Quang Trung Nguyễn Huệ với những tư tưởng cải cách tiến bộ

Một phần của tài liệu Hình tượng quang trung nguyễn huệ trong văn xuôi việt nam sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 98 - 105)

Cũng như Nguyễn Huệ trong Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác),

Tây Sơn bi hùng truyện (Lê Đình Danh), Hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Thu Hiền)… Nguyễn Huệ trong Gió lửa của Nam Dao cũng được xây dựng là một người có những tư tưởng cải cách hết sức táo bạo và mới mẻ, phù hợp với ý tưởng xây dựng một kỉ nguyên mới của lịch sử.

Nguyễn Huệ chính thức xuất hiện ở giữa chương 8, cùng với sự xuất hiện này Nam Dao cũng để cho Nguyễn Huệ tự bộc lộ rõ tư tưởng của mình. Ngay lần đầu tiên gặp Toàn Nhật và Huy Tự, Nguyễn Huệ đã cho độc giả và mọi người thấy được tư duy, tố chất anh hùng của một con người có khát vọng

đổi mới đất nước. Từ vài đường kiếm loé lên của Nhật khi bổ quả cau làm ba, Nguyễn Huệ quyết định đặt tên cho đường kiếm ấy là "Chiêu hồn kiếm", liền sau đó quay sang hỏi Tự: "Thầy có dám chết cho tư tưởng thầy không?" [20, 86]. Tự nói: "Thượng công hỏi, nếu ý muốn Tự trả lời là có dám chết như Mishima thì Tự bảo không. Không bao giờ. Nhưng nếu câu hỏi của Thượng công là có dám sống cho tư tưởng của mình không thì Tự xin nói ngay là dám. Sống như vậy khó lắm, nhiều khi khó hơn cái chết!" [20, 86]. Hài lòng với câu trả lời đầy khí phách của Tự, Nguyễn Huệ vỗ bàn cười ha hả: "Thầy nói trúng ý ta mất rồi. Phải, ai cũng chết thì ta làm sao một mình làm hết được. Ðúng, dám sống để làm... Ðược, được lắm!" [20, 86]. Rồi Nguyễn Huệ nghiêm nghị nói: "Ðầu tiên, ta muốn chấm dứt cuộc nội chiến Nam - Bắc đã hơn trăm năm nay. Yên được cũng mất năm đến mười năm. Còn lại, ta chỉ sống có thêm mười năm để đặt những hòn gạch đầu cho một kỷ nguyên mới..." [20, 86]. Nghe thế, Tự lại hỏi: "Một kỷ nguyên mới hay một triều đại mới" [20, 86], Nguyễn Huệ trả lời dứt khoát: "Kỷ nguyên mới. Còn một triều đại, dẫu vua quan có mới, thực chất vẫn là cũ" [20, 86]. Qua những lời đối thoại giữa Nguyễn Huệ với Tự, Nam Dao đã cho chúng ta thấy bản lĩnh, khí phách và khát vọng làm chủ đất nước của Nguyễn Huệ. Điều này càng được khẳng định qua lời Tự nói với Nhật: "Huệ nhìn xa như thế thì điều giáo Hiến nghĩ ở đằng sau như quá khứ… mà tương lai Ðại Việt thì ở trước mặt..." [20, 87] và Tự công nhận suy nghĩ của Nguyễn Huệ là hoàn toàn đúng đắn: "Ta vốn là người tự do, chịu ràng buộc vào Tây Sơn là vì mong xây một kỷ nguyên mới. Huệ nói đúng. Có làm được thế thì cũng phải trên dưới mười năm, hai mươi năm" [20, 87].

Có thể nói trong tác phẩm, Nam Dao đã có sự khám phá đầy lí thú khi để cho tư tưởng của Nguyễn Huệ hình thành và thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc chứ không phải chỉ xuất hiện khi có những sự kiện trọng đại hay trong những bước ngoặt lịch sử. Cái tư tưởng "luôn đi trước thời đại" của Nguyễn Huệ đã được chắp cánh bởi những trí thức có tinh thần hiện đại như Toàn Nhật, Huy

Tự, Kỷ, Nhậm, Trọng Thức… Nguyễn Huệ luôn có sự trao đổi với các bề tôi của mình về lẽ hưng thịnh của đất nước. Huệ trăn trở và hỏi Tự: "Thầy tính thử xem bao giờ thiên hạ mới thái bình?" [20, 90]. Sau khi nghe Tự lí luận một lúc, Huệ khẽ gật đầu, nói: "Thầy nhìn đúng, nhưng phải cho ta thêm dăm ba năm. Dựng nước khác, dĩ nhiên. Nhưng cũng giống đánh bạc, đi buôn, ở chỗ cần có vốn. Ta hiện nay vẫn còn trắng tay nên phải đợi" [20, 91]. Qua đó, ta thấy Nguyễn Huệ đã hiểu mình cần phải làm gì để đất nước sớm thanh bình cũng như Huệ hiểu rõ điều Tự nói: "Miền Nam đất còn rộng, người lại thưa. Ði về đó, tựa như nước xuôi xuống dưới hạ nguồn. Nhưng ta không thể chỉ dựa vào nghề nông. Ở đó, sẵn có số người Minh Hương, một ít giáo sĩ Tây dương, và thuyền bè Anh, Bồ, Hà Lan đã lui tới. Như vậy, điều kiện mở rộng thương nghiệp tương đối thuận lợi. Nền thương nghiệp đó tương trợ, thúc đẩy nền công nghiệp theo thế ỷ giốc, làm đòn bẩy đẩy cả nước tiến theo..." [20, 91]. Duy chỉ có điều, Nguyễn Huệ cần phải có thời gian, cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng mới quyết định "Nam tiến", "đi tìm đất mới để làm nghề nông". Sau này khi hội ý với Nhậm và Chỉnh về việc ra Bắc Hà, Huệ một mình bước ra mặt thành Phú Xuân, chặc lưỡi: "Nước đục lắm rồi. Ai thò tay xuống trước, kẻ đó có nhiều may mắn vớ được con cá độc nhất sống trong bùn. Có lấm tay, chờ nước trong rồi lại rửa, có sao đâu!" [20, 91]. Từ câu nói này, chúng ta ngầm hiểu Huệ muốn ra Bắc diệt Trịnh phù Lê trong thời gian sớm nhất, để rạng danh "chí khí anh hùng" dù Nguyễn Nhạc không cho phép nhưng nếu việc nhanh chóng thành thì Nguyễn Huệ có bị Nguyễn Nhạc khép tội cũng chẳng sao.

Một trong những tư tưởng tiến bộ khác của Nguyễn Huệ đó là ông không những tha bổng các giáo sĩ Gia Tô đi giảng đạo đã a tòng với bọn giặc phản loạn chống nhà Tây Sơn mà còn cho phép "mọi giáo sĩ tự do đi lại truyền đạo từ Qui Nhơn vào Hà Tiên, sẵn sàng mở cửa khẩu Thị Nại và Cần Giờ để thông thương buôn bán với quí quốc YPha Nho." [20, 100] và miễn sưu, miễn

thuế trong ba năm nếu các giáo sĩ chịu vào sổ đinh và chịu binh dịch, cứ năm đinh bị bắt một lính.

Cũng như Thức, Nguyễn Huệ không lấy quá khứ để làm mốc cho tương lai, những gì Thức viết trong Chiếu lên ngôi đều hợp ý Huệ, chỉ có điều Huệ đang phân vân hai vấn đề: một là thời gian và hai là nhân sự. Đặc biệt về nhân sự, Huệ lo lắng không biết những người tài nào sẽ giúp ông trong việc xây dựng đất nước: "ai là người cộng tác với ta, cả quan văn lẫn quan võ? Mà một mình, ta làm chi được!" [20, 136]. Theo Nguyễn Huệ, Chiếu lên ngôi do Trọng Thức viết chỉ dùng được đến thời con cháu Nguyễn Huệ, đến lúc đó nếu chẳng có gì đổi thay mà cứ như lúc này thì cũng không dùng được. Bởi vậy: "Phải đổi mới. Ðổi mới nhân tâm. Tức là đổi mới toàn diện" [20, 136], sau đó Huệ dõng dạc nói: "trước mắt, ta phải lo việc yên dân đã... ta sống làm cái gạch nối từ hiện tại vào một tương lai tươi sáng hơn..." [20, 136]. Để xây dựng tương lai như Huệ nói, Huệ quyết định lên ngôi: "Trẫm nay ứng mệnh trời, thuận lòng người, không thể khăng khăng cố giữ sự khiêm nhường. Trẫm chọn ngày 22 tháng 11 năm nay lên ngôi thiên tử, đặt niên hiệu là Quang Trung... Trời vì dân đặt ra vua, đặt ra thầy, cốt là để giúp thần thượng đế, yên vỗ bốn phương. Trẫm nay có thiên hạ sẽ dìu dắt dân vào đạo lớn, đem dân lên cõi đài xuân. Vậy tất cả thần dân đều yên chức nghiệp, chớ có theo đòi những việc sai trái; người làm quan giữ đạo công liêm, người làm dân vui theo tục lệ, giáo hóa thấm nhuần, đi đến con đường chí thận, để vãn hồi lại thịnh trị của năm đời đế ba đời vương, để kéo dài phúc lành của tôn miếu xã tắc, không có bờ bến…" [20, 136 - 137].

Ngay sau chiến thắng quân Thanh, Huệ bắt tay ngay vào việc xây dựng thể chế đất nước mới. Huệ mời tất cả các quan văn võ vào triều nghị họp để chia cắt công việc. Dựa theo ý Nguyễn Thiếp và Ngô Thì Nhậm, Huệ tổ chức lại hành chính theo kiểu nhà Chu, nhà Hán, cắt đất dành cho các con, lấy quan võ phong làm Trấn thủ, quan văn phụ tá làm Hiệp Trấn. Thiên tai, nạn đói lại hoành hành. Huệ ra lệnh miễn thuế ruộng và xá cho thuế còn thiếu ở bốn trấn.

Mặt khác, Huệ xuống chiếu cho khắc in sách Tứ Thư, Ngũ Kinh và các bộ sử để lưu hành trong dân chúng, đồng thời lại ban chiếu "khuyến nông" và "lập học". Chiếu khuyến nông kêu gọi dân phiêu tán trở về làng mạc, cấp thiết khẩn hoang, nhằm khôi phục sản xuất nông nghiệp trên những vùng đất bị bỏ phí. Huệ cấp tín bài "Thiên hạ đại tín", bắt làm lại sổ đinh, sổ điền hòng quản lý chặt chẽ nhân đinh. Thuế má cũng đơn giản đi nhiều, ruộng công hay tư đều phải nộp thuế theo ba hạng, bỏ hết phần phụ thu, chỉ giữ lại tiền thập vật, khoán khố và cước mễ. Về nhân đinh cũng vậy, bãi hẳn thuế điệu, chỉ giữ thuế dung. Đặc biệt, Nguyễn Huệ đồng ý mở Chiếu lập học do Thức và Tự đề ra, hoàn chỉnh cách phiên âm tiếng ta bằng mẫu tự Latinh và gọi là chữ "quốc ngữ", phong Phu tử Nguyễn Thiếp làm Viện trưởng Viện Sùng Chính, huy động người dịch ngay ra Nôm các sách Luận ngữ, Đại học, Trung dung,… để "việc học, ta muốn rộng rãi, đến tổng đến xã, chỗ nào cũng phải lập ra trường" [20, 140] và nhắc nhở mọi người "Lo bổ túc kinh nghĩa bằng các thứ sách về kiến thức thực dụng và cấm ngặt sách bói toán, mê tín, đồng bóng chỉ rặt làm hư con người" [20, 140].

Sau đó, Huệ thực hiện chế độ "Quân chủ lập hiến" do Thức đề ra, Huệ cho rằng: "Dân ý phải làm thế nào phản ánh trong Hiến pháp, và vua dẫu có, nhưng chỉ có để thể hiện dân ý, có như biểu tượng một quốc gia. Một khi thiên hạ yên ổn, thể chế đó có khả năng giữ được rường mối thái bình cho hàng dân. Có Hiến pháp là quan trọng, rồi có tinh thần thể hiện Hiến pháp, tạo điều kiện cơ bản để thực sự tạo ra một kỷ nguyên mới. Vua trở nên thứ yếu" [20, 142]. Nguyễn Huệ khiêm nhường tự nhận: "Một kẻ quá nhiều cá tính, như ta chẳng hạn, không phải là một vị vua tốt trong kỷ nguyên đó" [20, 142]. Đồng thời Nguyễn Huệ quan niệm trong kỉ nguyên mới một vị vua tốt là một vị "vua không tuỳ tiện làm gì thì làm" [20, 142].

Ngoài ra, Nguyễn Huệ cũng là người có trách nhiệm với bản thân trên cương vị một vị tướng, một vị vua. Khi hồi tưởng lại hai năm sau khi lên ngôi, Huệ nghiêm khắc đánh giá lại chính bản thân mình và những quyết định đã

làm như cắt đất phong thưởng cho các tướng, phá tan ý đồ của Duy Chi (em Lê Chiêu Thống), đuổi quân Ánh khỏi Phan Rí, giao thiệp với Tây Dương, lưu thông chợ búa, mở cửa thông thương, thẩm xét việc thuỷ lợi cho vùng đồng bằng sông Nhị, đề ra chính sách lập học, dịch được bộ Tiểu học Tứ thư gồm 32 tập ra chữ Nôm và tiếp tục dịch Kinh thi, Kinh thư và Kinh dịch, chuyển tất cả ra chữ Quốc ngữ. Ngoài cõi, việc bang giao với nhà Thanh thành công qua sự khôn khéo của Ngô Thì Nhậm,... Có thể nói tư tưởng cách tân của Nguyễn Huệ quả thật mới mẻ, thậm chí xa lạ đối với những nhà nho "chỉ chăm chỉ bước sao cho khỏi lệch bước các vị tiên hiền" [42, 38]. Theo Nguyễn Huệ, muốn phát triển, chúng ta không thể mãi bế quan toả cảng, cần phải vươn tầm mắt ra bên ngoài, học tập những điều tốt đẹp, tiến bộ của các nước bạn.

Đặc biệt khi nói đến những tư tưởng, những cải cách tiến bộ, chúng ta không thể không nhắc tới kế sách "nhịn ăn" của Nguyễn Huệ để hiểu thế nào là "nỗi sợ chết đói của những kẻ bình thường" [20, 144]. Nhằm thực hiện kế sách này Huệ nói dối vợ cả Phạm Thị là bị đau ruột thừa, rồi tự giam mình vào phòng nhờ Ngọc Hân khoá lại mấy ngày liền không ăn uống để Huệ "ngộ" ra thế nào là đói và khi đói người ta nghĩ gì? Đề cao tư tưởng này, Nam Dao đã rất tinh tế khi miêu tả sáu ngày nhịn đói của Nguyễn Huệ: "Huệ bất động,... lưng dựa vào tường, hai mắt nhắm nghiền dưới ánh sáng ngọn bạch lạp hiu hắt vàng bệch" [20, 144] và "bò đi lùng dán, thạch sùng... trong điện. Ngài bắt được, ăn sống, nhưng lại nôn mửa ra. Hôm qua, ngài chỉ uống nước, cả ngày chỉ đủ sức chửi có ba câu, không như mấy hôm đầu la hét quát mắng..." [20, 144]. Rồi sau lại "ngồi một góc, chỉ thỉnh thoảng tay chân đụng đậy" và khi trực giác mách bảo Ngọc Hân đang ở gần, Huệ liền quơ tay lên vẫy, rồi lại mệt nhọc lả ra, miệng mấp máy cầu khẩn" [20, 144]. Khi đã quá mệt "Huệ bỗng cựa mình, lết dần về phía cửa, hổn hển, cứ được dăm ba thước lại phải nghỉ để thở", sau đó "Huệ lại thở, nước mắt ứa ra đầm đìa, tay cố vẫy, giơ lên rồi lại rơi xuống tuyệt vọng,… lả người trên mặt đá hoa lát điện, mắt đã nhắm nghiền, thở thoi thóp" [20, 145]. Sau sáu hôm không ăn uống gì, "Huệ rạc

người đi, nhưng chỉ được uống cháo có đổ sâm trong hai ngày liền. Ngày thứ ba, Huệ mới bắt đầu ăn cơm, dần dần lại sức" [20, 145]. Huệ trầm ngâm nói với Thức: "Bài học đói là bài học lớn nhất của trẫm, cảm ơn thầy. Từ nay, trẫm biết bụng hàng dân, hiểu ra cái lẽ thịnh, loạn. Khi đói, quả người ta mất hết nhân phẩm và lý lẽ. Thầy biết không, trẫm đói quẫn trí oán cả thầy, cả Tự, rắp tâm sẽ chém cả hai. Thế thì nói gì đến dân chúng. Họ đói, họ oán trời, rồi tất nhiên oán trẫm, có làm loạn cũng không lấy gì làm khó hiểu! Họ lại đâu chỉ đói một mình. Cả nhà đói. Cả làng, cả huyện đói. Ghê thật, và trẫm hiểu được những cái quyền dân thầy từng nói, không còn lờ mờ như trước. Ðúng. Cái quyền tối thượng của mỗi người dân là quyền sống. Và sống có nhân phẩm thì không phải đói, phải xin, phải cầu cạnh gì ai. Câu thầy bảo làm vua phải biết là để làm gì nay trẫm đã hiểu..." [20, 145]. Thời gian sau đó, Huệ "bỏ ra mấy buổi liền để bàn với Tự về cách chống đói và tiềm năng kinh tế của Ðại Việt”, đồng thời giao cho Thức trách nhiệm tìm những kẻ còn trẻ cầu học cầu tiến, dự định gửi họ sang Pháp và Anh quốc… và để cho giáo hữu mở trường dạy học ở mọi huyện" [20, 145]. Như vậy, qua việc Nam Dao để cho Nguyễn Huệ tìm ra đúng bản năng con người khi đói, để hiểu quần chúng nhân dân khi đói người ta nghĩ gì, đã chứng tỏ đây là một tư tưởng hết sức tiến bộ của Nguyễn Huệ, bởi muốn làm lãnh tụ một nghĩa quân, một phong trào mà phần lớn người tham gia phong trào ấy đều là những người nghèo đói thì có hiểu được cái đói mới hiểu được tâm tư nguyện vọng của họ. Nghĩa là có hiểu về người nông dân thì mới tập hợp lôi cuốn họ về với mình và mới đem lại hạnh phúc cho họ được. Với những chi tiết này ta lại thấy một Nguyễn Huệ vĩ đại, cao đẹp của lịch sử Việt Nam, từ ứng xử, hành động, suy nghĩ… đều giống như một nhà nho chân chính, "một kẻ đi tìm chân lý và sẵn sàng chết cho chân lý, chứ không phải là một ông vua quyền uy" [78, 3]. Và cho đến lúc chết, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Huệ vẫn khiến người đọc phải khâm phục khi Nguyễn Huệ nói: "Không nhẽ lại phân ra Trong, Ngoài, Nam, Bắc đánh nhau thêm một vài trăm năm nữa? Bài học về cái đói đã dạy ta điều ngược lại, nghĩa

là phải tìm cách cứu vãn hòa bình, chứ không phải là tiếp tục cuộc nội chiến đã manh nha từ thuở Mạc triều. Còn cắn cấu lẫn nhau, còn nghèo, còn đói..." [20, 146]. Là một vị vua cả một đời lo cho dân, cho nước, nhưng trong phút giây nói lời trăn trối cuối cùng, Huệ vẫn dặn dò Trần Quang Diệu: "Việc tang ma, lẳng lặng làm cho nhanh, và hai ba tháng sau hãy báo cho thiên hạ rõ" [20, 146]. Qua câu nói này chứng tỏ sự sáng tạo và tài năng của Nam Dao là ở chỗ, tác giả đã tạo ra một cái chết có phần đau đớn cho Nguyễn Huệ nhưng lại làm cho tư tưởng của ông tiếp tục được "ươm mầm" và làm cho vị minh quân này

Một phần của tài liệu Hình tượng quang trung nguyễn huệ trong văn xuôi việt nam sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 98 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w