1 ý thức chấp hành nội qui của nhà trường, của lớp, của
3.2.5. Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo khách quan công bằng và công kha
khách quan công bằng và công khai
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là qui trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện kết quả học tập của học sinh, về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và quản lý của Hiệu trưởng, cho bản thân người học sinh để học tập ngày càng tốt hơn nâng cao kết quả học tập.
+ Mục đích:
- Xác định kết quả tiếp thu, vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có theo mục tiêu đề ra.
- Thúc đẩy học sinh cố gắng học tập, khắc phục những yếu kém, thiếu sót và phát huy năng lực của mình.
- Đánh giá sự phát triển nhân cách nói chung so với mục tiêu đào tạo và yêu cầu thực tiễn.
- Tạo động lực cho học sinh trong phong trào thi đua dạy tốt - học tốt. - Kết quả đánh giá tạo cơ sở để giáo viên điều chỉnh, cải tiến phương pháp, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao hơn nữa kết quả học tập của học sinh.
- Cung cấp thông tin về thực trạng kết quả học tập của học sinh, để giúp cho người Hiệu trưởng lập kế hoạch hoặc ra quyết định quản lý cho phù hợp với thực tế nhà trường.
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách công khai, công bằng khách quan là đòn bẩy xuyên suốt toàn bộ quá trình đưa chất lượng giáo dục đi lên. Qua khảo sát và nghiên cứu thực tế một số trường trước đây là trường yếu kém về chất lượng, tỷ lệ đậu tốt ngiệp và trúng tuyển vào THPT thấp, bên cạnh cải tiến nhiều biện pháp thì biện pháp hữu hiệu nhất mà Hiệu trưởng đã tổ chức là đánh giá kết quả học tập của học sinh nghiêm túc và chính xác đã tạo được động lực trong học tập, trong giảng dạy và được cả sự quan tâm của gia đình, chính quyền địa phương. Kết quả năm học sau tốt nghiệp và trúng tuyển vào THPT cao hơn năm trước, có học sinh giỏi, giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện.
Áp dụng biện pháp này tức là thực hiện một qui trình mới, đòi hỏi Hiệu trưởng và tập thể cán bộ giáo viên toàn trường phải có sự cố gắng và quyết tâm rất cao mới thành công.
+ Cách thực hiện :
- Thành lập ngân hàng đề thi, ra đề và sử dụng đề cho mỗi bài kiểm tra ở tất cả các môn học trong các kỳ kiểm tra đánh giá: Đánh giá đầu vào, giữa kỳ và cuối kỳ.
- Yêu cầu tất cả giáo viên dạy ở mỗi khối lớp và tất cả các môn đều phải ra 2 đề kiểm tra, một đề chẵn, một đề lẻ có trình độ tương đương. Hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn phải kiểm tra và duyệt đề, công việc này rất cần thiết với giáo viên miền núi đa số giáo viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm và còn hạn chế về chuyên môn. Những trường ít giáo viên để đảm bảo khách quan có thể mời giáo viên giỏi trường khác hoặc chuyên viên phòng giáo dục ra đề. Việc chọn đề kiểm tra phải mang tính ngẫu nhiên.
- Tổ chức kiểm tra chéo: Theo qui định 2 học sinh ngồi gần nhau không làm cùng một đề, bài làm trên cùng một giấy và ghi số báo danh theo qui định. Giáo viên coi thi được đổi chéo, không coi thi môn mình dạy. Thực hiện coi thi nghiêm túc, giáo viên coi thi thu bài theo thứ tự và nộp cho nhà trường, thực hiện cắt phách để giao cho giáo viên chấm.
- Thực hiện chấm bài chéo: Bài kiểm tra kèm theo đáp án được phát cho giáo viên chấm chéo, kết quả chấm thi phải được tổ trưởng, Hiệu trưởng kiểm tra xác xuất, nếu thấy việc chấm thi không chính xác cho giáo viên khác chấm lại.
- Tổng hợp thông báo kết quả đến tận học sinh và gia đình.
- Xử lý kết quả: Làm cơ sở đánh giá xếp loại cuối kỳ, cuối năm. Việc phân loại học sinh chính xác này giúp Hiệu trưởng nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, xét lên lớp. Việc xét lên lớp phải mạnh dạn chấp nhận tỷ lệ thấp, có như vậy mới tạo được động lực dạy và học cho giáo viên và học sinh, cũng như tăng cường mối quan hệ nhà trường và gia đình tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh học tập.