Quang Trung Nguyễn Huệ: tấn bi kịch về tình yêu, hạnh phúc

Một phần của tài liệu Hình tượng quang trung nguyễn huệ trong văn xuôi việt nam sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 115 - 124)

So với Huệ trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Huệ trong

Hoàng đế Quang Trung của Nguyễn Thu Hiền, thì Huệ trong Gió lửa của Nam Dao không nhận được tình cảm chân thành từ tình yêu, hạnh phúc dù chỉ là chút ít. Huệ ở Sông Côn mùa lũ có một tình yêu đẹp với An và dù không lấy được An nhưng vẫn tìm thấy bóng hình An qua nàng công chúa Ngọc Hân xinh đẹp, tài năng. Huệ trong Hoàng đế Quang Trung cũng có tình yêu sâu nặng với nữ chúa Chế Lam Kiều song hai người không đến được với nhau vì Chế Lam Kiều đã hy sinh trong trận đánh Tống Phước Hiệp, sau đó Huệ lấy

Nhã Xuân và sống rất hạnh phúc, đồng thời Huệ cũng tìm thấy hình ảnh mối tình đầu với Chế Lam Kiều qua bóng dáng của Ngọc Hân. Còn Nguyễn Huệ của Nam Dao lại hoàn toàn khác, Huệ rơi vào tấm bi kịch cay đắng của tình yêu vì Huệ không những không lấy được người mình yêu mà suốt cả cuộc đời Huệ cũng không đón nhận được tình cảm thực sự của một người đàn bà nào, thậm chí còn gây nên những sóng gió hận thù và cuối cùng là cái chết oan nghiệt kết thúc cuộc đời bá vương của Huệ.

Trong Gió lửa, Nam Dao miêu tả cuộc đời Nguyễn Huệ gắn liền với ba người phụ nữ đó là An, Hoàng hậu Phạm Thị và công chúa Ngọc Hân. Người phụ nữ đầu tiên xuất hiện trong cuộc đời người anh hùng áo vải chính là An, và cũng là người đem lại những khổ đau, dằn vặt cho Nguyễn Huệ đến phút chót cuộc đời. Tình yêu của Huệ dành cho An từ lúc còn đi học ở nhà giáo Hiến, nhưng tình yêu ấy rất âm thầm, lặng lẽ bởi giữa hai người chưa có hứa hẹn gì. Sau này, dù bôn ba khắp ngả đường chinh chiến song Huệ vẫn mãi là người nặng tình, trong cơn say, trước cơn mưa dầm "tưới nước xuống như nước mắt thiếu phụ khóc chồng" [20, 95] Huệ bắt đầu nhớ lại tất cả. An là con gái giáo Hiến, người thiếu nữ đã gieo vào Huệ những tình cảm trai gái khi vừa lớn để biết yêu. Thuở đó, Huệ mới mười bốn. An hơn Huệ một tuổi, đã nhuộm răng và biết ăn trầu, tóc để dài chấm vai, lưng ong, lúc đi quần phủ trên đất lượn lờ như là bay là nhẩy... Một hôm, đối tượng của những trò nghịch ngợm là An. Bọn học trò đố nhau đứa nào sẽ thành giai tế của thầy. An nghe biết, chỉ mỉm cười, đùa bảo một đứa hiền lành: "Ðứa nào biết thầy muốn gì, tao sẽ gọi bằng chồng. Mỗi đứa chỉ nói được một lần, và cố mà viết ra giấy, chữ xấu không được tính" [20, 95]. An thường giúp cha chấm quyển học trò, bụng chỉ muốn ép chúng tập viết cho đẹp, chẳng có hậu ý gì. Ðến ngày, mỗi đứa kèm vào tập quyển một tờ giấy nét chữ nắn nót. Giáo Hiến bắt được, truy ra việc An đùa, quẳng lên chõng hai tờ. Tờ thứ nhất, viết "Giết quyền thần Trương Phúc Loan" ký tên Huệ. Tờ thứ nhì, ghi vỏn vẹn "Thầy muốn cho chị An được sống hạnh phúc". Giáo Hiến mắng con, song lại bảo "Huệ nó nói đúng điều ta

muốn" [20, 95]. Thấy cha đặc biệt lưu tình Huệ, An không khỏi băn khoăn vì trò đùa năm nọ. Nhưng tờ giấy viết "cho chị An được sống hạnh phúc" ám ảnh An, bắt An hỏi hạnh phúc là gì, câu hỏi phần đông người thế gian này trốn tránh.

Năm Huệ mười sáu tuổi, mụn nổi đầy mặt, vỡ tiếng nên mỗi lần cất giọng, ai nghe cũng giật mình. Gặp An, Huệ lúng túng: "định nói nhưng lại ấp úng, ngạc nhiên thấy lưỡi mình tê cứng, tim đập như vỡ lồng ngực" [20, 96]. Lần sau, Huệ ra cầu ao "thấy An giặt áo, Huệ ngồi cạnh say mê, hít hơi An trong gió, rồi bỗng chụp lấy tay An. Khẽ giằng ra, An cúi đầu hỏi nhỏ: Còn muốn giết Trương Phúc Loan không? Huệ quả quyết gật đầu. An buồn rầu, nhỏ nhẹ: Thế thì... có làm cho An hạnh phúc không? Ngạc nhiên, Huệ đớ người ra. Rồi Huệ lắc đầu. An vùng đứng dậy, nước mắt ứa ra, chạy vào nhà. “Hai tháng sau, An tìm người viết tờ giấy "thầy muốn cho chị An được sống hạnh phúc". Ðó là cậu bé hiền lành ngày xưa, nay cũng đã mười bảy" [20, 96].

Mấy tháng sau An cưới. Hôm ấy, Huệ chạy ra hét như người hóa dại, rút dao đâm vào đùi mình, máu chảy lênh láng, kêu ầm lên: "Chỉ vì mặt ta có mụn, chỉ vì mặt ta có mụn" [20, 96]. Rồi Huệ ốm liệt giường. An và giáo Hiến vào thăm. Khi về, An đợi giáo Hiến ra trước, kịp nói riêng với Huệ: "Chẳng phải vì mặt Huệ mụn, mà vì Huệ không biết thế nào là hạnh phúc. Thứ hạnh phúc bình thường..." [20, 96]. Hạnh phúc theo An là: "sống một cuộc đời bình thường. Bình thường ở chỗ sáng cũng cười, tối cũng cười... Hạnh phúc bình thường là bụng no, còn đầu thì vui" [20, 96] và "không quyền uy, quan tước, danh vọng, phú quí" [20, 96] - những điều mà Huệ không bao giờ có thể làm được.

Nỗi nhớ An, không phải bây giờ mới trở về trong Huệ, mà thực ra hai lần lấy vợ trước Huệ cũng đã mơ về An. Hình ảnh An ở cái cầu ao, bóng nước khi hiện khi tan, rồi câu nói cuối cùng An trách Huệ không biết thế nào là hạnh phúc lại văng vẳng trong tai. "Huệ bước ra lan can, mặt ngửa hứng lấy những giọt mưa hắt qua mái các. Cắn môi, nhìn vào màn đêm trắng đục, Huệ

vẫn chỉ thấy một mình An, cô thiếu nữ dạo nào. Vẫn là An giằng tay không cho Huệ nắm. Vẫn là An, đã tưởng xa đi nhưng sao vẫn đấy, ám ảnh, mê hoặc, giăng những sợi tơ nhỏ nhoi nhưng bền vững giam hãm linh hồn Huệ gần hai mươi năm nay" [20, 96]. Nỗi nhớ An khiến lòng Huệ không yên: "ngồi một mình trong ánh nến chập chờn, Huệ nhắm mắt lại, hình dung ra khuôn mặt An thuở ngồi bên cầu ao, lại tự hỏi mình thế nào là hạnh phúc. Có phải chăng là những giây phút rạo rực, tung quân vào yểm kích, tính toán đường đi nước rút của địch, công thành, phá ải? Có phải chăng là khi thu quân lương, vàng bạc châu báu chiếm được? Có phải chăng là chỉ một câu nói lớn, một cái trừng mắt, một lời diễu cợt mà đủ làm đám bề tôi cứng họng, thắt tim, gập đầu vâng dạ? Ðó là, nói gọn lại, quyền uy. Nó thể hiện con người Huệ, nhưng tại sao khi diệt xong địch, chiếm xong thành, thu vào tay châu báu, quát gọi cho người ta vâng dạ, Huệ lại cảm thấy trống rỗng, để một nỗi cô đơn mênh mang ập vào làm tan đi tất cả những cái gì vừa tạo ra, biến chúng thành vô lý vô nghĩa"? [20, 96]. Sau đó "Huệ lại với tay lấy rượu, tu ừng ực, để cái chất rát nóng tràn vào cơ thể mình, bốc ngược lên đầu, làm tê liệt những câu hỏi không có lời đáp… Huệ lảo đảo đứng dậy, tay lấy chiếc roi móc trên giá vũ khí, vung một đường vòng, rồi ném xuống đất… Huệ gào: "Ta hành nó cho em sướng nhé!" rồi mím môi vớ roi đánh vòng vào lưng mình, tiếng nghe chan chát như tiếng đập áo quần sũng nước ở một bờ ao vùng An Thái. Ðánh đến mỏi tay, Huệ gục xuống, nằm xoài ra trên thềm gạch, miệng thở khò khè" [20, 96 - 97]. Thấy Huệ đau khổ như vậy, Nhật tự hỏi: "An là ai? Người nào mà lại có cái quyền năng làm một vị tướng bách chiến bách thắng gập người xuống lạy van ngay cả trong một giấc mơ?" [20, 96]. Người nào mà khiến "cái khối cô đơn khủng khiếp lặng lẽ đứng dậy xua tay, miệng cố mỉm cười, cái cười trông tội nghiệp" [20, 96].

Nỗi nhớ và nỗi ám ảnh về An cho đến tận sau này Huệ vẫn không thể nguôi ngoai. Vì thế khi nghe Thức nói: "phải thử sống một cuộc sống bình thường, từ đó mới thấm được niềm hạnh phúc của những kẻ bình thường" [20,

134] thì "Huệ tái mặt, bụng bỗng như hụt hẫng, để mặc cho một nỗi cay đắng tưởng như đã nguội lạnh lại trào lên tựa nước âm ỉ nóng bỗng sôi lên sùng sục. Văng vẳng đâu đó lời nói của An, người đàn bà ám ảnh Huệ vào những lúc phải làm những quyết định về hạnh phúc ở đời. Huệ bỗng nhiên thèm được lui vào một mình một chốn. Ðó là cách Huệ để cho quá khứ nguyên vẹn trở lại cõi tâm tư. Nó có lúc hệt như khi Huệ câu được cá, rồi trái với thói quen, động lòng trả nó về lại với dòng sông Côn trong mùa lũ tuồn tuột trôi xuống hạ nguồn" [20, 134]. Đến lúc sắp băng hà, Huệ vẫn "cho người về Qui Nhơn tìm An, người bạn gái thuở niên thiếu, Huệ đợi từng ngày. Có lẽ lúc đó, Huệ biết mạng của mình đã đến chỗ tuyệt" [20, 145]. Chính sự miêu tả này của Nam Dao khiến người đọc rơi lệ khi cận kề giữa cái sống và cái chết, Huệ vẫn nghĩ về người yêu thuở thiếu thời đó là An: "Người ta yêu - Huệ bật cười - chỉ muốn ta là một kẻ bình thường. Suốt đời, từ năm mười bảy đã làm tướng cầm quân cho đến nay là trên hai mươi năm, ta mới sống được sáu ngày nhịn đói có thể tạm gọi là bình thường. Nhưng khi chết, tất là ta chết như mọi người. Gọi người ta yêu đến để nàng thấy lúc cuối cùng này ta cũng trở thành bình thường như mọi người trước cái chết, nhưng sao nàng vẫn không đến..." [20, 146].

Trong Sông Côn mùa lũ, Nguyễn Mộng Giác xây dựng mối tình của An và Huệ tuy không đến được với nhau nhưng cả hai vẫn âm thầm hướng về nhau mỗi lúc, mỗi nơi. Còn với Nam Dao, hình ảnh An xuất hiện trong tác phẩm rất ít, có chăng chỉ có mặt trong nỗi nhớ của Huệ song cũng không nhiều. Nam Dao đã không xây dựng tình cảm, nỗi nhớ của An dành cho Huệ, chính vì lẽ đó, ta thấy nỗi đau của Huệ cao hơn gấp bội so với nỗi đau của Huệ trong Sông Côn mùa lũ. Người phụ nữ thứ hai trong cuộc đời Nguyễn Huệ là Phạm Thị (sau này được phong làm Hoàng hậu). Dù đã có hai mặt con với nhau nhưng sự gắn bó này cũng không có gì sâu sắc, nhất là khi Huệ và Nhạc mâu thuẫn với nhau vì chuyện Nhạc tức tối bởi Huệ không chia số vàng bạc mà Huệ cướp được ở phủ chúa Trịnh. Nhạc đã cưỡng bức Phạm Thị - vợ Huệ

nhưng cũng là em dâu Nhạc trước mặt hai con Huệ, không những tạo nên mối hận thù giữa hai anh em mà còn là sự đổ vỡ hạnh phúc giữa Huệ và Phạm Thị. Khi đã thoát khỏi bàn tay Nguyễn Nhạc ở Quy Nhơn, Phạm Thị về Phú Xuân nhưng chỉ gặp Huệ mỗi lần Huệ thèm món "óc nghé", bởi chỉ có Phạm Thị mới "mang đủ hết cái hương vị đặc biệt của vùng An Cựu phủ Quy Nhơn vào món ăn này" [20, 141]. Mặc dù Phạm Thị đã cố "vớt vát" tình cảm với Huệ nhưng vẫn không thành: "có lần trộn gia vị, Phạm Thị bỏ cả các chất kích dương, nhưng ăn xong Huệ lại hấp tấp bỏ về ngay, chuyện chăn gối ăn nằm với Phạm Thị từ ba năm nay không có. Trong khi đó, Ngọc Hân đẻ cứ ba năm đôi, nay lại có mang, nhìn đã thấy bụng. Phạm Thị than thân trách phận, rồi đem dạ căm thù chẳng những chỉ Ngọc Hân mà còn tất cả những ai đến từ Ðàng Ngoài" [20, 141]. Tuy sau này Nguyễn Huệ đã nhẹ nhàng phủ dụ Phạm hoàng hậu chứ không hắt hủi như trước và gọi Quang Toản, Quang Bàn ra hỏi việc học, lòng có chút ân hận đã sao nhãng con cái những năm vừa qua, nhưng cũng không ngăn cản nổi "cái dạ căm thù" ấy mỗi ngày một một lớn và dẫn đến kết cục bi thảm là Phạm Thị rắp tâm đầu độc Huệ. Huệ chết vì ăn phải bát miến gà Phạm Thị nấu, Huệ ngã bệnh ngay tối hôm đó "đầu nhức, người ra mồ hôi như tắm. Y quan vào bắt mạch, cho thuốc. Thuốc uống xong, Huệ đỡ. Nhưng mấy ngày sau, những cơn nhức đầu lại quay lại. Rồi kèm với nhức đầu là những trận đau bụng. Y quan không chẩn được bệnh, cầu cứu bọn đồng cốt. Huệ đuổi ra. Mấy ngày sau, Phạm hoàng hậu treo cổ tự vẫn nhưng ai cũng dấu, không cho Huệ biết. Lúc đó, có những cơn đau làm Huệ bất tỉnh, mặt cứ sạm dần đi, miệng lở, môi khô, hai con mắt lồi ra nhìn như hai cục máu đông lại, may thay ngoài Huệ ra không ai ăn phải miến gà của Phạm Thị nên sự "trả thù" của Phạm Thị chỉ mỗi Nguyễn Huệ phải gánh chịu. Phạm hoàng hậu rắp tâm đánh thuốc độc giết cả bọn "nước ngoài" vào chiếm chồng, chiếm vua nước Ðàng Trong, mê hoặc triều đình bằng những luận điệu huyễn hoặc. Mưu ấy, chỉ một mình Bùi Ðắc Tuyên biết. Nhưng oái oăm thay, chút nước trong

bát miến gà ngay tầm tay Quang Trung trong bữa ăn ở Tây cung không hại được một ai khác ngoài vị Hoàng Ðế cầm hết vận mệnh nhà Tây Sơn.

Người phụ nữ thứ ba có mặt trong cuộc đời Nguyễn Huệ chính là con gái vua Lê - công chúa Ngọc Hân. Cuộc hôn nhân giữa Huệ và Hân thực chất bị "điều phối" bởi quan hệ chính trị, vì vậy giữa hai người không đưa lại hạnh phúc cho nhau. Hân luôn nghĩ rằng Huệ đã đầy đoạ Hân về mặt thể xác, chỉ xem Hân như một "vật báu" của nhà Lê mà Huệ "cướp đoạt" được, cho nên Huệ mặc sức hả hê, thoả mãn trên nỗi đau của Hân. Do đó, trong suy nghĩ của Hân cũng thường trực một ý niệm trả thù. Song Hân không đủ mạnh mẽ và liều lĩnh như Phạm Thị, mà chỉ biết dồn nén, chất chứa sự khinh bỉ trong lòng: "mím môi, Hân theo Huệ và tự hứa sẽ không bao giờ nhỏ nước mắt khóc gì nữa. Vì mặt đất kia đã sũng nước. Và con cọp lưng vằn vện đã nhảy lên lưng nàng ngày hợp cẩn cũng chỉ là một loài động vật có thể dạy cho thuần. Như voi. Như ngựa" [20, 116].

Nếu ở Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác); Tây Sơn bi hùng truyện, (Lê Đình Danh) và Hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Thu Hiền) các tác giả gần như miêu tả cuộc hôn nhân giữa vị tướng tài ba Nguyễn Huệ và nàng công chúa Ngọc Hân là hạnh phúc thì ở Gió lửa của Nam Dao, Nguyễn Huệ và Ngọc Hân không có một sự gắn bó nào về mặt tình cảm, quan hệ hai người được đặt trên sự tính toán của Ngọc Hân, vì thế trong quá trình chung sống, Ngọc Hân luôn có ý nghĩ trả thù Nguyễn Huệ để gây dựng lại cơ nghiệp nhà Lê suốt mấy năm qua. Điều này được Nam Dao thể hiện khá cụ thể ở đầu chương 11, khi Nguyễn Huệ quyết định ngày mai lên đường ra Bắc Hà bắt Nhậm, Nguyễn Huệ đã gọi Hân vào buồng và "đêm hôm đó, để mặc Huệ dày vò, đánh đá trong một cuộc truy hoan trước khi viễn chinh, Hân vừa rên rỉ, vừa thì thào "... nữa, nữa đi!" như thách thức, đầu chỉ tưởng đến cái cơ nghiệp nhà Lê để quên nỗi đau đớn của thể xác" [20, 129]. Về điểm này, chúng ta thấy Nam Dao có sự tương đồng ý nghĩ với Trần Vũ khi xây dựng mối tình được bao bọc bằng thứ hận thù hết sức chua chát khiến cho cả hai đều là kẻ

bất hạnh trong tình yêu. Ý nghĩ trả thù Huệ thực sự manh nha khi Ngọc Hân cố tình không đưa chìa khoá để Thức mở cửa cho Huệ ra ngoài sau gần một tuần nhịn đói. Bởi Hân nghĩ, nếu Huệ không ra khỏi căn phòng đó, Huệ sẽ chết vì đuối sức, chết vì sáu ngày không ăn uống gì. Hân làm như vậy là vì Hân không những muốn trả thù Huệ cho nhà họ Lê mà còn muốn trả thù Huệ đã "vò nát" đời Hân bằng một cơn thác loạn: "Hân thầm nghĩ, thế là hết oai phong nhé! Nhớ lại đêm động phòng ở lầu Tử Các và cái đau đớn tủi hổ khi Huệ đẩy mình chúi xuống, xách cho chổng mông lên rồi đâm vào như thúc kích để trả thù" [20, 144]. Đến lúc này chúng ta mới thấy hành động của Hân

Một phần của tài liệu Hình tượng quang trung nguyễn huệ trong văn xuôi việt nam sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 115 - 124)