Quang Trung Nguyễn Huệ, sự pha trộn tính cách giữa con người anh hùng và con người đời thường

Một phần của tài liệu Hình tượng quang trung nguyễn huệ trong văn xuôi việt nam sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 105 - 115)

anh hùng và con người đời thường

Có thể nói, nét khám phá đặc sắc và mới mẻ của Nam Dao khi xây dựng nhân vật Quang Trung - Nguyễn Huệ trong tiểu thuyết Gió lửa chính là tác giả đã biết "dung hoà" khi pha trộn hai tính cách, hai con người trong một Nguyễn Huệ. Đọc Mùa mưa gai sắc của Trần Vũ thấy một Nguyễn Huệ "gai góc" và tàn bạo. Đọc Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh thấy một Nguyễn Huệ mưu lược và dụng binh như thần. Đọc Hoàng đế Quang Trung của Nguyễn Thu Hiền thấy một

Nguyễn Huệ "nhu mì" và điềm đạm. Còn đọc Gió lửa của Nam Dao ta lại thấy một Nguyễn Huệ phức hợp nhiều tính cách trong một bản thể. Huệ vừa có nét hung bạo như Huệ trong Mùa mưa gai sắc lại vừa có nét anh hùng như Huệ trong Sông Côn mùa lũ, trong Tây Sơn bi hùng truyện và có những phút thâm trầm, đắng cay với những mất mát trong tình yêu, hạnh phúc như Huệ trong

Hoàng đế Quang Trung. Vì thế, Nguyễn Huệ trong Gió lửa của Nam Dao phức tạp hơn, khó hiểu hơn, người đọc không dễ dàng nắm bắt được suy nghĩ của Nguyễn Huệ. Có được điều này là vì Nam Dao đã rất sáng tạo khi để Nguyễn Huệ tự thể hiện mình qua các "vai diễn" khác nhau, có khi là một anh hùng nhưng có khi chỉ là một thường dân hết sức mộc mạc và đôi lúc tỏ ra tàn bạo như một dã thú.

Trước hết, Nam Dao xây dựng Nguyễn Huệ là một anh hùng. Phẩm chất anh hùng này được thể hiện ở việc dùng người, Huệ có những kẻ sĩ thân thuộc mang tính cách hiện đại ở bên mình, có người tôn phò chính thống như Trần Văn Kỷ; có người uyên thâm nho học nhưng có chí hướng cách tân như Nguyễn Huy Tự, Ngô Thì Nhậm; có trí thức hiện đại như Trọng Thức, Toàn Nhật… và Nguyễn Huệ luôn có thái độ gần gũi, tôn trọng họ. Trong tác phẩm rất nhiều lần Nguyễn Huệ nói: "Ðừng phụ lòng ta nhé", Nguyễn Huệ nói câu ấy với Nhật, với Tự, với Kỷ,… lời nói ấy được thốt ra từ cái tâm, cái tình của Huệ, thể hiện sự tin tưởng của Huệ đối với người tài khiến kẻ đối diện dù là ai cũng phải phục tùng, mà nói như Nam Dao là "giọng khẩn khoản nhưng ẩn ý buộc người nghe vào điều mình muốn" [20, 86 - 87]. Chính vì luôn tỏ ra rất cần người tài, muốn nhiều người tài ở bên mình nên khi Nguyễn Thiếp gọi Huệ là "hoàng thượng", Huệ tỏ ra rất khoan khoái vì thấy Thiếp đã chịu nhận cái đế vị nay là của Tây Sơn chứ không còn của nhà Lê từ 300 năm nay. Huệ vui mừng nghĩ: "Có Thiếp làm bề tôi, Huệ sẽ thu phục dễ dàng đám nho sĩ xứ Nghệ và Bắc Hà, đoạt lấy chính danh, không còn có gì ngăn trở" [20, 137]. Huệ tự hào nói với Hân: "Về văn thần, Nhậm và Thiếp giúp ta giữ bờ cõi, dựng nên nghiệp đế. Chuyện mười, mười lăm năm sau giữ được nghiệp là nhờ

tay Nguyễn Huy Tự. Còn Ðế nghiệp Tây Sơn từ đó có thêm một vài trăm năm nữa hay không, cái đó tùy vào trí tuệ của Trọng Thức" [20, 142] và tỏ ra khâm phục những vị "quân sư" giúp Huệ lên ngôi hoàng đế: "Thầy chuyên cầm bút mà nghĩ hệt như ta là kẻ chỉ biết cầm gươm" [20, 143].

Tuy nhiên, cần người nhưng không có nghĩa là dùng người một cách tuỳ tiện, Huệ rất tỉnh táo và hiểu rõ đối phương khi nói chuyện cũng như khi đàm đạo việc nước. Chẳng hạn khi Huệ trao đổi việc Phú Xuân với Nguyễn Hữu Chỉnh, Chỉnh cho rằng lấy Phú Xuân là một việc dễ như trở bàn tay: "Bắc Hà như sung ủng vắt vẻo trên cây, chỉ với tay khẩy là rơi… chỉ nghe tiếng chân quân ta, quả sung kia tự nhiên sẽ rụng" [20, 87]. Huệ không nghĩ đơn giản như thế, bất thần quay lại hỏi Chỉnh: "Dụng binh thì thế, dụng nhân thì sao?" [20, 87] khi Chỉnh tỏ ra ngạc nhiên không hiểu ý Huệ, Huệ cười giả lả, chậm rãi phân tích: "Lấy Bắc Hà thì được. Ở lại Bắc à, khó. Ta ra nước ông rồi về, nước ấy trống, chắc ông chẳng theo ta, ở lại mà trông nom. Ta lấy được gì? Còn ông lấy cả nước… Thế ông có chia gì cho ta không?" [20, 87]. Sợ Chỉnh phật ý, Nguyễn Huệ nhỏ nhẹ: "Ấy là vui miệng nói đùa thôi. Việc trước mắt là Phú Xuân, lần này để ông lập công lớn đã rồi hãy tính về sau..." [20, 88] và hồ hởi khâm phục Chỉnh: "Quan Hữu quân, ông đến đây là trời cho Tây Sơn, đừng phụ lòng ta nhé..." [20, 88] nhưng chỉ ngay sau đó, bước ra khỏi phòng, Nguyễn Huệ nhăn mặt, nghĩ thầm: "Nó coi ta như thằng ngu hay sao mà bẻm mép để trục lợi!" [20, 88]. Hoặc khi Nguyễn Hữu Chỉnh sai giết Tuần huyện Trang vì tội "phản chúa, hại thầy" (giết Trịnh Tông) và báo cáo tình hình với Huệ, Huệ thấu được bộ mặt thật của Chỉnh liền nói với Kỷ: "... Hắn muốn gột cái tiếng phản phúc đấy. Như vậy, hắn sắp phản ta rồi" [20, 94]. Qua diễn biến câu chuyện giữa Huệ và Chỉnh, cụ thể là qua lời nói và thái độ của Huệ, đủ để chúng ta thấy một Quang Trung - Nguyễn Huệ sắc sảo, thâm thuý biết chừng nào.

Ngoài tài dùng người, Nguyễn Huệ còn được Nam Dao đánh giá là một tài năng về lĩnh vực quân sự. Nếu ở Sông Côn mùa lũ Tây Sơn bi hùng

truyện, Nguyễn Mộng Giác cũng như Lê Đình Danh đã miêu tả chi tiết, kĩ lưỡng từng trận đánh để qua đó ngợi ca chiến thuật dùng binh của Nguyễn Huệ thì trong Gió lửa Nam Dao lại đi theo một hướng khai thác khác. Trong tác phẩm, gần như Nam Dao không miêu tả cụ thể một trận đánh nào mà chỉ miêu tả rất ngắn gọn cảnh Nguyễn Huệ diệt chúa Trịnh, cảnh hai anh em Nguyễn Nhạc - Nguyễn Huệ tương tàn đưa quân đánh nhau và cảnh Nguyễn Huệ tiêu diệt quân Thanh. Vì thế, tài năng quân sự của Nguyễn Huệ trong Gió lửa không nổi trội như Nguyễn Huệ trong Sông Côn mùa lũ và Nguyễn Huệ trong Tây Sơn bi hùng truyện. Có chăng, tài năng ấy chỉ được ca ngợi gián tiếp qua lời Nhậm, khi Thức hỏi Nhậm: "Huệ là người thế nào?" [20, 131] Nhậm trả lời: "Ông ta là một thiên tài về mặt quân sự. Thời chiến, ông ta là con giao long trong nước, vẫy vùng mặc sức" [20, 131]. Hay qua sự phân tích của Huy Tự với Thức: "Nhật không nghe lệnh Nguyễn Huệ, giúp Lữ tránh cho Huệ cái án "giết vua, giết anh" [20, 132] và Nhật đã: "dàn quân khiến Huệ không thể tiến lên thanh toán Nhạc, nhưng cũng không để Nhạc nhân cơ hội đánh ngược lại Huệ", theo Tự, Nhật làm như vậy là vì: "Nhật tin là Huệ có khả năng tạo ra một kỷ nguyên mới. Ðể Huệ vấy máu Nhạc, là mặc cho Huệ tự kết thúc sự nghiệp đó" [20, 132]. Tài năng này còn được Nam Dao thể hiện qua lời đối đáp giữa hai thầy trò Nguyễn Thiếp và Trọng Thức, khi Thiếp hỏi: "So Huệ và Ánh, ai là kẻ đáng làm vua?" [20, 138], Thức trả lời: "Huệ đánh được xâm lăng nhà Thanh, thì là Huệ đáng. Nếu không, chưa biết được. Về quân sự, Ánh không bằng. Nhưng đánh quân Thanh, Huệ chắc thắng và thắng to, thắng nhanh..." [20, 138]. Quả đúng như lời nhận định của Thức, niên đại Quang Trung năm thứ nhất hứa hẹn hòa bình cho toàn dân được đánh dấu bằng cuộc hành quân tiêu diệt quân Thanh. "Huệ đưa mười vạn quân đến Nghệ An hôm hai mươi chín tháng giêng, lại ra lệnh cứ ba xuất đinh bắt một lính, xung vào làm trung quân. Chỉ năm ngày sau, Huệ có thêm gần sáu vạn lính. Hiệu lệnh nghiêm ngặt, Huệ bắt tân binh hàng ngày tập trận, tiếng reo hò từng chập vang dội núi rừng" [20, 136 - 137]. Trước đó, khi ra dẹp loạn nhà Trịnh, Nguyễn

Huệ cũng đã từng chỉ thị: "Từ phút này, quân binh phải nghiêm ngặt với bọn cướp bóc, phản tặc. Nhưng đối với hàng dân, cấm không được xâm phạm đến tài vật, của cải. Cái ăn, cái ở ta đã lo hết, ngay một hạt cơm của dân ta cũng cấm nuốt. Trái lệnh, ta cho phép làm giảo hình giữa chợ để hàng dân trông mà cậy vào phép nước" [20, 92]. Từ đó, quân của Tây Sơn dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Huệ đều nhận được sự cảm phục của nhân dân, "vì những người lính đến từ phương Nam kỉ luật, không cho phép ức hiếp, đến một miếng nước lạnh của dân cũng chẳng dám tơ hào" [20, 94]. Sau khi chiến thắng 20 vạn quân Thanh, Nguyễn Huệ với chiếc áo bào đen thuốc súng, từ Cửa Nam cưỡi voi vào "nhìn thấy hàng dân reo hò múa may như vỡ chợ. Huệ chợt hiểu. Ðúng thế, kẻ chiến thắng thực sự là những người dân kia đang cười nói như mở hội, mặc dầu xác người còn đầy ra ở đầu đường cuối phố, và gươm giáo cờ quạt ngả nghiêng khắp nơi" [20, 137]. Lúc này Huệ thấm thía một điều: "Không có Huệ này thì có Huệ khác. Nhưng nhân dân kia thì chỉ có một" [20, 137].

Bên cạnh đó, Nguyễn Huệ còn được Nam Dao xây dựng là con người cần cù, chịu khó, lúc đầu "Huệ viết lách còn như người ta vật lộn, sáng sáng vẫn ngồi học chữ" [20, 143 ]. Nhưng bằng sự cố gắng và tôi luyện của mình, Nguyễn Huệ đã "đọc những bản dịch Nôm, sách Tiểu học và Tứ thư" [20, 143]. Điều này khiến cho Thức và Tự đều hết sức ngỡ ngàng, đến Ngọc Hân cũng phải công nhận bài hịch do vua Quang Trung viết "chữ nghĩa tôi luyện đã công phu lắm" [20, 143].

Ngoài ra, Nguyễn Huệ trong Gió lửa còn là một người có tấm lòng nhân hậu, vị tha. Huệ quan tâm, hỏi Tự "cùng đi ăn ở Tây cung có ai làm sao không?" [20, 146] và khi biết chỉ mình Huệ bị đánh thuốc độc, Huệ "à lên một tiếng rồi không đả động gì nữa" [20, 146] rồi Huệ nói với Tự: "Ðến ranh giới cuối của sự sống với cái đói, nay ta ghé lằn mức đầu tiên của sự chết bằng mấy miếng óc nghé và chút nước miến gà. Thầy thấy có buồn cười không? Cái quyền lực ta còn đây, ta cũng chẳng biết làm gì với nó? Ta giết kẻ hại ta, cũng

chẳng thay đổi được gì, chỉ phá cho nát ngay cái sự nghiệp Tây Sơn mà thôi!" [20, 146] và dù phải đón nhận cái chết hết sức đau đớn, Nguyễn Huệ vẫn tha thứ cho người vợ cả (đã thắt cổ tự vẫn nhưng Huệ không biết), đồng thời "lo lắng cho sự an nguy của mẹ con Hân, cho Tự và Thức, cho Diệu,…" [20, 146].

Trong tác phẩm, Nam Dao xây dựng Nguyễn Huệ là một người mạnh mẽ là thế nhưng cũng có những lúc yếu đuối, ưu tư. Những chiến công lẫy lừng của Nguyễn Huệ khiến bao người phải nể phục nhưng cũng chính điều đó làm cho Nguyễn Huệ cảm thấy cô đơn. Sau những trận chiến oanh liệt, Nguyễn Huệ trong Gió lửa của Nam Dao trở về đối thoại với chính mình. Lúc này không còn là một vị tướng dầy dạn chiến trận, một vị vua oai phong lẫm liệt mà chỉ còn một Nguyễn Huệ cô đơn đến tội nghiệp. Bao nhiêu câu hỏi vây bủa, giằng xé khiến lòng Huệ đau đớn. Huệ tìm đến rượu, nhưng càng uống nỗi cô đơn càng hiện hình rõ hơn, vết thương của mối tình đầu lại càng nhức nhối. Lần vào trong nội tâm, trong cảm giác nhân vật, Nam Dao đã làm sống lại Nguyễn Huệ ở bề sâu, ở phần tinh khiết nhất của tâm hồn để cho người đọc thấy Nguyễn Huệ trong Gió lửa không phải là người anh hùng đơn giản, tự nhiên mà cũng có những suy tư, trăn trở.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của người anh hùng, Nguyễn Huệ vẫn có những nét tính cách của một con người thường dân với những mặt trái của cuộc đời. Nét tính cách này thể hiện qua hình dáng bên ngoài, qua lời nói, qua suy nghĩ và đặc biệt là qua hành động. Tất cả đều đem lại cho độc giả một Nguyễn Huệ khác hẳn với Nguyễn Huệ trong lịch sử nhưng lại mang dáng dấp của một con người đời thường có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào trong cuộc sống.

Thông thường khi miêu tả người anh hùng, để làm nổi rõ cốt cách của họ, các nhà văn thường "lí tưởng hoá" vẻ đẹp ngoại hình của người anh hùng ấy như Nguyễn Mộng Giác, Lê Đình Danh và Nguyễn Thu Hiền đã làm. Còn Nam Dao thì ngược lại, với dụng ý miêu tả Nguyễn Huệ ở một góc cạnh khác

của người anh hùng, tác giả đã vẽ nên bức chân dung Nguyễn Huệ hết sức xấu xí nếu không muốn nói là dị dạng: "Huệ to ngang, hơi thấp, tay dài đến đầu gối, di chuyển vừa nhanh vừa chắc như một loài nửa gấu nửa vượn. Mặt nổi mụn, mũi sư tử, một mắt to, một mắt nhỏ. Huệ nhìn ai cũng tựa như chọc gươm vào đồng tử người đối thoại. Khi nói, miệng Huệ nhếch lên vẻ diễu cợt nhưng giọng oang oang như trống trận thúc vào tim vào gan khiến nhiều kẻ mất tự chủ, óc tê điếng đi, chân tay bủn nhủn". [20, 86]. Cũng giống như Trần Vũ, Nam Dao phác hoạ nhân dáng Nguyễn Huệ như vậy nhằm tạo cho người đọc một tâm thế đón nhận những cái xấu xa, hung bạo, đầy bản năng của một kẻ thường tình trong con người vị anh hùng chân chính, quyền thế.

Nhằm xây dựng Nguyễn Huệ theo "khuôn mẫu" của một con người bình thường, cũng có lúc cao thượng nhưng cũng không ít lần thấp hèn, Nam Dao đã miêu tả Huệ với những nét tính cách phức tạp, pha trộn giữa cái rộng lượng với cái hẹp hòi. Chẳng hạn, khi đứng trên Lũy Thầy, Huệ thấy từ Bố Chính trở ra gặp hạn hán, dân đói đã hàng đoàn từ Nghệ An chạy vào, mắt trắng dã, dìu nhau đi như những kẻ không hồn nhưng Huệ vẫn dửng dưng khi Tự muốn chia một ít quân lương cho dân đỡ đói, bởi Huệ sợ: "Nhỡ quân không đủ lương thì đánh chác thế nào. Thừa hơn thiếu, có hơn không" [20, 92]. Nhìn khuôn mặt Huệ gồ lên, cằm bạnh ra như cằm hổ mang, mắt rừng rực lửa có mầu đỏ của máu, Tự biết có nói thêm cũng vô ích. "Con người đã dầy dạn chiến trận đứng cạnh căng bật như cánh cung để phóng đến mục tiêu của mình theo đường thẳng của mũi tên bay đi, không mủi lòng quan tâm đến bất cứ gì khác sự chiến thắng. Ðánh cho chắc, thắng cho nhanh, ai chia lương cho kẻ đói để phải chấp nhận may rủi?" [20, 92]. Bỗng nhiên Tự xót xa và thấy mình lạc lõng.

Ngoài sự lạnh lùng trước nỗi khốn khổ của người dân, Huệ còn có những hành động lỗ mãng khi đánh phủ chúa Trịnh. Trước hết, "Huệ đi đến chiếc ngai thẳng chân đạp đổ" [20, 92] và khi không đọc được những chữ khắc trên chiếc cột lim trong phủ chúa, Huệ "bực mình nhổ toẹt xuống thềm, bật

mồm chửi tục" [20, 93]. Sau đó Huệ tham lam vô độ cướp sạch kho tàng nhà Trịnh, tối hôm chiến thắng Thăng Long, Huệ ra lệnh cho con nuôi Nguyễn Đằng "kiểm kê, gói ghém tất cả châu báu, ngọc ngà và vàng bạc của Chúa Trịnh đã tích tụ hai trăm năm nay, cộng thêm vào với kho tàng Trịnh Sâm cướp được ở Phú Xuân cách đây trên chục năm từ tông tộc Chúa Nguyễn. Trong lúc hàng dân cũng như quan quân cựu triều còn hoảng hốt, Huệ ra lệnh cho Ðằng bí mật chở ra thuyền, mang tất cả về Ðàng Ngoài, cất ở một nơi không ai biết rõ. Ðoàn thuyền đó gồm hai mươi chiếc, hai ngày sau lẳng lặng rời bến Tây Long, có một đội du binh do Ðằng chỉ huy đi kèm để bảo vệ" [20, 92 - 93]. Nhưng đêm đến, Huệ nghe tiếng một người đàn bà tự xưng là "chúa Chè đây" và "lưỡi người đàn bà ấy thò ra, một gang tay rồi hai gang, đỏ loét, mỗi lúc một dài, quấn lấy cổ Huệ xiết lại" [20, 93]. Huệ vùng vẫy, tai nghe rành rọt từng câu: "Cái phòng này là phòng con ta đã ở. Ðồ đạc của nó trong phòng, đâu phải trả vào đó. Mi đã ăn cướp được nhiều rồi, tham thì thâm ...

Một phần của tài liệu Hình tượng quang trung nguyễn huệ trong văn xuôi việt nam sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 105 - 115)