0
Tải bản đầy đủ (.doc) (142 trang)

Thanh tra, kiểm tra và

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG Ở CÁC TRƯỜNG THCS VÙNG CAO HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 43 -48 )

xếp loại giáo viên 2.8 2.8 2.3 2.3 1.9 1.9 2.3 17 Quản lý sinh hoạt chuyên

môn của các tổ hiệu quả 2.8 2.8 2.5 2.4 2.0 2.1 2.4

18

Khen thưởng và động viên giáo viên, học sinh kịp thời trong phong trào thi đua 2 tốt 2.3 2.3 1.8 1.7 1.3 1.7 1.9 19 Vận động học sinh mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập 2.3 2.3 2.1 2.0 1.5 1.4 1.9

20

Tuyển sinh và ôn tập học sinh đầu cấp, học sinh cuối cấp vào tháng 8 trước năm học

2.9 2.9 2.1 2.0 1.8 1.7 2.2

21

Chăm lo xây dựng cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho dạy và học

2.3 2.3 1.9 1.8 1.8 1.7 2.0

Phòng Giáo dục và Đào tạo là phòng chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện có chức năng vừa quản lý Nhà nước và quản lý sự nghiệp giáo dục & đào tạo trên địa bàn huyện, cán bộ phòng là người trực tiếp và thường xuyên theo dõi, kiểm tra và đánh giá các mặt công tác của Hiệu trưởng ở các trường học. Hàng năm vào cuối năm học phòng Giáo dục và Đào tạo đều có phiếu thăm dò giáo viên đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS và phân loại về phẩm chất - năng lực, hiệu quả quản lý. Do vậy kết quả đánh giá của cán bộ phòng về các mặt công tác của Hiệu trưởng tương đối chặt chẽ và chính xác.

Từ các số liệu tổng hợp trên ta thấy cán bộ phòng Giáo dục và Đào tạo đánh giá các mặt quản lý của Hiệu trưởng 6 trường THCS tương đối toàn diện.

2.3.2. Đánh giá các mặt quản lý của Hiệu trưởng

2.3.2.1. Đối vớihai trường tiên tiến (Ngọc Phụng và Xuân Dương)

Hai trường này có nhiều mặt quản lý tốt và khá, quản lý chuyên môn được coi trọng và có hiệu quả. Trong bảng tổng hợp ở trên các mặt công tác có điểm trung bình từ 2,5 trở lên ta thấy: Trường THCS Ngọc Phụng có 16/21; trường THCS Xuân Dương có 13/21 mặt quản lý tốt và toàn diện. Điều đáng chú ý các mặt công tác được cán bộ phòng đánh giá cao và có hiệu quả ở hai trường tiên tiến trên là:

- Ý thức trách nhiệm của Hiệu trưởng. - Quản lý toàn diện trong nhà trường.

- Quản lý chuyên môn bằng qui chế.

- Coi trọng tổ chuyên môn và chỉ đạo thực hiện tốt.

- Bồi dưỡng giáo viên về kiến thức, phương pháp và nghiệp vụ.

- Tổ chức tốt phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh khá giỏi. - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học theo hướng dẫn của cấp trên và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương.

- Xây dựng và phát huy hoạt động của các tổ chức trong nhà trường. - Kiểm tra, thanh tra và đánh giá xếp loại giáo viên.

- Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn có hiệu quả.

- Tuyển sinh và ôn tập học sinh đầu cấp, cuối cấp vào đầu tháng 8 trước khai giảng năm học và trong năm học.

Tuy nhiên còn một số mặt quản lý của Hiệu trưởng được đánh giá còn hạn chế ở hai trường tiên tiến đó là:

- Khen thưởng và động viên giáo viên, học sinh chưa kịp thời. - Kiểm tra và theo dõi học sinh học ở nhà.

- Vận động học sinh mua đồ dùng học tập.

- Chăm lo cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho dạy và học trong trường. Nhờ các mặt quản lý của Hiệu trưởng tương đối tốt, đồng bộ mà hai trường tiên tiến đã phát huy được sức mạnh nội lực của tập thể sư phạm trong nhà trường tạo ra được bước phát triển vững chắc, kết quả học tập của học sinh được nâng cao rõ rệt, hàng năm đều có học sinh giỏi, giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện; Hiệu trưởng được phòng Giáo dục & Đào tạo xếp loại quản lý xuất sắc từ năm học 2007-2008 trở lại đây.

2.3.2.2. Đối với hai trường khá (Vạn Xuân và Luận Thành)

+ Các mặt quản lý của Hiệu trưởng được đánh giá có điểm trung bình từ 2,5 trở lên: Trường Vạn Xuân có 2/21; trường Luận Thành có 1/21 mặt công tác được khảo sát. Kết quả đánh giá này cho thấy Hiệu trưởng đều có phẩm

chất và năng lực, nhưng quản lý và chỉ đạo các mặt công tác trong nhà trường được đánh giá chưa cao.

+ Các mặt quản lý được đánh giá có điểm trung bình từ 2 điểm trở lên: trường Vạn Xuân có 15/31; trường Luận Thành có 11/21. Tập trung vào các mặt công tác sau:

- Quản lý chuyên môn bằng qui chế của Bộ. - Xây dựng phong trào thi đua hai tốt.

- Xây dựng và phát huy các tổ chức nhà trường. - Chỉ đạo và quản lý học tập của học sinh ở trường. - Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn

Hai Hiệu trưởng ở trường khá thực hiện tương đối tốt các mặt quản lý về chuyên môn. Hiệu trưởng trường Vạn Xuân quản lý tốt hơn trường Luận Thành và kết quả học tập trường Vạn Xuân cao hơn.

+ Các mặt quản lý được đánh giá còn hạn chế đó là:

- Chưa coi trọng tổ chuyên môn và tổ chức thực hiện có hiệu quả.

- Chưa tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi thường xuyên và hiệu quả chưa cao.

- Chưa khen thưởng động viên giáo viên và học sinh kịp thời.

- Tổ chức tuyển sinh và ôn tập cho học sinh trong tháng 8 hàng năm chưa tốt.

Do một số mặt trong công tác quản lý của Hiệu trưởng chưa tốt nên chất lượng giáo dục nói chung và kết quả học tập của học sinh nói riêng chưa cao.

2.3.2.3. Đối với hai trường yếu kém (Xuân Lẹ và Yên Nhân)

+ Các mặt quản lý được đánh giá điểm trung bình 2,5 điểm trở lên không có, điểm trung bình từ 2 điểm trở lên: Trường Xuân Lẹ có 2/21 ; Trường Yên Nhân có 1/21 mặt công tác được khảo sát. Hiệu trưởng ở hai trường này có phẩm chất - năng lực, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất.

+ Các biện pháp được đánh giá yếu kém là (điểm trung bình dưới 1,5). - Thiếu năng động sáng tạo.

- Chưa quan tâm bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp.

- Chưa tổ chức được công tác phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi.

- Quản lý sinh hoạt chuyên môn kém hiệu quả.

- Chưa thực hiện công tác tuyển sinh, ôn tập, bổ túc kiến thức cho học sinh trong tháng 8 hàng năm.

- Chưa theo dõi học sinh học tập ở nhà.

- Chưa động viên khen thưởng giáo viên, học sinh kịp thời.

Sự tồn tại trong công tác quản lý đã dẫn đến nhà trường yếu kém liên tục nhiều năm.

* Đánh giá chung của phòng Giáo dục và Đào tạo về các mặt của 6 Hiệu

trưởng trong công tác quản lý.

Theo số liệu đánh giá ở bảng trên ta thấy:

Phẩm chất và năng lực của 6 Hiệu trưởng đều tốt; nhưng ý thức và tinh thần trách nhiệm chưa cao, chưa thực sự năng động trong công tác quản lý. Những mặt đánh giá còn hạn chế đó là: Quản lý chuyên môn chưa chặt chẽ, chưa thực sự quan tâm tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém. Chưa động viên khen thưởng khích lệ kịp thời phong trào thi đua hai tốt trong nhà trường.

2.3.3. Kết quả tự đánh giá thực tế các biện pháp quản lý của 6 đồngchí Hiệu trưởng Trường THCS vùng cao huyện Thường Xuân chí Hiệu trưởng Trường THCS vùng cao huyện Thường Xuân

Bảng 2.6. Kết quả tự đánh giá của 6 đồng chí Hiệu trưởng THCS ở Thường Xuân.

TT Các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng Ngọc

Phụng Xuân Dương Vạn Xuân Luân Thành Xuân Lẹ Yên Nhân Điểm TB 1 Hiệu trưởng phải làm cho mọi người giáo

viên nắm vững chương trình, không được

tùy tiện thay đổi, bớt xén hoặc làm sai lệch nội dung chương trình dạy


Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG Ở CÁC TRƯỜNG THCS VÙNG CAO HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 43 -48 )

×