Truyền thống văn hóa, lịch sử:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục ở bậc THPT huyện thạch thành tỉnh thanh hoá (Trang 50 - 57)

Một vùng đất cổ 12.000 năm, 10.000 năm, 7.000 năm đã có dấu chân ngời. Họ là chủ nhân của 3 nền văn hóa: Sơn Vi, Hòa Bình, Bắc Sơn. Hang Con Moong ở bản Mọ xã Thành Yên, Thạch Thành là di chỉ đã đợc các nhà khảo cổ phát hiện năm 1975 và do tầm quan trọng của nó nên năm 1976 đã đợc khai quật và nghiên cứu. Năm 2008 đã đợc Nhà nớc công nhận là di sản văn hóa Quốc gia vì vậy UBND huyện Thạch Thành, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có đề án báo cáo Bộ Văn Hóa – Thông tin trình Thủ tớng Chính phủ xem xét, đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại.

Trong quá trình phát triển của lịch sử, Thạch Thành vốn có 2 dân tộc Kinh, Mờng cùng tồn tại và phát triển họ là chủ nhân của 2 dòng văn hóa Việt – Mờng. Cách kiến trúc nhà cửa, y phục, các phong tục tang ma, cới xin, hội hè, thờ cúng tổ tiên... đều có dị biệt nhng tơng đồng trong đại thể, tất cả đều thấm đợm tinh thần uống nớc nhớ nguồn, tất cả vì thế hệ trẻ. Ngời dân Thạch Thành đã từ lâu đời họ làm chủ dòng văn học truyền miệng (Văn học dân gian hay văn học bình dân) rất phong phú đa dạng.

- Với âm nhạc có cồng chiêng, trống, kèn, sáo, nhụy phục vụ cho xờng, bộ mệnh, tế lễ, rớc sách.

- Kể truyện có “Nàng Nga hai mối”, “út Lót Hồ Lu”, có cả một kho tàng ca dao, tục ngữ nói về phong tục tập quán.

- Cách ứng xử có lối hát cò lả, trống quân, giao duyên, đối đáp...

Tinh thần thơng yêu đùm bọc nhau trong khi tối lửa tắt đèn của cộng đồng đã hình thành từ lâu đời và ngay nay trong cuộc sống mới dới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức của các cấp chính quyền ngày càng nở rộ, có quy mô rộng lớn và ngày càng bền vững. Cốt lõi của tinh thần ấy là “Thơng ngời nh thể thơng thân, kính già, yêu trẻ”. Từ xa tới nay dù là Kinh hay Mờng, lơng hay giáo đều đoàn kết chung l- ng đấu cật xây dựng gia đình, dòng họ, xóm làng.

Tinh thần yêu nớc là cốt lõi trong cuộc sống tinh thần của ngời Thạch Thành. Theo thần tích làng án Đổ thì Lý Nam Đế (544- 548) khi đi đánh giặc Lơng có quan án Đổ là Cầu Tam Thánh (Húy: là Hơng Tuấn Lang) giúp sức, khi thắng trận

trở về nhà vua đã cấp cho làng 100 lạng bạc để tôn tạo đền thờ và 36 quan tiền để làng làm lễ tế và nhà vua còn phong sắc cho ngài.

Năm 1285, quân Nguyên xâm lợc nớc ta lần thứ hai, vua Trần đã di chuyển vào Thanh Hóa và đi khắp vùng: Hà Trung, Nga Sơn, Thạch Thành tìm nới hiểm yếu để cất dấu lơng thực. Khi thuận lợi đã tiến ra Thăng Long bằng 2 đờng thủy bộ.

Theo “Văn hóa truyền thống Mờng Đủ” thì họ Lu Vĩnh vốn là họ Quách. Ông tổ họ này đã đem binh mờng đến Tây Giai giúp vua (Hồ Qúy Ly – 1400) xây thành. Sau này “Khi nhà Hồ thất bại giặc minh đã trả thù nên cả Mờng phải phiêu tán chạy giặc”. Thạch Thành còn là đờng hành quân của Lê Lợi giải phóng Tây Đô. Là một trong những đờng thần tốc của Nguyễn Huệ ra Bắc giải phóng Đông Đô.

Năm 1858 Thực dân Pháp xâm lợc nớc ta, nhân dân ta từ Bắc chí Nam đã liên tục đứng lên chống Pháp. Trong phong trào Cần Vơng (1885) làng Ngọc Đồng, Tổng trờng Cát Huyện Thạch Thành (Hoàng Thành – Thành Hng - Thạch Thành) là căn cứ của Trần Xuân Soạn hỗ trợ cho Ba Đình. Làng Phú Lộc (Thành Hng) có Nguyễn Bá Thảm, làng Mỹ Tân (Thành Kim) có Hoàng Đình Diện tức Quản Tâm, ở Quảng tế (Thạch Quảng) có Nguyễn Đình Thổng tức Tránh Đẹ đã nổi lên hởng ứng Cần Vơng ông đã liên lạc với Hà Văn Mao (Bá Thớc) hỗ trợ cho Quản Tâm. Nhng vì sự phối hợp cha chặt chẽ nên cuối cùng thất bại. Sau thất bại của Cần V- ơng phong trào chống Pháp của Thạch Thành tạm lắng xuống.

Tháng 2 năm 1927 cơ sở thanh niên cách mạng đồng chí hội - tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản đợc tổ chức ở một số huyện trong tỉnh, nhất là sau ngày 03/02 /1930 Đảng cộng sản đợc thành lập thì việc lãnh đạo đợc chặt chẽ hơn, phong trào phát triển ngày càng mạnh mẽ. Tháng 4 năm 1928, Thanh niên cách mạng đợc thành lập ở Cổ Tế (Xã Thạch Long). Tháng 6 năm 1928 tiến tới Thanh niên Cách Mạng Vĩnh Thạch (Vĩnh Lộc, Thạch Thành) thành lập phong trào chống Pháp trong hai huyện phát triển lên bớc mới. Tháng 2 năm 1930 đồng chí Lê Công Thiệt (Vĩnh Lộc) triệu tập cơ sở cách mạng của Vĩnh Lộc Thạch Thành họp ở Thọ Đồn (Vĩnh Yên – Vĩnh Lộc ) để hớng dẫn thành lập Nông Hội Đỏ. Thạch Thành

có đại biểu của Cẩm Bào, Xuân áng (Tổng cổ Tế) nay thuộc (Vĩnh Long – Vĩnh Lộc) dự. Phong trào nông hội đỏ những năm 1932 – 1933 đã phát triển mạnh lan rộng đến Cổ Tế (Thạch Long), Mỹ Tân, Phú Sơn (Thành Kim).

Phong trào phát triển mạnh, đợc sự chỉ đạo trực tiếp của tỉnh ủy Thanh Hóa, vào một ngày tháng 4/1934 hội nghị thành lập chi bộ Đảng cộng sản 2 huyện Vĩnh Lộc – Thạch Thành gọi tắt là Vĩnh Thạch đợc triệu tập để họp ở chùa Xuân áng tổng Cổ Tế huyện Thạch Thành (Nay là xã Vĩnh Long – Vĩnh Lộc). Dự hội nghị có 07 đồng chí. Đồng chí Lê Chủ thay mặt tỉnh ủy chỉ đạo, đồng chí Lê Văn Tâm đợc bầu làm Bí th chi bộ.

Từ khi chi bộ Đảng cộng sản đợc thành lập và trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng ngày càng có chiều sâu. Những phong trào vận động ủng hộ báo “Tia sáng”, phong trào ái hữu đợc phát triển mạnh ở Cẩm Bào, Tổng Trạc Nhật, Tổng Trờng Cát...

Năm 1938, ở Cổ Tế – Sậu (Ngọc Trạo) Thái Lộc đã thành lập đợc các nhóm thanh niên dân chủ. Phong trào đang có bớc phát triển thì năm 1939 chính phủ bình dân Pháp bị đổ, Đảng ta chuyển đổi đờng lối hoạt động. Đoàn thanh niên dân chủ không còn phù hợp đã đổi thành đoàn thanh niên phản đế. Các tổ chức quần chúng khác của Đảng cũng đổi tên thành Phản đế. Trung tuần tháng 9/1940 tại Cù Đong (Vĩnh Hng) dới sự chủ trì của đồng chí Trần Tiến Quân đã họp thành lập đoàn thanh niên Phản đế liên huyện Thạch Thành – Vĩnh Lộc.

Tháng 2 năm 1941, Tỉnh ủy mở hội nghị bàn biện pháp xúc tiến mạnh mẽ công tác xây dựng các đội tự vệ, chuẩn bị lực lợng tiến lên đấu tranh vũ trang.

Thi hành Nghị quyết của Tỉnh ủy tháng 2/1941, đồng chí Đặng Văn Hỷ trong ban cán sự miền Bắc Thanh Hóa phụ trách phong trào Thạch Thành, đã triệu tập hội nghị thành lập huyện ủy phản đế Thạch Thành tại nhà thờ họ Nguyễn Phú Lộc (Thành Hng) vào tháng 5/1941. Đồng chí Nguyễn Trí Đạo đợc cử làm Bí th huyện ủy cứu quốc phản đế Thạch Thành.

Sau một thời gian thị sát thực địa, cuối tháng 6/1941 các đồng chí Đặng Chân Tuệ, Đặng Văn Hỷ, Trần Tiến Quân đã họp với huyện ủy phản đế Thạch Thành bàn biện pháp xây dựng chiến khu Ngọc Trạo. Đầu tháng 7 /1941, Ban cán sự

Miền Bắc Thanh Hóa đã triệu tập hội nghị tại Ngọc Trạo để thành lập Huyện ủy phản đế liên huyện Thạch Thành – Hà Trung – Vĩnh Lộc để phối hợp hành động chỉ đạo thực hiện khi chiến khu thành lập.

Chuẩn bị tơng đối gọn gàng, ngày 10/7/1941, 11 cán bộ và chiến sĩ du kích đầu tiên đã tới Ngọc Trạo, Ban lãnh đạo chiến khu chính thức thành lập gồm đồng chí Đặng Châu Tuệ, Đặng Văn Hỷ, Trần Tiến Quân. Kẻ địch đã đánh hơi thấy có động, tháng 9/1941, tri huyện Thạch Thành Sầm Văn Kim đã tới Ngọc Trạo dò la. Trớc tình hình ấy, Ban lãnh đạo quyết định chuyển lực lợng vào hang Treo cách Ngọc Trạo 15Km về phía Tây Bắc. Tại hang Treo ngày 19/9/1941 Ban lãnh đạo chiến khu đã tổ chức thành lập đội du kích Ngọc Trạo. Lực lợng ngày càng đông, hang treo không còn phù hợp, đội lại chuyển về đồi Ma Mầu (Ngọc Trạo).

Sau nhiều ngày lùng sục bọn mật thám và tay sai đã mò ra tin tức về Ngọc Trạo. Sáng 19/10/1941 bằng 3 đờng kẻ địch đã tấn công Ngọc Trạo. Trớc tinh thần chiến đấu ngoan cờng của các chiến sĩ, 8h sáng kẻ địch đã phải rút lui. Để bảo toàn lực lợng ban chỉ huy quyết định chuyển toàn đội về Cẩm Bào và sau 4 ngày trú tại Cẩm Bào toàn đội đã phân tán về các địa phơng tiếp tục hoạt động.

Bất chấp sự đàn áp của kẻ thù, đầu năm 1942 các đồng chí Hoàng Tiến Trình, Trịnh Ngọc Điệu, Lê Bá Bộ lại về Ngọc Trạo xây dựng lại phong trào.

Trớc sự phát triển mau lẹ của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 (1939– 1945) Phát xít Nhật ở Việt Nam đã đảo chính Pháp ngày 9/3/1945, Thực hiện chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” các chiến sĩ cách mạng tranh thủ thời gian củng cố tổ chức và phát động cao trào chống Nhật. Ngày 27/5/1945 tại nhà thờ học Nguyễn ở Phú Lộc tổng Trờng Cát (Thành Hng), hội nghị thành lập huyện ủy Việt Minh đã họp. Đồng chí Phạm Văn Giản đợc cử làm Bí th huyện ủy Việt Minh.

Để nâng cao giác ngộ cho quần chúng, từng bớc tập duyệt đa quần chúng lên đờng đấu tranh ngày 12/8/1945 (5/7/ất Dậu), Việt Minh 2 huyện Thạch Thành – Vĩnh Lộc đã phối hợp tổ chức diễn thuyết xung phong, Vạch tội ác của Pháp - Nhật và kêu gọi đồng bào chuẩn bị sẵn sàng tham gia khởi nghĩa khi thời cơ đến.

Sau cuộc diễn thuyết ở chọ Kim Tân, huyện ủy Việt Minh Thạch Thành đã nhận đợc lệnh khởi nghĩa của Kỳ Bộ Bắc Kỳ. Tối 17/ 8/1945, Huyện ủy Việt Minh Thạch Thành đã họp mở rộng địa bàn khởi nghiã. Hội nghị thành lập ủy ban khởi nghĩa do đồng chí Nguyễn Trí Đạo làm trởng ban và thông qua kế hoạch khởi nghĩa. Hội nghị quyết định thành lập ủy ban lâm thời có 5 thành viên và đồng chí Nguyễn Trí đạo đợc cử làm chủ tịch.

Thực hiện kế hoạch đúng 18giờ ngày 18/8/1945, ba trung đội tự vệ đã tập trung đông đủ tại địa điểm. 5giờ sáng ngày 19/8/1945, cả 3 trung đội đã áp sát huyện đờng, sau phát súng lệnh anh em đã ào ạt xông lên, Tri huyện Trần Toán đã đầu hàng. Cuộc khởi nghĩa không đổ máu.

Vốn có truyền thống cách mạng, lực lợng đợc chuẩn bị từ trớc nên Thạch Thành huyện miền núi duy nhất của tỉnh Thanh Hóa đã khởi nghĩa đúng ngày 19/8/1945 cùng các huyện miền xuôi trong toàn tỉnh.

Khởi nghĩa thành công một chân trời mới mở rộng, nhân dân Thạch Thành nói riêng, nhân dân toàn quốc nói chung đang ra sức xây dựng cuộc sống mới. Thực dân Pháp lại quyết tâm xâm lợc nớc ta lần thứ 2. “Thà chết không làm nô lệ” đó là lời thề huyết lệ của cả dân tộc. Nhân dân Thạch Thành cùng nhân dân cả nớc nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Hồ Chủ Tịch sẵn sàng đi vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Thạch Thành vừa là tiền ph- ơng của Thanh Nghệ Tĩnh, vừa là hậu phơng lớn của chiến trờng Bắc Bộ. Vì vậy ngoài việc đóng góp sức ngời (Đi bộ đội, dân công phục vụ các chiến dịch Hòa Bình, Hà Nam Ninh, Điện Biên Phủ...), sức của ( Hũu gạo kháng chiến, công phiêu kháng chiến, công trái quốc gia, lúa cụ Hồ khao quân...) cho tuyền tuyến, nhân dân Thạch Thành còn làm tốt công việc đón tiếp, đồng bào tản c. Ngoài việc nhờng nhà cửa, gờng chiếu cho đồng bào ở, còn nhờng cả ruộng vờn và dụng cụ nông nghiệp cho đồng bào sản xuất, cùng nhau đoàn kết, vợt qua khó khăn cùng toàn dân đa cuộc kháng chiến đến thắng lợi .

Hòa bình lập lại năm (1954) nhân dân đang ra sức hàn gắn vết thơng chiến tranh, chờ 2 năm sau hiệp thơng thống nhất tổ quốc. Nhng đế quốc Mỹ đã phá hiệp định Giơnevơ. Chúng dựng lên chính quyền phản động Ngô Đình Diệm, ra sức tàn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sát đồng bào ta. Chúng tiến hành các hình thức chiến tranh cục bộ, chiến tranh đặc biệt, Việt nam hóa chiến tranh, chiến tranh phá hoại miền Bắc... Nhân dân Thạch Thành lại cùng nhân dân cả nớc đồng thời tiến hành 2 nhiệm vụ chiến lợc: Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc ở miền nam nên trong 9 năm chống thực dân Pháp xâm lợc Thạch Thành là cuống phễu trút nhân tài vật lực của hậu phơng lớn Thanh Nghệ Tĩnh ra phục vụ cho chiến trờng Bắc Bộ, thì trong 15 năm chống Mỹ cứu nớc ngoài việc cung cấp nhân tài, vật lực cho chiến trờng với khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một ngời”. Mỗi ngời làm việc bằng hai vì Miền Nam ruột thịt. Thạch Thành còn là nơi dự trữ quốc gia, để cung cấp cho những binh đoàn chủ lực tập kết luyện quân, là đờng hành quân của những binh đoàn thiện chiến vào Nam đánh giặc. Khi nhà nớc cần xã Thạch Quảng đã di chuyển cả xóm (ngời sống lẫn ngời chết) đi chỗ khác để quân đội xây dựng sân bay dã chiến.

Kết thúc 2 cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ xâm lợc, toàn huyện Thạch Thành và hai xã Ngọc Trạo, Thành Vân. Đợc nhà nớc tặng danh hiệu anh hùng lực lợng vũ trang nhân dân chống thực dân Pháp. Hai xã Thành Hng, Thạch Long đợc nhà nớc tặng danh hiệu anh hùng lợng vũ trang chống Mỹ. Nhiều tập thể và cá nhân đợc phong tặng huân huy chơng các loại. Đó là những phần thởng cao quí, đó là hành trang cùng chúng ta đi tiếp trên con đơng đổi mới của Đảng.

Thạch Thành trớc cách mạng tháng 8/1945 là một huyện miền núi nghèo, lạc hậu, sản xuất độc canh, tự cấp, tự túc, trình độ dân trí thấp, cả huyện 95-99% dân mù chữ. Sau 63 năm theo Đảng làm cách mạng, không chỉ cùng cả nớc hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc mà còn xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội đã và đang đổi mới thắng lợi.

Thạch Thành ngày nay không chỉ có nền nông nghiệp đa dạng phong phú về giống cây công với kỷ thuật sản xuất từng bớc cơ giới hóa đạt năng xuất cao. Riêng lúa đạt 5 tấn/ha/vụ mà còn có hệ thống nhà máy chế biến Mía đờng, ván ép... Cùng với nông nghiệp các ngành giáo dục, y tế đã có những tiến bộ vợt bậc, có tính chất đổi đời - điều mà trớc đây có mơ cũng không có đợc.

Quyền lợi mà cách mạng đem lại cho nhân dân trong đó có nhân dân Thạch Thành là quyền làm chủ, làm chủ bản thân, làm chủ xã hội... Điều mà dân phải bỏ bao máu xơng mới dành đợc. Với tài năng và sức lực của mình nhân dân Thạch Thành quyết tâm phát huy truyền thống văn hóa của mình dới sự lãnh đạo của Đảng, ra sức sản xuất, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng huyện nhà giàu mạnh công bằng, dân chủ, văn minh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục ở bậc THPT huyện thạch thành tỉnh thanh hoá (Trang 50 - 57)