Bồi dưỡng học sinh khá giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng ở các trường THCS vùng cao huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ (Trang 93 - 96)

1 ý thức chấp hành nội qui của nhà trường, của lớp, của

3.2.6.Bồi dưỡng học sinh khá giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém

+ Mục đích:

- Tạo nên một không khí trong phong trào thi đua dạy tốt - học tốt, vừa chú trọng nâng cao chất lượng đại trà, vừa quan tâm tới chất lượng mũi nhọn làm nòng cốt, xây dựng gương điển hình.

- Làm cho học sinh nắm vững nội dung kiến thức cơ bản phổ thông, đồng thời bồi dưỡng những học sinh có năng lực vận dụng, sáng tạo để phát huy năng lực cá nhân, làm gương thúc đẩy phong trào học tập của học sinh từng lớp và cả trường.

- Thông qua công tác bồi dưỡng học sinh để nâng cao phẩm chất, năng lực của giáo viên, tình cảm giữa giáo viên và học sinh gắn bó hơn, giáo viên có điều kiện hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý của học sinh miền núi. Thông qua công tác bồi dưỡng các đối tượng học sinh, giáo viên tìm tòi, suy nghĩ sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp để học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu và khích lệ động viên tinh thần học tập của học sinh.

- Giảm tỷ lệ học sinh yếu kém và từng bước xây dựng nòng cốt để có học sinh giỏi cấp trường cấp huyện … nâng cao tỷ lệ lên lớp thực chất và đậu tốt nghiệp, THPT ngày càng cao, tạo nguồn cả số lượng và chất lượng, nguồn nhân lực và cán bộ cho miền núi vùng cao.

Đặc điểm chung của học sinh vùng cao Thường Xuân nói riêng và miền núi Thanh Hóa nói chung có điểm xuất phát về văn hóa rất thấp, kiến thức văn hóa có nhiều lỗ hổng từ cấp dưới và lớp dưới, khả năng tiếp thu kiến thực chậm, tư duy trừu tượng rất hạn chế, quen tư duy cụ thể. Chính vì vậy việc bồi dưỡng học sinh, bổ túc kiến thức cho học sinh là rất cần thiết. Các trường yếu kém không thực hiện được vấn đề này có nhiều lý do, nhưng nguyên nhân chính là cán bộ quản lý chưa có biện pháp động viên, khích lệ tinh thần học tập và tổ chức có hiệu quả. Thực tế ở các trường khá, tiên tiến vùng cao đã cho thấy nhờ tổ chức tốt công tác phụ đạo bồi dưỡng học sinh mà tỉ lệ tốt

nghiệp và trúng tuyển vào THPT ngày càng cao, hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp ngày càng ít. Bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh yếu kém là một trong những biện pháp chuyên môn góp phần quan trọng nâng cao kết quả học tập của học sinh vùng cao hiện nay.

+ Cách thực hiện :

Hiệu trưởng cần tiến hành có tổ chức, có kế hoạch, có chỉ đạo cụ thể, đánh giá rút kinh nghiệm để làm tốt hơn.

Hiệu trưởng phải nắm vững chủ trương, định hướng nhiệm vụ năm học của cấp trên, đặc biệt là yêu cầu nâng cao kết quả học tập của học sinh.

Hiệu trưởng, ban giám hiệu nhà trường phải nắm vững được yêu cầu, mục tiêu nhiệm vụ năm học để quán triệt sâu sắc, rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, học sinh và nhân dân để nâng cao ý thức trách nhiệm và sự quyết tâm cao trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học. Có như vậy mỗi cán bộ giáo viên, học sinh mới định hướng và đặt ra kế hoạch sát thực cho bản thân mình trong công tác giảng dạy và học tập. Trong từng học kỳ, từng tháng đề ra được nội dung, mục tiêu cụ thể để phấn đấu khắc phục yếu kém, phát huy kết quả, ưu điểm đã đạt được, kịp thời rút kinh nghiệm trong lãnh đạo điều hành công việc một cách cụ thể tránh chung chung.

Sau khi thống nhất về chủ trương, kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của từng môn, từng đối tượng học sinh, từng khối lớp, tiến hành triển khai thực hiện.

- Khảo sát đánh giá thực trạng chất lượng học tập của học sinh đầu năm học, mức độ chuyển biến sau từng tháng, từng học kỳ.

- Phân tích nguyên nhân và các điều kiện tạo ra kết quả đó.

- Lựa chọn các đối tượng giáo viên thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém.

- Lập qui trình tổ chức chỉ đạo cần phải được bàn bạc thống nhất, phân công thực hiện, chỉ đạo, chuẩn bị các điều kiện cần và đủ cho quá trình thực hiện.

- Lập kế hoạch chỉ đạo theo dõi một cách khoa học.

- Đặc biệt quan tâm đến khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo khách quan, công bằng, chính xác để có biện pháp để có biện pháp chỉ đạo sát thực, kịp thời ở các mốc thời gian giữa học kỳ, cuối học kỳ của năm học.

- Sơ kết từng giai đoạn ngắn để kịp thời rút kinh nghiệm.

- Tổng kết đánh giá chung, đánh giá kết quả học tập của từng đối tượng, phân loại và khen thưởng cho giáo viên và học sinh có nhiều cố gắng trong công tác bồi dưỡng.

- Tổ chức hội thảo, sinh hoạt tổ để trao đổi kinh nghiệm, đề xuất phương hướng, biện pháp triển khai cho năm học mới.

Việc tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém được thực hiện ở các trường tiên tiến trong huyện, bước đầu đã cho kết quả tích cực. Song phải đòi hỏi người Hiệu trưởng phải bố trí sắp xếp với từng điều kiện, hoàn cảnh và từng đối tượng cụ thể thì sẽ đem lại những kết quả, chuyển biến quan trọng trong công tác giáo dục và đào tạo của nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng ở các trường THCS vùng cao huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ (Trang 93 - 96)