Trong những tác phẩm văn xuôi sau 1975 viết về hình tượng Quang

Một phần của tài liệu Hình tượng quang trung nguyễn huệ trong văn xuôi việt nam sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 138 - 139)

Trung - Nguyễn Huệ, tiểu thuyết Gió lửa của Nam Dao được đánh giá là có những khám phá mới lạ, đặc sắc khi nhà văn vén màn sương mờ ảo bao bọc lịch sử bấy lâu để nổi rõ hình ảnh người anh hùng bị che khuất bởi ánh hào quang của lòng ngưỡng mộ, tôn vinh. Gió lửa của Nam Dao vừa có nét thô bạo trong Mùa mưa gai sắc của Trần Vũ, vừa có nghĩa khí anh hùng trong

Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh lại vừa có chất trữ tình trong Hoàng đế Quang Trung của Nguyễn Thu Hiền. Qua tác phẩm, Nam Dao đã thức tỉnh người đọc thoát khỏi men say chiến thắng, nhìn thẳng vào sự xù xì, thô nhám khi kéo Nguyễn Huệ đến gần chúng ta hơn trên tinh thần giải thiêng. Nhân vật Quang Trung - Nguyễn Huệ qua "màng lọc" của Nam Dao đã được chủ quan hoá, nhân văn hoá để trở thành con người của tiểu thuyết với bao hệ lụy thường tình. Viết Gió lửa, Nam Dao không chỉ với mục đích khơi gợi tình cảm tự hào về truyền thống dân tộc, về công việc "ôn cố tri tân" mà còn nhằm bày tỏ những suy nghĩ của mình về những vấn đề nhạy cảm trong xã hội như khát vọng cách tân đất nước, vấn đề sử dụng tri thức, vấn đề bản năng dục vọng của con người… khiến độc giả phải trăn trở, suy ngẫm khi đọc mỗi trang viết của Nam Dao. Cùng với việc khám phá về phương diện nội dung, Nam Dao còn không ngừng tìm tòi những cách thức thể hiện mới trên phương diện nghệ thuật. Bằng nghệ thuật hư cấu tài tình, với cảm hứng phê phán giải thiêng cùng nghệ thuật xây dựng kết cấu dòng chảy ý thức và ngôn ngữ đa thanh, đa giọng điệu, Nam Dao đã sáng tạo và làm mới nhân vật Quang Trung - Nguyễn Huệ so với các tác phẩm của các nhà văn cùng thời cùng thời.

Một phần của tài liệu Hình tượng quang trung nguyễn huệ trong văn xuôi việt nam sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 138 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w