Ngôn ngữ giàu chất suy cảm

Một phần của tài liệu Hình tượng quang trung nguyễn huệ trong văn xuôi việt nam sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 135 - 136)

Một trong những biểu hiện của đặc trưng ngôn ngữ trong tiểu thuyết

Gió lửa của Nam Dao chính là thứ ngôn ngữ gắn liền với đời sống nội tâm của nhân vật Nguyễn Huệ. Với sự gia tăng cảm hứng đời tư, Nam Dao đã xây dựng một cái tôi trữ tình bên cạnh một người anh hùng có chí lớn. Cùng với ngôn ngữ sắc sảo, thâm thuý; ngôn ngữ thân mật, suồng sã; ngôn ngữ bỡn cợt, mỉa mai; ngôn ngữ thông tục,… thì ngôn ngữ giàu chất biểu cảm của Nguyễn Huệ đã góp phần thể hiện sự phong phú, sinh động của đời sống nhân vật.

Ngôn ngữ giàu chất suy cảm là ngôn ngữ xuất phát từ bên trong con người Nguyễn Huệ, đó là kiểu ngôn ngữ chân thật, không bị che phủ bởi một lớp vương bào nào. Kiểu ngôn ngữ này chủ yếu được tập trung miêu tả khi Nguyễn Huệ nhớ về An, về mối tình đầu trong sáng, ngây ngô không thành của mình: "Trong giấc ngủ vùi, Huệ thỉnh thoảng co dúm người lại, rên xiết, nước mắt ứa ra, tức tưởi gọi An, An ơi... " [20, 96] và "đừng bỏ ta. Ta có tội tình gì An ơi" [20, 95]. Sau đó, Huệ cười lên sằng sặc, nghêu ngao hỏi như có người trước mặt: "...Này An, thế nào là hạnh phúc?". Chỉ tay vào bóng mình, Huệ rít lên: "...Trả lời đi, đợi gì nữa An ơi... Thế nào là hạnh phúc bình thường? Ta có khả năng trở nên bình thường không? Hay muộn quá rồi!". Và cho đến lúc chết, trong cơn mê sảng Huệ đã gọ tên An: "An, An phải không?... An xem, chết thế này bình thường chứ hả..." [20, 146].

Bằng ngôn ngữ giàu chất suy cảm, người đọc đã được diện kiến một Nguyễn Huệ với tình yêu sâu thẳm, không toan tính vụ lợi, không bị chi phối bởi quyền lực chính trị, một Nguyễn Huệ có những phút giây cô đơn, yếu đuối

khi nghĩ về người con gái tên An thuở xưa, một Nguyễn Huệ với niềm đau không có ai để sẻ chia, không thể nguôi ngoai và luôn đau đáu dõi theo một bóng hình xa xăm cho đến khi nhắm mắt. Chính điểm mới mẻ, khác lạ này đã tạo ra những nỗi niềm trăn trở, day dứt trong lòng bạn đọc khi nghĩ về một Nguyễn Huệ khuất lấp đằng sau vương miện của hào quang chiến thắng.

Tiểu kết

Qua những gì đã phân tích ở chương 3, có thể khẳng định rằng tiểu thuyết Gió lửa là một khám phá lạ, độc đáo của Nam Dao về hình tượng Quang Trung - Nguyễn Huệ. Với nội dung phong phú, hình thức biểu hiện đa dạng và đặc biệt là cách nhìn nhận lịch sử, quan niệm về nhân vật lịch sử của Nam Dao hết sức mới mẻ, tác giả đã thổi vào Gió lửa tinh thần, hơi thở của cuộc sống hiện đại. Do đó, người đọc không chỉ tìm thấy ở hình tượng Quang Trung - Nguyễn Huệ niềm tự hào dân tộc, tinh thần thượng võ với những chiến công hiển hách, oai hùng… mà còn có cả những khoảng lặng để suy tư, chiêm nghiệm về cuộc sống hiện tại và hướng tới tương lai. Đúng như tác giả Nguyễn Trọng Luật nhận xét, khát vọng của Nam Dao là đặt Quang Trung - Nguyễn Huệ "lên bàn giải phẫu để suy ngẫm, hội chẩn và rồi cắt bỏ những phần nhiễm độc trong tâm thức. Chỉ có như vậy, phần nào tương lai mới rõ nét…" [49, 6].

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Hình tượng quang trung nguyễn huệ trong văn xuôi việt nam sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 135 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w