1 ý thức chấp hành nội qui của nhà trường, của lớp, của
3.2.2. Quản lý tốt chương trình và thực hiện kế hoạchchuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chương trình học cả về nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức, kế hoạch học tập là điều cơ bản trước tiên để thực hiện mục tiêu giáo dục. Phải xem đây là vấn đề có tính pháp lệnh, bắt buộc song thực tế hiện nay ở các trường THCS miền núi vùng cao do xa trung tâm huyện lị, các cấp quản lý ngành giáo dục ít có điều kiện thanh tra, kiểm tra công tác quản lý của Hiệu trưởng. Nhiều Hiệu trưởng quản lý chưa chặt chẽ để giáo viên cắt xén chương trình, rút giảm một số tiết học, số phút trong tiết học, giảm nhẹ yêu cầu bộ môn, tinh giảm kiến thức, đơn giản hóa phương pháp giảng dạy, nền nếp dạy và học có hiện tượng thả nổi dẫn đến hậu quả chất lượng học tập của học sinh thấp.
+ Mục đích :
Thực hiện đúng chương trình, dạy đúng phương pháp đặc trưng từng bộ môn, từng loại bài, đảm bảo các yêu cầu và tỷ lệ qui định về lý luận, thực hành, luyện tập đối với từng loại nội dung; đảm bảo việc chấm bài, chữa bài đều đặn, thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh là yêu cầu bức xúc hiện nay cần phải được chỉ đạo nghiêm túc.
Để đảm bảo việc quản lý thực hiện đúng chương trình và kế hoạch học tập, yêu cầu Hiệu trưởng phải nắm vững nội dung, yêu cầu chương trình, phân phối chương trình các bộ môn, nắm vững phương pháp giảng dạy cơ bản của từng môn, nghiên cứu sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy. Đây là vấn đề khó đòi hỏi Hiệu trưởng phải có nhiều cố gắng nổ lực trong tự học, tự tìm tòi và nghiên cứu.
+ Cách thực hiện :
Hiệu trưởng phải chỉ đạo chặt chẽ giáo viên, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch giảng dạy của từng bộ môn, từng tổ và từng lớp trong hàng tuần, tháng, học kỳ và cả năm học.
Hiệu trưởng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra tiến độ và quỹ thời gian qui định cho các môn học, theo dõi việc thực hiện thời khóa biểu dạy học. Theo dõi việc thực hiện các tiết học theo đúng thời khóa biểu, thời gian ra vào lớp của giáo viên, giải quyết các giờ trống của giáo viên và học sinh, điều chỉnh thời khóa biểu trong những điều kiện cần thiết.
Chỉ đạo thực hiện chương trình dạy học thông qua thời khóa biểu lên lớp là trong những phương tiện cốt yếu cũng cố và giữ vững kỷ luật lao động, đưa hoạt động của nhà trường vào trạng thái nhịp nhàng góp phần tích cực vào việc củng cố xây dựng nền nếp trong nhà trường, tạo đà cho việc chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học. Việc chỉ đạo thực hiện chương trình nghiêm túc sẽ mang lại kết quả tốt như kinh nghiệm của các trường tiên tiến đã khảo sát.
Hiệu trưởng phải biết lựa chọn và chỉ đạo tổ chức tốt các sinh hoạt chuyên đề của hội đồng giáo viên, biết nắm vững và chỉ đạo tốt các nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn, làm cho giáo viên và các tổ chức này thực sự quan tâm và coi trọng tới pháp chế của chương trình qui định; từ đó cố gắng và nỗ lực trong việc nghiên cứu các vấn đề mới và khó của chương trình, trao đổi và học tập
kinh nghiệm, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của giáo viên, đó là cơ sở để Hiệu trưởng tổ chức phong trào thi đua hai tốt trong nhà trường.