Trường tiên tiến: THCS Ngọc Phụng và THCS Xuân Dương

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng ở các trường THCS vùng cao huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ (Trang 61 - 62)

29 Thường xuyên chăm lo cơ sở vật chất, nơi ăn ở cho giáo viên và các điều kiện

2.4.2.1. Trường tiên tiến: THCS Ngọc Phụng và THCS Xuân Dương

Hai trường này cơ sở vật chất còn thiếu, chưa có nhà hiệu bộ, chưa có phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, thư viện. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn và bất cập như vậy hai trường đều cố gắng phấn đấu vươn lên thành trường tiên tiến cấp huyện, cấp tỉnh. Từ năm 2007-2008 đến nay cả hai trường đều đạt danh hiệu tiên tiến cấp huyện cấp tỉnh. Hiệu trưởng cả hai trường trong 5 năm gần đây đều được phòng Giáo dục và Đào tạo xếp loại quản lý xuất Sắc. Đội ngũ giáo viên, điều kiện dạy và học cũng như các trường khó khăn khác trong huyện, đa số mới ra trường và giáo viên là người địa phương còn non yếu về chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy, nhưng công tác bồi dưỡng đội ngũ được coi trọng, thông qua các hình thức thăm lớp dự giờ, thao giảng trong tổ, trong trường, tổ chức hội thảo về phương pháp giảng dạy và tăng cường sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tuần, hàng tháng.

- Về học tập của học sinh: Được thực hiện đầy đủ các môn học, được phân loại và đánh giá nghiêm túc về kết quả học tập, được tổ chức bồi dưỡng ôn tập thường xuyên trong nhà trường. Kết quả học tập của học sinh được từng bước nâng lên có nhiều học sinh trúng tuyển vào THPT.

Kết quả xếp loại văn hóa năm học 2010-2011 (số liệu của phòng giáo dục):

Trường THCS Ngọc Phụng: Loại giỏi 3,7%; loại khá: 32,6%; loại trung bình: 58,6%; loại yếu, kém: 5,2%.

Trường THCS Xuân Dương: Loại giỏi: 2%; loại khá: 27,9%; trung bình: 63,6%; loại yếu, kém: 8,6%.

Kết quả tốt nghiệp hàng năm đều cao, và có nhiều học sinh trúng tuyển vào THPT. Cụ thể năm học 2010-2011 tốt nghiệp chung toàn huyện tỷ lệ

97,6%, học sinh lớp 9 vào THPT đạt 72%, trong đó tỷ lệ tốt nghiệp ở 2 trường đều đạt 100% và tỷ lệ học sinh vào THPT trên 90%.

Nguyên nhân đạt được thành tích và kết quả:

- Các đồng chí Hiệu trưởng đều là những người có phẩm chất đức chính trị tốt, có năng lực quản lý, có tinh thần trách nhiệm và lòng say mê nghề nghiệp, luôn luôn tìm các biện pháp quản lý có hiệu quả ở đơn vị trường mình. Đặc biệt coi trọng công tác quản lý chuyên môn và có nhiều biện pháp quản lý chuyên môn phù hợp với đặc điểm điều kiện miền núi như công tác tuyển sinh, công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, thực hiện nghiêm túc qui chế chuyên môn, đánh giá phân loại học sinh tương đối chính xác và tổ chức bồi dưỡng, bổ túc kiến thức cho học sinh giỏi và yếu kém, phối kết hợp với gia đình trong công tác giáo dục và tạo điều kiện cho học sinh học tập đạt kết quả cao. Thành tích đạt được của hai trường có vai trò của nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quản lý của người Hiệu trưởng đóng vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy nhà trường phát triển và nâng cao kết quả học tập của học sinh.

Tồn tại và yếu kém:

- Kết quả học tập của học sinh còn thấp so với yêu cầu mục tiêu giáo dục, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa thật chính xác còn thiên về tình cảm, chưa thực sự khách quan công bằng.

Nguyên nhân: Công tác quản lý của Hiệu trưởng còn một số mặt hạn chế: Chưa chỉ đạo theo dõi, kiểm tra, đôn đốc liên tục, thường xuyên các hoạt động chuyên môn của thầy và trò, một số giáo viên còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy. Học sinh chưa thực sự có nhu cầu học tập, thời gian học tập chủ yếu là ở trường, tinh thần tự học chưa cao, thời gian học ở nhà còn quá ít. Đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại và yếu kém.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng ở các trường THCS vùng cao huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w