Kết luận chương

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng ở các trường THCS vùng cao huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 38)

Trên đây là cơ sở lý luận về việc nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng ở các trường THCS nói chung và của Hiệu trưởng ở các trường THCS vùng cao huyện Thường Xuân, Tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Những cơ sở lý luận này là mối liên hệ biện chứng giữa các chỉ thị, chiến lược, nghị quyết từ Trung ương đến địa phương nhằm nâng cao chất lượng quản lý góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Cùng với những kết quả nghiên cứu từ thực tiễn, những cơ sở này là tiền đề cho việc xây dựng một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu ở các trường THCS vùng cao huyện Thường Xuân, Tỉnh Thanh Hóa.

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG

CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN THƯỜNG XUÂN, THANH HOÁ2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế-xã hội huyện 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế-xã hội huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, dân cư

Thường Xuân huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa với diện tích tự nhiên 111.380,80 ha; phía bắc giáp với huyện Lang Chánh và huyện Ngọc Lặc, phía đông giáp với huyện Thọ Xuân, huyện Triệu Sơn, huyện Như Thanh, phía nam giáp huyện Như Xuân, phía tây giáp với tỉnh Nghệ An và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; Toàn huyện có 17 xã và Thị Trấn; dân số 84.470 người gồm 3 dân tộc chính cùng sinh sống đó là Thái, Mường, Kinh.

Huyện Thường Xuân có điều kiện địa lý rất phức tạp, chủ yếu là đồi và núi cao (chiếm 3/4 diện tích tự nhiên) lại bị chia cắt bởi nhiều sông suối. Trước đây là những khu rừng già và rừng nguyên sinh nhưng chủ yếu là gỗ tạp, ít gỗ quý hiếm, đã bị khai thác cạn kiệt, nay chỉ còn là những khu rừng tái sinh và nhiều loại gỗ tạp. Tuy nhiên, với sự lao động cần cù của người dân nơi đây những khu đồi rừng cằn cỗi đã biến thành những khu đồi, rừng phát triển cây công nghiệp và cây lâm nghiệp (như mía đường, keo, bạch đàn, luồng, nứa, sắn…) cung cấp nguyên liệu cho nhà máy Đường, nhà máy Giấy, nhà máy chế biến Sắn. Ngoài ra do đặc điểm sinh thái của huyện Thường Xuân phù hợp với nhiều loại động thực vật quý hiếm sinh sống tại khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, khu Hồ Cửa Đặt trên địa bàn rộng nằm ở khu vực Tây Nam của huyện Thường Xuân.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội

Thường Xuân là một trong số 62 huyện nghèo nhất cả nước, hơn 90% người dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề Lâm - Nông nghiệp. Với vị trí địa lý và điều kiện kinh tế như trên đã làm hạn chế sự phát triển sự nghiệp giáo dục của địa nhương. Mặt khác, phần lớn người dân nơi đây phải lo kiếm sống nên việc giáo dục cho con em chưa được quan tâm đúng mức, nhiều em do hoàn cảnh gia đình khó khăn đã phải bỏ học để phụ giúp gia đình, nhất là với lứa tuổi của học sinh THCS. Bên cạnh đó, do điều kiện địa lý không thuận lợi, điều kiện kinh tế cũng khó khăn, sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương đối với sự nghiệp giáo dục chưa đúng mức nên chưa thu hút được nhiều nhân tài về phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển giáo dục của huyện. Với những lý do đó đến nay chất lượng giáo dục của huyện Thường Xuân có nhiều hạn chế, sau đây là thực trạng của vấn đề nêu trên.

Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ 18 của huyện đặt ra chỉ tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ đói nghèo xuống 15% vào năm 2015. Các hộ đói nghèo hầu hết vẫn tập trung ở nông thôn và các xã vùng sâu, vùng cao, sự phân hóa giàu nghèo đang có xu hướng tăng lên giữa các tầng lớp dân cư và các vùng trong huyện. Trước thực trạng đó các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã đang tích cực chỉ đạo bằng nhiều biện pháp trên cơ sở phát huy nội lực và tranh thủ sự giúp đỡ của Nhà nước nhằm đạt mục tiêu đề ra đến năm 2015.

Về văn hóa - xã hội:

Vốn văn hóa truyền thống cổ truyền của các dân tộc được tôn trọng, kế thừa và phát huy, phong trào xây dựng làng văn hóa, xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư đang được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao được tổ chức và duy trì ở hầu hết các làng, xã, góp phần nâng cao sức khỏe và đời sống tinh thần cho nhân dân.

Bên cạnh những tiến bộ còn những hạn chế:

Trình độ dân trí chưa cao, thiếu nguồn cán bộ kỹ thuật. Số cán bộ trình độ Cao đẳng, Đại học ít.

Nhìn chung tình hình văn hóa - xã hội ở miền núi còn nhiều vấn đề phức tạp và nặng nề, đòi hỏi sự nỗ lực và cố gắng của các cấp, các ngành, trong đó có ngành giáo dục đóng vai trò quan trọng.

Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, trực tiếp là sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thường Xuân cùng với sự quan tâm giúp đỡ của cấp trên, nhân dân trong huyện đã luôn đoàn kết cùng nhau khắc phục khó khăn gian khổ, phát huy ý chí tự lực tự cường, thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, từng bước vươn lên đạt nhiều kết quả trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, An ninh - Quốc phòng, đời sống nhân dân có phần được cải thiện. Đây là điều kiện cơ bản góp phần thúc đẩy sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của huyện phát triển và đạt những kết quả cao hơn.

2.2. Khái quát thực trạng Giáo dục & Đào tạo huyện Thường Xuân2.2.1. Phát triển số lượng ngành học, cấp học từ năm 2007-2012 2.2.1. Phát triển số lượng ngành học, cấp học từ năm 2007-2012

Bảng 2.1. Số lượng các cấp học (từ năm 2007-2012)

Ngành học Năm học 2007-2008 Năm học 2011-2012

Cháu nhà trẻ 1531 1310

Cháu Mẫu giáo 4773 4056

Học sinh Tiểu học 8275 7036

Học sinh THCS 8528 5710

Học sinh THPT 5120 3560

Bổ túc THPT 550 86

Toàn huyện có 65 trường học từ Mầm Non đến THPT và 17 Trung tâm học tập cộng đồng. Trong đó, bậc học MN có 18 trường, 323 nhóm lớp (Nhà

1310 cháu; Mẫu giáo: 4037 cháu); cấp Tiểu học có 26 trường, 459 lớp với 7123 học sinh; cấp THCS có 18 trường, 210 lớp với 5714 học sinh; ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 2 trường THPT và 1 Trung tâm GDTX.

2.2.2. Công tác phổ cập Tiểu học và Trung học cơ sở

Từ khi luật PCGDTH ra đời, cấp ủy, chính quyền địa phương đã xác định PCGDTH, PCGDTHCS là một nhiệm vụ trọng tâm. Kết quả tháng 12 năm 1996 toàn huyện đạt tiêu chuẩn Quốc gia về PCGDTH, tháng 10 năm 2006 được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận hoàn thành PCTHCS với tỷ lệ PCTHCS 83% và 100% số xã, Thị Trấn đều đạt tiêu chuẩn trên.

2.2.3. Giáo dục phổ thông bậc THCS

Toàn huyện có 18 trường THCS (1 trường THCS Dân tộc Nội trú), số lượng học sinh hàng năm cơ bản ổn định, đây là một thuận lợi cho viêc xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục. Năm học 2011-2012 số lượng học sinh THCS chiếm gần 2,0 % dân số toàn huyện.

Bảng 2.2. Số lượng học sinh THCS huyện Thường Xuân năm học 2011-2012

TT Đơn vị (Trường) Tổng số Trong đó Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp HS Lớp HS Lớp HS Lớp HS Lớp HS 1 Thị Trấn 9 270 2 70 2 61 2 57 3 82 2 Ngọc Phụng 12 348 3 79 3 79 3 90 3 100 3 Yên Nhân 11 277 3 78 2 48 3 73 3 78 4 Bát Mọt 11 258 2 50 2 72 3 68 3 68 5 Lương Sơn 19 531 5 147 4 125 5 120 5 139 6 Xuân Dương 10 260 2 68 3 67 2 48 3 77 7 Thọ Thanh 10 268 2 73 2 61 3 70 3 64 8 Xuân Cao 12 381 3 92 3 92 3 96 3 101 9 Luận Thành 18 510 5 159 5 133 4 106 4 112 10 Tân Thành 13 327 3 71 3 70 4 105 3 81

11 Luận Khê 19 525 5 141 5 134 4 116 5 13412 Xuân Thắng 11 381 3 80 2 74 3 86 3 78

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng ở các trường THCS vùng cao huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w