Quang Trung Nguyễn Huệ dưới cái nhìn của Nam Dao qua tiểu thuyết Gió lửa

Một phần của tài liệu Hình tượng quang trung nguyễn huệ trong văn xuôi việt nam sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 97 - 98)

cảnh lịch sử Việt Nam thế kỷ XVIII, chia làm hai phần Gió đàng Trong

Lửa đàng Ngoài, với 13 chương: 1. Tiếng đá; 2. Chim trong lồng; 3. Nhát gươm ân sủng; 4. Cõi nổi ba đào; 5. Kiêu binh; 6. Bụi kinh kì; 7. Nẻo dương gian; 8. Nước đục; 9. Bờ xa; 10. Bờ xa; 11. Gió chướng; 12. Đòn thù; 13. Bọt nước sông Mê. Tác phẩm không lấy sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử làm đối tượng mà chỉ xem lịch sử như là một phương tiện chuyển tải luận đề của mình, vì vậy tính luận đề trong tiểu thuyết Nam Dao rất rõ. Với Gió lửa, Nam Dao quan tâm chú trọng "khả năng chuyển đổi của lịch sử", nhà văn đã tìm thấy sự tương thích trong bút pháp hiện đại với việc hư cấu, nhất là những hư cấu về nhân vật. Nam Dao sử dụng nhiều huyền thoại tạo nên tính chất hư ảo lịch sử làm cho người đọc luôn nghi ngờ tính chân thật của nó, nhưng đó lại là dụng ý của nhà văn nhằm để chuyển tải tư tưởng luận đề của mình trong tác phẩm.

3.2. Quang Trung - Nguyễn Huệ dưới cái nhìn của Nam Dao qua tiểu thuyết Gió lửa tiểu thuyết Gió lửa

Cũng như Nguyễn Mộng Giác, Lê Đình Danh, Nguyễn Thu Hiền… Nam Dao với tiểu thuyết Gió lửa cũng viết về triều đại Tây Sơn và chọn Quang Trung - Nguyễn Huệ làm nhân vật trung tâm cho tác phẩm. Tuy nhiên, như đã trình bày ở chương 2, mỗi nhà văn tuỳ vào mục đích sáng tác, yếu tố chủ quan và thông điệp nhà văn muốn gửi gắm mà có thể khai thác toàn bộ phong trào Tây Sơn trọn vẹn hoặc khai thác một phần, một giai đoạn nào đó trong cuộc đời Nguyễn Huệ. Các nhà văn cũng có thể khai thác những chiến công hiển hách, những phẩm chất anh hùng hoặc khai thác những mối quan hệ đời tư, đời thường của con người Nguyễn Huệ. Hay nói cách khác, từ một "khách thể" Nguyễn Huệ các nhà văn có thể chọn cho mình một lối viết riêng

để thể hiện một Nguyễn Huệ khác biệt. Nam Dao cũng vậy, qua tiểu thuyết

Gió lửa, tác giả cho ra đời một Nguyễn Huệ "mới toanh" không thua kém Nguyễn Huệ trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác. Nguyễn Huệ của Nam Dao có sự tổng hợp giữa một "phản Nguyễn Huệ" và một Nguyễn Huệ trong lịch sử. Đó là một con người có kiến thức, nắm bắt rõ thời thế, biết nhìn xa trông rộng, có những tư tưởng sáng suốt, tỏ ra là một minh quân trong thời đại mới nhưng đồng thời cũng là một Nguyễn Huệ có những bi kịch về tình yêu, hạnh phúc hết sức đau đớn đến phút chót cuộc đời.

Xuất hiện trong một tiểu thuyết luận đề cho nên trong Gió lửa hình ảnh Nguyễn Huệ được miêu tả một cách chi tiết hơn mặc dù tần số xuất hiện của Nguyễn Huệ không nhiều. Nếu trong Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác),

Tây Sơn bi hùng truyện (Lê Đình Danh), Hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Thu Hiền) nhân vật Nguyễn Huệ được khai thác đều đặn trong các chương, gắn bó với rất nhiều nhân vật thì trong Gió lửa, Nguyễn Huệ bắt đầu được nhắc đến ở cuối chương 7, chính thức có mặt ở chương 8, chương 10, xuất hiện nhiều nhất ở chương 11 và bó hẹp trong một số mối quan hệ nhất định. Ở mỗi chương, Nguyễn Huệ thể hiện được một bản lĩnh, một cái tôi khác nhau từ đó góp phần làm nên một Nguyễn Huệ anh hùng đến mức xuất sắc nhưng vẫn đậm chất đời thường.

Một phần của tài liệu Hình tượng quang trung nguyễn huệ trong văn xuôi việt nam sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w