm thi tập tân san, là quyển tập hợp tuyển thơ ca các đời – từ đời Trần đến đời Lê, đã viết: Trong lòng có điều gì, tất hình thành

ở lời; Cho nên thơ để nói chí vậy. Thơ nói chí (Thi ngôn chí) [23, 10]

Từ đầu thế kỷ XX, đời sống xã hội ở Việt Nam có những biến đổi sâu sắc, lớp ngời mới với cách sống mới, suy nghĩ mới, tình cảm mới xuất hiện. Chính Tản Đà, rồi các nhà thơ mới với những cách tân táo bạo đã làm đổi thay bộ mặt thơ ca nớc nhà, hoàn tất quá trình hiện đại hoá thơ ca cả nội dung lẫn hình thức. Từ đấy đến nay, các ý kiến về thơ cũng mở ra một cái nhìn mới xác hợp với đặc trng của thơ ca hơn. Về cơ bản có thể xếp các quan niệm, định nghĩa về thơ thành một xu hớng sau:

- Xu hớng mang tính chất huyền bí: Thuộc xu hớng này phải kể tới Hàn Mặc Tử: Làm thơ tức là điên, và Chế Lan Viên: Làm thơ là làm sự phi thờng.

Thi sĩ không phải là ngời, nó là Ngời Mơ, Ngời Say, Ngời Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát hiện tại. Nó xáo trộn dĩ vãng. Nó ôm trùm tơng lai. Ngời ta không hiểu đợc nó, vì nó nói những cái vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lý. (Tựa Điêu tàn, XB 1957) còn nhóm Xuân Thu nhã tập thì định nghĩa: Thơ là cái gì huyền ảo, tinh khiết, thâm thuý, cao siêu.

- Xu hớng dựa trên nội dung phản ánh: thơ gắn với cuộc sống con ngời, tiêu biểu nh: Lu Trọng L Thơ là sự sống tập trung cao độ, là cái lõi của cuộc sống, Tố Hữu: Thơ là cái nhuỵ của cuộc sống, Thơ là chuyện của đồng điệu,

Sóng Hồng thì: Thơ biểu hiện cuộc sống một cách cao đẹp.

- Xu hớng dựa trên cấu trúc ngôn ngữ: Tiêu biểu cho xu hớng này phải kể đến Phan Ngọc. Trong Thơ là gì? ông viết: Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ

hết sức quái đản để bắt ngời tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này [29, 18].

Luận văn Thạc sỹ

- Xu hớng dựa vào tính nội dung của hình thức: đây là những quan niệm, định nghĩa tiếp cận thơ của các nhà thi pháp học. Theo họ thì mối quan hệ giữa hình thức và nội dung trong thơ có tính đặc thù: Sự thống nhất hình thức và nội

dung phải đợc hiểu là nội dung hoá thân vào hình thức, biểu đạt nội dung, mang tính nội dung. Hình thức là phơng thức tồn tại và biểu hiện nội dung. Muốn hiểu đợc nội dung chỉ có một con đờng là đi sâu khám phá về hình thức

[37, 24].

Chúng ta có thể nhận xét khái quát: xu hớng mang tính chất huyền bí có phần đề cao nghệ sĩ là con ngời khác thờng, siêu phàm. Họ nói rằng sự thống nhất giữa nội dung và hình thức thơ chính là sự thống nhất giữa cái hợp lý và cái vô lý mà chỉ có ngời siêu phàm mới hiểu đợc. Còn xu hớng dựa trên cấu trúc ngôn ngữ có phần dựa trên trực quan cảm tính cái hình thức để nhận diện thơ, tức chỉ chú ý phần xác mà không chú ý phần hồn. Trong khi đó xu hớng dựa vào tính nội dung của hình thức thì các nhà thi pháp cũng quan tâm đến hình thức thơ nh- ng đó là cái phần hồn, cái phần hồn đợc cảm nhận dựa vào siêu giác quan. Cuối cùng là xu hớng dựa vào nội dung, chỉ tập trung vào nội dung phản ánh tuy chính xác nhng cha lu ý đến mặt hình thức, một nhân tố cùng với nội dung làm nên chỉnh thể tác phẩm.

Kế thừa các quan niệm trên, một nhóm tác giả Việt Nam gồm các nhà nghiên cứu: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã đa ra một định nghĩa mang tính khái quát thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể

hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu[14, 262]. Định nghĩa này đã cho chúng ta một cái

nhìn đầy đủ, bao quát đặc trng của thơ về nội dung phản ánh cũng nh phơng thức phản ánh.

Một phần của tài liệu So sánh tu từ trong thơ chế lan viên (qua khảo sát ba tập di cảo thơ) (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w