Thạch Thành, một huyện miền núi của Thanh Hóa, vốn là vùng sâu, vùng xa. Trớc cách mạng tháng 8 năm 1945 chỉ có nền kinh tế nông nghiệp độc canh, với kỹ thuật sản xuất cực kì lạc hậu (Phát đốt rừng, dùng cọc nhọn thọc hốc tra hạt...). Ruộng lúa nớc thì dùng cày chìa vôi, bừa chùi, cấy xong phó mặc cho thiên nhiên, hạn, lụt đều bó tay. Năng xuất rất thấp 70 đến 80 kg/sào. Nông nhàn không có nghề phụ quanh năm hái củi đổi cơm sống nhờ vào rừng, đời sống vô cùng thiếu thốn. Mỗi năm thiếu ăn từ 5 đến 6 tháng.
Bên cạnh nền kinh tế đói kém nhân dân Thạch Thành trớc cách mạng tháng 8 năm 1945 ngoài bị áp bức thống trị của thực dân phong kiến còn chịu sự áp bức bóc lột của Lang Đạo. Cuộc sống đã cơ cực càng cơ cực hơn. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 một chân trời mới rộng mở, nhân dân hân hoan chào đón chế độ mới. Ngày 10 tháng 11 năm 1945 Chi bộ Đảng Thạch Thành chính thức thành lập (Huyện ủy lâm thời). Gồm 7 Đảng viên do đồng chí Phạm Văn Giản làm Bí th gánh sứ mạng lịch sử lãnh đạo nhân dân trong huyện tiến hành cách mạng(34).
Đảng bộ đã từng bớc thực hiện đờng lối của TW, của tỉnh tiến hành cải cách dân chủ: Giảm tô, Giảm tức, xóa nợ... Thạch Thành là huyện miền núi duy nhất của tỉnh Thanh Hóa tiến hành phát động giảm tô (1953) và cải cách ruộng đất (1955). Thực hiện triệt để khẩu hiệu “Ngời cày có ruộng”. Nghe theo tiếng gọi của Đảng, nông dân sau khi có ruộng đã vào tổ đổi công, hợp tác xã cấp thấp, cấp cao... để cùng nhau sản xuất. Huyện đã huy động nhân tài vật lực trong huyện cùng với sự hỗ trợ của Nhà nớc làm hàng trăm hồ đập, vài năm gần đây kiên cố hóa kênh mơng, chủ động tới khi hạn chống tiêu đảm bảo lúa, mầu phát triển bình th- ờng. Có ruộng, có nớc, có tổ chức hợp tác xã. Trong huyện liên tục cải tiến công cụ, cải tiến kỹ thuật, thay đổi giống cây năng xuất cao, đầu t nhân công, phân bón, thuốc sâu... tạo ra năng xuất cao 5tấn/vụ/ha. Hàng chục năm lại đây Thạch Thành đã có phong trào cơ cấu lại mùa vụ, cây con... đẩy mạnh nông nghiệp phát triển. Đại hội đại biểu Huyện Đảng bộ lần thứ XVII (Tháng 9 năm 1986) mở đầu thời kỳ đổi mới của huyện. Đại hội đã kêu gọi cán bộ Đảng viên, chiến sĩ trong lực lợng vũ trang cùng toàn thể nhân dân “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, tính chủ động sáng tạo... Quyết tâm làm xoay chuyển tình hình, xây dựng huyện giàu mạnh hòa nhịp với bớc phát triển mới của cách mạng cả nớc.
Trong vòng 20 năm đổi mới (1986 – 2006), tổng sản lợng đã tăng từ 21.000 tấn (1986) lên 37.000 tấn (2006), căn bản giải quyết lợng thực, có dự trữ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hớng tích cực.
- Năm1986, Nông lâm nghiệp 50%, Công nghiệp 25 – 30%, dịch vụ 30%; cơ cấu Công nghiệp chế biên, nông lâm nghiệp, dịch vụ.
- Năm 2005, Nông nghiệp chiếm 39,7%, Công nghiệp 47,5% (35).
Trong chặng đờng 2 thập kỷ thực hiện công cuộc đổi mới quê hơng có thể chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 đến 10 năm đầu (1986-1995) là giai đoạn Đảng bộ và nhân dân Thạch Thành bắt đầu triển khai chủ trơng, nội dung đổi mới của Đảng, thành tựu đạt đợc là tơng đối toàn diện, tạo niềm tin, sức bật mới để bớc vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn (1996 đến 2005). Nền kinh tế trong huyện đang đi vào thế ổn định và phát triển, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân từng bớc đợc cải thiện. Bộ mặt nông thôn đợc đổi mới, cơ cấu kinh tế từng bớc chuyển dịch theo hớng CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Hình thành các vùng kinh tế hàng hóa (Thị trấn công nghiệp Vân Du: Nhà máy đờng Việt - Đài 6.000tấn/ngày, Nhà máy ván ép, Trại lợn mỗi tháng xuất hàng ngàn tấn ). Năm…
1995 sản lợng lơng thực toàn huyện đạt 30 000 tấn, bình quân đầu ngời đạt 2,35kg/năm. Với bớc tiến ấy Thạch Thành không những trang trải đợc nhu cầu l- ơng thực trong huyện mà còn có khối lợng cung cấp ra ngoài tỉnh.
- Giai đoạn 2 (1996-2005): Giai đọan đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới theo hớng CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện. Tốc độ tăng trởng kinh tế đạt khá. Tổng sản lợng lơng thực đạt 51.800 tấn lơng thực bình quân đầu ngời là 350Kg/năm. Đặc biệt cây mía là cây kinh tế mũi nhọn sản lợng cao; năm 2005 đạt 350.000tấn; hàng năm thu hút hàng trăm tỷ đồng đầu t sản xuất mía nguyên liệu giải quyết hàng vạn lao động có việc làm.
- Nhận thức đầy đủ thực tiễn kinh tế của huyện trớc cách mạng tháng 8 năm 1945 càng tự hào hơn về thành tựu đạt đợc từ 1945 đến nay. Đặc biệt là thành tựu kinh tế của huyện trong 20 năm đổi mới (1986 đến 2005). Phát huy những kết quả đã đạt đợc, nhận rõ những khuyết điểm, thiếu sót trong thời gian qua (Tốc độ tăng trởng kinh tế, giải quyết việc làm cho ngời đến tuổi lao động còn chậm. Việc xóa đói giảm nghèo khắc phục chậm, cả huyên còn 13% hộ nghèo theo tiêu chí cũ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn cao: Năm 2001 là 1,5%, số ngời sinh con thứ 3 còn chiếm 17% (Năm 2002). Đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn, đặc biệt là các xã vùng cao. Tuy vậy chắc chắn Thạch Thành sẽ từ mình vơn lên hòa nhập cùng với cả nớc vững bớc tiến lên dới sự lãnh đạo của Đảng, từng bớc thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, góp phần CNH, HĐH nông thôn Thạch Thành, Thạch Thành là thiết thực xóa đói giảm nghèo và nhiều thành tựu mới rực rỡ hơn.