Kết luận bước đầu về thăm dò sư phạm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng ở các trường THCS vùng cao huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ (Trang 104 - 106)

1 ý thức chấp hành nội qui của nhà trường, của lớp, của

3.3.5. Kết luận bước đầu về thăm dò sư phạm

Hiệu trưởng tổ chức thực hiện đúng qui trình của 2 biện pháp quản lý chuyên môn ở 2 nhà trường bước đầu đã tao ra sự chuyển biến tích cực trong giảng dạy và học tập, nền nếp - kỷ cương trong nhà trường được tăng cường, ý thức tự học, tự bồi dưỡng và tinh thần, động cơ học tập của hoc sinh được nâng lên, kết quả học tập cuối năm cao hơn kỳ 1.

Thực hiện tốt giải pháp này sẽ đem lại một số thành công: Về phía nhà trường và tập thể thầy cô giáo có nhiều chuyển biến về tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết nhất trí cao trong cán bộ giáo viên, việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên trở nên tự giác và thường xuyên hơn vì tự trọng giáo viên không thể ra đề qua loa, đại khái, sai sót. Giáo viên phải nghiên cứu chương trình, kiến thức, phải giải bài trước khi làm đáp án, biểu điểm và cũng rất cẩn thận khi chấm bài. Giáo viên khá, giỏi có điều kiện và cơ hội giúp đỡ đồng nghiệp, tránh được những tiêu cực trong việc dạy qua loa, chiếu lệ, cắt xén nội dung, chương trình. Nhu cầu và chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn được tăng lên vì họ phải thống nhất với nhau về nội dung kiểm tra, phải thảo luận đáp án, biểu điểm, phải tranh luận những điều chưa thống nhất thay cho trước đây tổ chuyên môn chủ yếu sinh hoạt hành chính ít đi sâu về chuyên môn. Nhà trường thấy rõ thực trạng chất lượng của học sinh để có biện pháp phụ đạo, bồi dưỡng kịp thời đúng đối tượng.

Về phía học sinh: Các em được học đầy đủ về nội dung, chương trình của Bộ, được đánh giá công bằng, khách quan hơn, khi làm bài kiểm tra được chấm trả kịp thời, các em biết điểm mạnh, điểm yếu của mình để có biện pháp điều chỉnh phương pháp học tập, hạn chế trông chờ ỉ lại và quay cóp. Đồng

thời xây dựng được thói quen hoạt động có mục đích từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và tự tin hơn khi bước vào đời.

Qua phân tích và rút kinh nghiệm từ thực tế, kết quả bước đầu về thử nghiệm của 2 trường chúng tôi cho rằng các biện pháp nêu trong đề tài có tính khả thi và sẽ góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh THCS miền núi hiện nay.

Kết luận chương 3

Trên đây là các biện pháp nâng cao công tác quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THCS vùng cao huyện Thường xuân, tỉnh Thanh Hóa. Các biện pháp trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, biện pháp này là cơ sở, tiền đề cho biện pháp kia. Để từng bước nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng, góp phần nâng cao chât lượng giáo dục bậc THCS ở các trường miền núi vùng cao Thanh Hóa, đòi hỏi các biện pháp phải được nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể trên cơ sở vận dụng, khai thác thế mạnh riêng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và của nhà trường. Những biện pháp đưa ra qua nghiên cứu thực tế sẽ góp phần khai thông, khắc phục sự trì trệ, yếu kém trong công tác quản lý của Hiệu trưởng THCS ở các trường miền núi hiện nay. Tuy nhiên người quản lý phải biết dựa vào đặc điểm, điều kiện địa phương, của từng vùng, từng nhà trường để tham khảo và tìm ra những biện pháp bổ ích, sát thực cho mình trong quá trình quản lý.

Trên cơ sở những kiến thức được học vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn chúng tôi hy vọng rằng những biện pháp được đưa ra ở đây có thể góp phần vào việc nâng chất lượng giáo dục bậc THCS ở miền núi vùng cao huyện Thường Xuân.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng ở các trường THCS vùng cao huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w