TrườngTHCS Xuân Lẹ và TrườngTHCS Yên Nhân

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng ở các trường THCS vùng cao huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ (Trang 64 - 66)

29 Thường xuyên chăm lo cơ sở vật chất, nơi ăn ở cho giáo viên và các điều kiện

2.4.2.3. TrườngTHCS Xuân Lẹ và TrườngTHCS Yên Nhân

Hai trường này yếu kém liên tục nhiều năm của huyện, số giáo viên giỏi, học sinh giỏi cấp huyện rất ít, tỷ lệ học sinh khá giỏi của trường rất thấp.

- Tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào THPT rất thấp:

Kết quả khảo sát chất lượng cuối học kỳ 1 năm học 2010-2011 của phòng Giáo dục và Đào tạo là một trong những trường có kết quả học tập thấp nhất toàn huyện, tỷ lệ yếu kém trên 18,7%.

Nguyên nhân dẫn đến tồn tại và yếu kém trên:

- Nhà trường chưa có biện pháp tổ chức bồi dưỡng, bổ túc kiến thức cho học sinh trong quá trình học tập ở nhà trường, chưa có biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công việc quản lý học tập của học sinh.

- Quản lý chuyên môn, kỷ luật lao động trong nhà trường lỏng lẻo, tùy tiện. Hiện tượng bỏ dạy, bỏ học trong những ngày mưa rét và vào các dịp trước, sau tết thường xảy ra, dẫn đến chậm chương trình, cắt xén nội dung, dồn tiết, bỏ tiết. Giáo viên thực hiện qui chế chuyên môn không đầy đủ, đánh giá kết quả học tập của học sinh không chính xác và đối phó với nhà trường, hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp còn nhiều. Công tác quản lý của Hiệu trưởng còn mang tính hình thức, chung chung, không có kế hoạch, kiểm tra,

đôn đốc và còn đối phó với cấp trên. Đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến kết quả học tập của học sinh còn thấp và nhà trường yếu kém nhiều năm.

Tóm lại: Trong những năm gần đây công tác Giáo dục và Đào tạo của các trường THCS miền núi vùng cao Thường Xuân đã có những bước phát triển và tiến bộ, nhưng không đều giữa các nhà trường và các vùng trong huyện. Chuyển biến rõ nét chủ yếu tập trung ở các trường vùng thấp và trung tâm huyện lị, còn đa số các trường vùng cao vẫn nằm trong tình trạng yếu kém. Chất lượng giáo dục còn thấp so với mục tiêu đào tạo. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của nhà trường tuy có được tăng cường bằng nguồn đầu tư của nhà nước nhưng chủ yếu vẫn còn thiếu thốn và tạm bợ. Đội ngũ giáo viên cơ cấu bộ môn không đồng bộ. Điều kiện kinh tế - xã hội cùng với trình độ dân trí thấp đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển công tác giáo dục của các đơn vị trường học. Đặc biệt đội ngũ cán bộ quản lý chưa đáp ứng với yêu cầu hiện nay. Đội ngũ quản lý là người địa phương có năng lực, trình độ và khả năng quản lý còn hạn chế, một số cán bộ quản lý chưa thực sự năng động sáng tạo, hiệu quả quản lý thấp, đặc biệt trong quản lý chuyên môn còn nhiều tồn tại và yếu kém. Qua nghiên cứu thực tế ở 6 trường vùng cao Thường Xuân cho thấy các trường đều có điều kiện khó khăn và bất cập như nhau, nhưng có trường phấn đấu vượt lên đạt danh hiệu trường tiên tiến, trường khá của huyện; có trường chuyển biến rất chậm và yếu kém nhiều năm, kết quả học tập của học sinh rất thấp, số học sinh trúng tuyển vào THPT không cao.

Qua phân tích ở phần trên cho thấy kết quả nói trên phụ thuộc chủ yếu vào công tác quản lý của Hiệu trưởng. Như vậy công tác quản lý của Hiệu trưởng có tác động trực tiếp đến việc xây dựng một nhà trường phát triển, vững mạnh theo tinh thần nghị quyết TW2. Đặc biệt việc đổi mới, cải tiến công tác quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng THCS ở các trường vùng cao

hiện nay đang đặt ra như một vấn đề bức xúc, nổi cộm cần được quan tâm nghiên cứu nhằm tìm ra biện pháp quản lý chuyên môn phù hợp với thực tế ở các trường vùng cao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng ở các trường THCS vùng cao huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w