Nguyên nhân tồn tại trong công tác quản lý

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng ở các trường THCS vùng cao huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ (Trang 75 - 78)

1 ý thức chấp hành nội qui của nhà trường, của lớp, của

2.5.3.2. Nguyên nhân tồn tại trong công tác quản lý

- Do tình hình kinh tế - xã hội vùng cao còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa cao, nhu cầu học tập thấp. Nguồn lực cấp phát của nhà nước, đóng góp của nhân dân để phục vụ cho các Hiệu trưởng quản lý trong các nhà trường THCS như hiện nay còn quá eo hẹp, đời sống cán bộ giáo viên còn quá nhiều khó khăn.

- Đội ngũ Hiệu trưởng, cán bộ quản lý các trường THCS ở miền núi hiện nay đa số được đề bạt từ giáo viên có thời gian công tác từ 3 đến 5 năm, tuổi đời còn trẻ, chưa yên tâm công tác, chưa có kiến thức và kinh nghiệm trong công tác quản lý.

- Cán bộ quản lý thường không ổn định, hay bị xáo trộn do công tác thuyên chuyển và sắp xếp cán bộ hàng năm.

- Đa số cán bộ quản lý còn hạn chế về năng lực, nghiệp vụ quản lý. Xuất phát từ sự thiếu lý luận cơ bản về quản lý, thiếu kinh nghiệm thực tế, thiếu sự va chạm trong quản lý và còn nhiều biểu hiện nhút nhát, thiếu tự tin quyết đoán.

- Đa số cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế trên các mặt: Chính trị - tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp. Chưa thực sự chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chưa khẳng định được vị trí vai trò, trọng trách của mình trong cương vị quản lý cơ sở.

- Tinh thần tự giác, năng động, kỷ luật chưa cao. Chưa thực sự chấp hành nghiêm túc các qui định, hướng dẫn của cấp trên. Còn biểu hiện tự do tùy tiện, còn buông lỏng quản lý và mang tính chủ nghĩa cá nhân.

- Chưa thực sự quản lý toàn diện trong nhà trường, công tác quản lý chuyên môn chưa được coi trọng, chưa có biện pháp quản lý chuyên môn phù hợp, hiệu quả chưa cao trong điều kiện thực tế của nhà trường miền núi hiện nay.

Sự yếu kém trong công tác quản lý nói chung và quản lý chuyên môn nói riêng đã dẫn đến hiệu quả quản lý chưa cao, do đó chất lượng toàn diện, kết quả học tập của học sinh trong nhà trường THCS miền núi vùng cao hiện nay còn thấp so với yêu cầu mục tiêu đào tạo. Đây là vấn đề quan tâm tháo gỡ trong thời gian tới, từng bước đưa công tác giáo dục miền núi phát triển.

Kết luận chương 2

Trên đây là bức tranh toàn cảnh về thực trạng công tác quản lý chyên môn của Hiệu trưởng bậc THCS của huyện miền núi Thường Xuân. Bằng một số biện pháp nghiên cứu, điều tra, tác giả đã đưa ra những đánh giá khá toàn diện, chính xác về công tác quản lý chyên môn của Hiệu trưởng bậc THCS. Nhìn chung, công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS, từng bước được đổi mới, chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan thì đội ngũ Hiệu trưởng, cán bộ quản lý các trường THCS ở miền núi hiện nay còn hạn chế về năng lực, nghiệp vụ quản lý, chính trị - tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần tự giác, năng động, sáng tạo, kỷ luật chưa cao…. những yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục đào tạo bậc THCS, vì vậy cần thiết phải có những chủ trương, biện pháp để nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng ở các trường THCS vùng cao huyện Thường Xuân, Tỉnh Thanh Hóa, đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới hiện nay.

Chương 3

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng ở các trường THCS vùng cao huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w