Chiến thuật dùng ngườ

Một phần của tài liệu Hình tượng quang trung nguyễn huệ trong văn xuôi việt nam sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 65 - 70)

Một trong những điều góp phần làm nên khí phách tài ba của người anh hùng Nguyễn Huệ chính là chiến thuật dùng người.

Đến với Mưu sĩ của Quang Trung: Trần Văn Kỷ của Hoài Anh, người đọc sẽ được đắm mình trong không khí sôi động của thời đại Tây Sơn. Tuy nhiên, cùng chung cảm giác ngợi ca người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ nhưng Hoài Anh chọn cho mình một lối viết riêng: viết về thuộc hạ của người anh hùng. Qua thuộc hạ, nhân cách cao thượng và phẩm chất anh hùng của Nguyễn Huệ được toả sáng như một đấng minh quân biết chiêu hiền đãi sĩ, trọng dụng kẻ có tài. Nguyễn Huệ đón tiếp Trần Văn Kỷ trong lần gặp đầu tiên: "Kính chào Trần tiên sinh. Nghe nói Trần tiên sinh là người học vấn uyên

thâm, bấy lâu vẫn ẩn cư nơi lều cỏ, Huệ này muốn mời tiên sinh ra cùng gánh vác việc lớn. Nay tiên sinh đã vì thương xót sinh dân và yêu mến nghĩa quân mà tới đây, Huệ rất lấy làm cảm kích. Xin mời tiên sinh vào đại bản doanh trại, ta sẽ cùng nhau đàm đạo" [2, 149 - 150]. Với cách ứng xử này, nói như Nguyễn Huy Thiệp trong Kiếm sắc thì Nguyễn Huệ "có tài dùng người tài", đó là phẩm chất đáng quý của người anh hùng. Chính đức độ, tấm lòng vì dân vì nước của Quang Trung - Nguyễn Huệ như một thanh nam châm để thu hút nhân tài đến với ông. Không trực tiếp ca ngợi Nguyễn Huệ nhưng qua cách viết gián tiếp ấy ta cũng cảm được lòng ngưỡng mộ của tác giả đối với người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.

Trong Mùa mưa gai sắc, mặc dù Trần Vũ miêu tả Nguyễn Huệ như một tướng cướp với đầy rẫy sự thô lỗ, bỉ ổi, nhưng qua tác phẩm này ta thấy Trần Vũ vẫn nhìn nhận Nguyễn Huệ là một người lãnh đạo tài ba: "Huệ vẫn hãnh diện về cách đãi người của mình, không "dũng", không "mưu", nhưng chính cái "tâm" mà Huệ tự nhận là thiên tài lớn. Quân Tây Sơn đi đến đâu, Huệ cấm không được tơ hào, nhưng dân các vùng phải nuôi ăn và cúng góp" [94, 11].

Trong Sông Côn mùa lũ, Nguyễn Huệ nổi tiếng là người kiên trì, thành tâm thu phục người hiền và biết sử dụng người tài. Khi kéo quân ra Bắc thực hiện ước mơ thống nhất nước An Nam làm một dải, Nguyễn Huệ hiểu mình đang vào chỗ "có mấy trăm năm văn hiến, không đơn giản như vào những vùng sông rạch đồng lầy hoang vu trong Gia Định" [28, 994]. Bởi vậy, điều ông nghĩ đến đầu tiên là phải thuyết phục được các bậc túc nho uy tín. Họ là những người đạo cao đức trọng, được nhân dân tin tưởng. Nguyễn Huệ không thể không cần họ bởi "họ là tầng lớp tượng trưng cho truyền thống. Có họ, thiên hạ tuy cực khổ nhưng yên lòng, vì cảm thấy được nối liền với quá khứ, với tổ tiên. Thiếu cái truyền thống ấy, dù ta nắm quyền sinh sát, nhưng quyền uy của ta bị xem là bạo lực" [28, 1123]. Nhờ nắm được tâm lí và hiểu được vai trò của kẻ sĩ, ngay trong những năm đầu đặt chân lên mảnh đất ngàn năm văn hiến, Nguyễn Huệ đã thu phục được những con người tài đức, có tư tưởng tiến

bộ nhất Bắc Hà như Ngô Thế Lân, Trần Văn Kỷ, Ngô Thì Nhậm,… Nhờ Nguyễn Huệ, Tây Sơn trở thành nơi quy tụ những nhân vật tài ba nhất của lịch sử lúc bấy giờ. Không chỉ có thế, bằng những trải nghiệm từ cuộc sống và chiến trận, Nguyễn Huệ đã có cách đánh giá con người hết sức chính xác. Nguyễn Huệ nhìn ai cũng như thấy được bản chất tâm can của họ. Vì vậy, một ý đồ đen tối, một ý nghĩ xấu xa của bất kì ai đều không giấu được dưới cái nhìn của Nguyễn Huệ. Với những kẻ xảo trá như Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ nhìn nhận: "Cống Chỉnh thì trâng tráo xem đời là một canh bạc" tuy nhiên Nguyễn Huệ chấp nhận cả những con người này, dẫu biết dùng họ như "dùng con dao sắc đứt tay như chơi" [28, 788] nhưng làm nên nghiệp lớn không thể không có họ, bởi "họ là những kẻ xông xáo và tài ba nhất của thời đại" [28, 781]. Đối với Chỉnh, Nguyễn Huệ phải luôn luôn khéo léo, đoán trước mọi mưu chước của hắn và khi hắn đã bộc lộ sự nguy hiểm thì sẵn sàng thanh trừng.

Trong Tây Sơn bi hùng truyện, Nguyễn Huệ lại được Lê Đình Danh miêu tả là người có sức mạnh như thần, võ nghệ tuyệt luân gồm tài thao lược cho nên được rất nhiều nhân tài tìm đến. Đầu tiên là Trần Quang Diệu, gặp được Trần Quang Diệu, Nguyễn Huệ nói: "Trời đưa tướng quân về với ta chính là trời giúp ta vậy" [17, 47]. Ngoài việc chiêu hiền đãi sĩ Nguyễn Huệ còn là người biết nhìn rõ chân tướng của kẻ phản trắc, có ý đồ đen tối. Chẳng hạn, chỉ nhìn qua trận chiến, Nguyễn Huệ biết Tập Đình, Lí Tài đã giết hại nhiều hàng quân (những binh lính đầu hàng), Nguyễn Huệ tức giận, nói: "Ngươi thì mắt lươn, môi mỏng, mũi nhọn, lưỡng quyền cao. Ấy là gương mặt của người nham hiểm - rồi Huệ quay sang Tập Đình nói: Còn ngươi thì mắt xếch cú vọ, miệng thì vêu, hàm có ngạnh là gương mặt của kẻ hung tàn. Nay ta quyết giết hai ngươi để trừ hại cho dân Nam ta" [17, 94]. Không những có tài nhận biết kẻ xấu mà Nguyễn Huệ còn tha bổng cho những người trung hiếu nhưng ở dưới trướng của kẻ thù, chẳng hạn Nguyễn Huệ không những tha tội chết cho Nguyễn Đăng Trường mà còn sắp sẵn một chiếc thuyền lớn và vật

dụng, lương thực đầy đủ để Nguyễn Đăng Trường và Nguyễn mẫu vào Gia Định. Trước việc làm này, Nguyễn Huệ nói với Nguyễn Thung: "Thiên hạ ai cũng biết Đăng Trường là người trung hiếu. Ta phải tôn kính Đăng Trường để tỏ lòng chiêu hiền đãi sĩ của ta chứ" [17, 146].

Trong Hoàng đế Quang Trung, Nguyễn Huệ cũng được Nguyễn Thu Hiền miêu tả là người biết "chiêu hiền đãi sĩ". Trong việc tiến cử người làm "đệ nhị sơn trại", Nguyễn Huệ "tỏ ra là người am tường từng năng lực của chư vị anh hùng hơn ai hết" [32, 183]. Nguyễn Huệ lựa chọn Nguyễn Thung, Vũ Đình Tú bởi theo Nguyễn Huệ: "Vì đại nghiệp, hai anh đã từ bỏ giàu sang về đây tụ nghĩa, thì chẳng thể không đảm nhận một trọng trách để có cơ hội đóng góp cho sơn trại" [32, 183 - 184]. Khi thu phục được tướng cướp Võ Dũng, Trần Quang Diệu, Ngô Văn Sở, Nguyễn Huệ mừng rỡ reo to: "Này đây, Diệu, Dũng là hai cánh tay đắc lực của anh em Tây Sơn, nay Sở cho thêm đôi cánh nữa, thì lo chi đại nghiệp không thành" [32, 329].

Không chỉ dừng lại ở chiến thuật dùng người, Nguyễn Huệ còn là người biết thu phục lòng dân. Trong Hoàng đế Quang Trung, Nguyễn Huệ sâu sát đến từng vùng giáp ranh rùng núi và hiểu được tư tưởng tình cảm của người dân trong thời loạn lạc, họ rất tin tưởng vào sự linh nghiệm của đấng siêu nhiên. Nguyễn Huệ nảy ra sáng kiến thuyết phục người nghe bằng cách sai lính lấy rơm lá rải pháo đều bên trong bó lại thành những cây đuốc dài, đặt trên đỉnh Trung Sơn sầm uất, chờ những đêm không trăng thì đốt đuốc. Ánh lửa bập bùng lẫn với những tiếng pháo nổ cứ giòn vang. Thế là cả tuần, đêm nào dân làng cũng bàn tán xôn xao về "điềm lạ", đặc biệt ở "điềm lạ" ấy còn xuất hiện một tiên lão bước ra với lời phán truyền: "Nay ta vâng lệnh Ngọc hoàng ban chiếu chỉ xuống trần gian, phong Nguyễn Nhạc làm quốc vương dấy binh dẹp loạn, thống nhất giang sơn đặt lại riềng mối" [32, 269]. Nghe xong, dân làng "cả thảy cùng sụp lạy Sơn vương". Như vậy, bằng cái lanh lợi của người có chiến thuật thu phục lòng người, Nguyễn Huệ đã thành công khi

kéo được rất nhiều người dân, buôn làng, đồng bào hai miền xuôi ngược ủng hộ cho sự nghiệp của ba anh em.

Hay khi bắt được Huỳnh Đức - vị tướng đã mặc chiếc áo bào giả dạng để cứu nguy cho chủ là Nguyễn Ánh, Nguyễn Huệ mắt không rời một dung mạo khôi ngô tuấn tú, mẫu mực kiên gan của một trung quân thất thế mà sinh lòng ái mộ, tự tay cởi trói, mời Huỳnh Đức ngồi. Biết Nguyễn Huệ có ý dụ hàng, Huỳnh Đức ngông ngang đáp: "Tôi trung không phò hai chúa! Hùm thiêng sa cơ muốn giết bằng cách nào thì tuỳ, chớ có nhiều lời!" [33, 77]. Nghe xong, ai nấy đều đùng đùng nổi giận, kêu đem ra chém. Nhưng Nguyễn Huệ chẳng những không giận mà còn cảm thấy hài lòng, nói với các tướng: "Đó là chí khí của một vị anh hùng kiên trung mẫu mực tiết nghĩa vẹn toàn, khiến lòng ta vô cùng cảm kích" [33, 78] và lệnh cho Ngô Văn Sở phải kiên trì thuyết phục bằng được.

Đặc biệt, hình ảnh Nguyễn Huệ đi hết thôn cùng xóm vắng, đến vùng nương rẫy, băng qua chẳng biết bao gò đồi sỏi đá để tìm gặp cho được La Sơn Phu Tử. Khi Phu Tử lánh mặt, Nguyễn Huệ vẫn không cảm thấy hoài công, ngược lại còn cởi mở: "Khi lòng người đã quyết, thì có bao nhiêu tháng năm mà không chờ đợi được? Ta đóng quân ở đây là chỉ mong diện kiến chỉ mỗi tiên sinh thôi mà!" [33, 195]. Từ sau vách đá, Phu Tử nghe được cảm động không đành thoái thác, nên đã bước ra giữ tay áo khấu lễ chào và mời Nguyễn Huệ vào trong đàm đạo. Cuối cùng, đứng trước một chủ soái có hào khí mãnh liệt, quý trọng hiền tài, đối đãi với lương tướng như phụ tử thâm giao, Phu Tử đồng ý làm quân sư cho Nguyễn Huệ.

Như vậy xuất phát từ tấm lòng thành muốn chiêu hiền đãi sĩ, Nguyễn Huệ đã thu phục được rất nhiều người tài giỏi bên mình. Đúng như tác giả Nguyễn Mộng Giác đã viết: "Trí thức lớn của Bắc Hà cỡ như: Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Hữu Chỉnh, Phan Huy Ích,… mà phải khuất phục trước Nguyễn Huệ, không phải chỉ do sức mạnh quyền lực đâu" [28, 1153]. Đó cũng chính là lời lí

giải cho những thắng lợi vẻ vang của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ trong sự nghiệp đế vương của mình.

Một phần của tài liệu Hình tượng quang trung nguyễn huệ trong văn xuôi việt nam sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w