1 ý thức chấp hành nội qui của nhà trường, của lớp, của
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Thường Xuân là một huyện vùng cao trong 17 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, Là 1 trong 62 huyện nghèo nhất cả nước nằm trong chương trình 30a của Chính phủ. Đời sống kinh tế xã hội còn nghèo nàn, kinh tế chậm phát triển, chưa thoát khỏi kinh tế tự cung tự cấp. Tình trạng nghèo đói, bệnh tật, phong tục tập quán lạc hậu đang là những vấn đề đặt ra cần được giải quyết.
Trong những năm gần đây thực hiện Nghị quyết TW2 khóa 8 của Ban chấp hành Trung Ương Đảng "định hướng chiến lược phát triển Giáo dục & Đào tạo trong thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa"; Quyết định 201/2001/QĐ-TTr về "chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010"; cùng với sự quan tâm của UBND tỉnh và Sở Giáo dục & Đào tạo Thanh Hóa, công tác Giáo dục & Đào tạo huyện Thường Xuân đã có bước phát triển
Qua nghiên cứu thực trạng các biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng THCS ở vùng cao Thường Xuân cho thấy công tác quản lý chuyên môn ở đa số các trường chưa được coi trọng và chưa được xác định là công tác trọng tâm trong nhà trường. Công tác quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng thực hiện chưa nghiêm túc, chưa chặt chẽ và còn có biểu hiện thả lỏng, thiếu kỷ cương nền nếp. Nhiều Hiệu trưởng còn lúng túng, tùy tiện và biểu hiện yếu kém trong công tác trong công tác quản lý chuyên môn. Do vậy chương trình, nội dung, kế hoạch đào tạo trong nhà trường không được thực hiện đầy đủ, còn có biểu hiện cắt xén, rút giảm một số tiết học và nội dung môn học, nề nếp và chuyên môn thả lỏng. Nhiều giáo viên chưa quan tâm và đầu tư chăm lo công tác chuyên môn như: Xây dựng kế hoạch, soạn bài, lên lớp, dự giờ thăm lớp, tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy, chất lượng giờ dạy của giáo viên còn thấp. Công tác quản lý của Hiệu trưởng về việc đánh giá xếp loại kết quả học
tập của học sinh chưa nghiêm túc, chưa phản ánh trung thực kết quả dạy và học, nhiều giáo viên còn tùy tiện cho điểm, cấy điểm cho đủ theo qui định của bộ môn; trong đánh giá xếp loại học sinh còn mang tính tùy tiện, chiếu cố học sinh, chưa thực sự công bằng trong học tập. Công tác bồi dưỡng, bổ túc kiến thức cho học sinh ở các trường THCS vùng cao chưa được coi trọng, nhiều trường chưa tổ chức công việc này. Việc phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình chưa chặt chẽ, đa số các gia đình còn phó mặc giáo dục con cái cho nhà trường…
Việc quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng thiếu toàn diện, chưa chặt chẽ là yếu tố cơ bản làm cho nhiều trường THCS vùng cao Thường Xuân yếu kém kéo dài nhiều năm và kết quả học tập của học sinh còn thấp.
Kết quả thực tế cho thấy trong điều kiện khó khăn chung của miền núi vùng cao nhưng có trường đã phấn đấu vươn lên thành trường tiên tiến và kết quả học tập của học sinh ngày càng được nâng cao. Đó chính là yếu tố quản lý, đặc biệt là công tác quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng được coi trọng và có nhiều biện pháp hữu hiệu, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường vùng cao. Đặc biệt qua kết quả điều tra thực trạng các biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng THCS và kết quả học tập của học sinh ở Thường Xuân có thể khẳng định: Quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng có liên quan chặt chẽ với kết quả học tập của học sinh và đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao kết quả học tập của học sinh ở các trường THCS vùng cao hiện nay. Để nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động chuyên môn Hiệu trưởng cần tập trung cải tiến, đổi mới và hoàn thiện các biện pháp quản lý chuyên môn chính sau đây:
- Làm tốt công tác tuyển sinh và bổ túc kiến thức cho học sinh trước khai giảng năm học trong tháng 7 hàng năm.
- Quản lý chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc chương trình, nội dung và kế hoạch đào tạo của Bộ.
- Quản lý chặt chẽ qui chế chuyên môn.
- Tổ chức thường xuyên thăm lớp dự giờ, thao giảng rút kinh nghiệm, qua đó bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn, phương pháp và nghiệp vụ.
- Tổ chức và thực hiện việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo chính xác, khách quan, công bằng, công khai.
- Tổ chức bồi dưỡng học sinh khá giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém có hiệu quả. - Tăng cường mối quan hệ, thông tin và phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình.
Nghiên cứu thực hiện các biện pháp quản lý chuyên môn ở trên cùng với sự năng động, sáng tạo và vận dụng linh hoạt cho phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi nhà trường, nhằm phát huy sức mạnh nội lực và khơi dậy tinh thần hiếu học của con em đồng bào dân tộc, đẩy mạnh phong trào thi đua hai tốt trong nhà trường là yếu tố quyết định từng bước nâng cao kết quả học tập của học sinh ở các trường THCS vùng cao hiện nay.
Giữa lý luận và thực tiễn còn nhiều vấn đề được nghiên cứu, nhiều khi là một khoảng cách xa, song với phương châm đổi mới giáo dục với sự quyết tâm và đầu tư của Đảng và Nhà nước trong công tác giáo dục ở miền núi cùng với sự năng động, sáng tạo của người Hiệu trưởng, sự nỗ lực cố gắng của thầy và trò, sự chăm lo và phối hợp giữa nhà trường và gia đình… chắc chắn công tác giáo dục ở các trường THCS vùng cao huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa từng bước phát triển tiến bộ.
2. Kiến nghị