Vị trí của Lỗ Tấn và Nam Cao trong nền văn học hiện đại Trung Quốc và Việt Nam

Một phần của tài liệu So sánh văn xuôi tự sự của lỗ tấn và nam cao (Trang 27 - 34)

1 Tên sách tiếng Anh là: Evolution and Ethics của Thomas Henry Huxley (825-895), nhà sinh vật học người Anh, học trò của Darwin.

1.2.3 Vị trí của Lỗ Tấn và Nam Cao trong nền văn học hiện đại Trung Quốc và Việt Nam

Lỗ Tấn là một hiện tượng văn hóa của thế kỷ XX. Di sản của ông không chỉ của Trung Quốc, mà thuộc về toàn thế giới. Không chỉ ở châu Á mà còn ở châu Âu, châu Mỹ..., Lỗ Tấn cũng chiếm được sự quan tâm nghiên cứu rất lớn của học giả. Nhật Bản có bài phát biểu đầu tiên về Lỗ Tấn năm 1919, trước khi văn đàn Trung Quốc xuất hiện bài phát biểu đầu tiên của Mao Thuẫn 1 năm. Mỹ, Hàn Quốc ở thập niên 20 bắt đầu có giới thiệu và nghiên cứu về Lỗ Tấn. Việt Nam do lí do chiến tranh, vào thập niên 40 của thể kỉ XX mới có cơ hội giới thiệu Lỗ Tấn. Đối với riêng nền văn học hiện đại Trung Quốc, Lỗ Tấn không chỉ là người mở đường, người đặt nền móng cho nền văn học hiện đại, mà bóng dáng của ông còn bao trùm lên cả thế kỷ XX. Và điều cần nhấn mạnh là, tất cả các sáng tác của ông, từ truyện ngắn đến tạp văn, tản văn, thơ ca, đều toát lên tinh thần hết sức hiện đại. Chỉ với 33 truyện ngắn (tập Gào

thét 14 truyện, tập Bàng hoàng: 11 truyện, tập Cố sự tân biên: 8 truyện), tác giả Mao Thuẫn phải thốt lên là "mỗi truyện một vẻ". Thông thường người ta hiểu rằng đây là sự khác nhau về mặt hình thức, nhưng phải thấy là, với các truyện của Lỗ Tấn, nội dung tư tưởng cũng khác hẳn nhau. Lỗ Tấn là "kỹ sư tâm hồn của thời đại mình". Bên cạnh truyện ngắn, Tạp văn cũng chiếm một số lượng khá lớn trong di sản văn học Lỗ Tấn. Theo nhà nghiên cứu Trần Xuân Đề, Lỗ Tấn có 650 bài tạp văn được thu thập trong 16 tập, chia làm hai loại: Một loại thiên về nghị luận và một loại thiên về trữ tình, tự sự. Có thể kể đến một số tác phẩm như: Quan niệm của tôi về tiết liệt, Nôra đi rồi thì ra sao, Dạo bút dưới đèn, Kỷ niệm Lưu Hòa Trân, Hoa hồng không hoa… Nội dung chiếm lĩnh hầu hết những bài tạp văn này là quan điểm của nhà văn về xã hội Trung Quốc thông qua những vấn đề mà ông đề cập như vấn đề người phụ nữ, vấn đề “người ăn thịt người” hay thái độ xót xa về tình cảnh của đất nước Trung Quốc thời phong kiến. Tính chiến đấu phản đế, phản phong thể rất rõ trong những tác phẩm này, đồng thời Lỗ Tấn đã kế thừa tư tưởng vô sản như một phương tiện hữu hiệu để tăng tính chiến đấu cho các tác phẩm của mình. Lỗ Tấn còn có tập thơ văn xuôi Cỏ dại giàu tính hiện đại, nói về cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống thế lực đen tối đang ám ảnh, thể hiện nỗi u uất và buồn đau, nỗi căm hờn và tinh thần chiến đấu. Ngoài ra, Lỗ Tấn còn sáng tác kịch, viết nghiên cứu lý luận phê bình và dịch nhiều tác phẩm của văn học Nga sang tiếng Trung. Nhưng, truyện ngắn và tạp văn vẫn được coi là những thành công rực rỡ nhất trong sự nghiệp văn học của ông. Khi tiếp xúc với văn chương Lỗ Tấn, một điều rất dễ nhận ra là ông đã tiếp thu và sàng lọc đủ mọi thứ tư tưởng triết học và văn học xuất hiện ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ XX để có thể hình thành một tư tưởng văn nghệ, một phong cách văn chương cho riêng mình. Dọc theo chiều dài của thể kỷ XX cho đến tận hôm nay, tư tưởng văn nghệ và phong cách văn chương ấy vẫn in đậm dấu ấn trong hàng loạt tác phẩm của các thế hệ nhà văn Trung Hoa.

Nam Cao là đại biểu ưu tú nhất cho trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945. Kể từ thời điểm bắt đầu nghiệp văn năm 1936 cho đến khi vĩnh biệt cõi đời (1951), Nam Cao chỉ có 15 năm gắn bó với văn chương. So với các tác giả cùng thời, gia tài của Nam Cao để lại cho hậu thế không phải là quá lớn. Chỉ hai tiểu thuyết Sống mòn Truyện người hàng xóm, mấy chục truyện ngắn và ký, một vở kịch Đóng góp... Nhưng với số lượng tác phẩm khiêm nhường ấy, tác phẩm của Nam Cao lại luôn ám ảnh người đọc, tạo cho người đọc khả năng đồng sáng tạo với tác giả. Ở đây chúng tôi sẽ làm rõ vị trí của Nam Cao ở thể loại truyện ngắn. Không thể phủ nhận, thể loại truyện ngắn đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận từ Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nguyên Hồng... Khi Nam Cao lần đầu tiên xuất hiện trên

văn đàn, cũng như khi ông lên đến đỉnh cao từ Chí Phèo đến Sống mòn, ông đã thừa hưởng những kinh nghiệm và thành tựu trước đó trong sự vận động và phát triển của quá trình văn học 1930-1945. Nam Cao tham dự vào chặng cuối của quá trình ấy. Và có thể nói, đến truyện ngắn của Nam Cao thì những cách tân thể loại mới này mang tính chất toàn diện và triệt để, thực sự đưa truyện ngắn Việt Nam lên vị trí cao nhất, hoàn tất quá trình hiện đại hóa thể loại truyện ngắn từ đầu thế kỷ XX đến 1945. Sáng tác của Nam Cao đã thực sự trở thành "những dòng văn xuôi mọc cánh", với nhiều tác phẩm trở thành mẫu mực.

Nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam đã cho rằng nhiều sáng tác của Nam Cao không thua kém gì sáng tác của các nhà văn trên thế giới. Sáng tác của Nam Cao cũng đã vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đến với thế giới và trở thành đối tượng nghiên cứu, so sánh của nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài như tôi. Nam Cao là một trong những nhà văn hàng đầu của thế kỷ đã góp phần cách tân và hiện đại hóa nền văn xuôi Việt nam trên hành trình văn học của thế kỷ XX.

Như vậy có thể thấy rằng, truyện ngắn của Lỗ Tấn và Nam Cao có nhiều điểm gặp gỡ. Di sản mà họ để lại không phải lớn về số lượng mà là sự giàu có về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật. Hai nhà văn sống trong một thời kỳ mà đất nước Trung Hoa và Việt Nam cùng ở trong một tình thế: sự xâm nhập của phương Tây và sự chuyển biến của xã hội thoát khỏi chế độ phong kiến. Và hai nền văn học đều đứng trước sự đòi hỏi phải hiện đại hóa.

Về tư tưởng, cả hai nhà văn đều đặt ra những vấn đề rất lớn như đạo làm người, về những người nông dân nghèo và những trí thức nghèo không chỉ thiếu thốn về vật chất mà còn bị lăng nhục một cách tàn nhẫn về tinh thần. Hai nhà văn cùng có niềm say mê khám phá đề tài về người nông dân, trí thức và phụ nữ. Đến với sáng tác của Lỗ Tấn và Nam Cao, chúng tôi có thể khẳng định rằng, họ là những nhà văn bậc thầy của nghệ thuật xây dựng điển hình nhân vật của hai nền văn học Trung Quốc và Việt Nam. Nhân vật của họ có sức trường tồn với thời gian và tác giả của nó xứng đáng là những đại diện xuất sắc của hai nền văn học này. Ở đây, chúng tôi chỉ trình bày một cách khái quát vị trí và những đóng góp của hai nhà văn ở thể loại truyện ngắn trong nền văn học hai nước, từ đó lấy căn cứ để luận giải các thành công về nội dung tư tưởng và nghệ thuật sáng tác của hai nhà văn ở thể loại này.

* * *

Dường như vào đầu thế kỉ XX, không khí thời đại không chờ đợi để các nhà văn thai nghén trường thiên tiểu thuyết. Có một điểm chung ở cả Lỗ Tấn và Nam Cao, hai nhà văn này chủ yếu viết truyện ngắn. Ở đây, người viết xin được nói qua về sự khác

nhau trong cách gọi tên thể loại này của hai nước. Việt Nam phân thành hai loại: truyện ngắn và tiểu thuyết. Trung Quốc phân thành hai loại: tiểu thuyết ngắn (nguyên văn tiếng Trung là: 短篇小说) và tiểu thuyết dài (nguyên văn tiếng Trung là: 长篇小 说). Như vậy, theo cách phân loại như trên, về mặt bản chất, thể loại truyện ngắn của Việt Nam sẽ tương đương với thể loại tiểu thuyết ngắn trong cách phân loại của Trung Quốc. Ông chỉ để lại cho đời vẻn vẹn có 25 thiên tiểu thuyết nhưng thực sự đã gây một tiếng vang lớn trên văn đàn. Nhà nghiên cứu Lý Di và Trịnh Gia Kiện, tiếp nối các nghiên cứu của các bậc tiền bối, khẳng định đóng góp của Lỗ Tấn như sau: "Hai tập truyện ngắn Gào thét Bàng hoàng của Lỗ Tấn là những tác phẩm kinh điển của tiểu thuyết bạch thoại của văn học hiện đại Trung Quốc. Hai bộ truyện này đã phá vỡ phạm trù tiểu thuyết truyền thống, hoàn thành hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết hiện đại. Nếu không có những tìm tòi đổi mới của Lỗ Tấn, tiểu thuyết của chúng ta hôm nay e rằng khó có thể có được bộ mặt phồn thịnh và mới mẻ như vậy. Sự hấp dẫn của nghệ thuật tiểu thuyết trong hai tập Gào thétBàng hoàng xứng đáng để chúng ta tiếp tục nghiên cứu"1[155; 97]. Như vậy, từ nhận định này của hai nhà nghiên cứu của Đại học Sư phạm Bắc Kinh, chúng ta có thể thấy được phần nào đóng góp của Lỗ Tấn ở thể loại truyện ngắn. Đó là đóng góp của người tìm đường, tạo động lực cho tiểu thuyết hiện thực ra đời.

Lỗ Tấn là nhà văn dùng bạch thoại đầu tiên để sáng tác truyện ngắn trong phong trào Văn học ngũ tứ. Nhật ký người điên của ông năm 1918 là ngọn cờ tiên phong trong phong trào đó. Ông tiếp thu tinh hoa của văn ngôn pha lẫn bạch thoại, trong đó bạch thoại không phải là thứ khẩu ngữ chung chung mà là ngôn ngữ nghệ thuật, giàu phong cách độc đáo, vừa dồi dào vừa giản dị, vừa khái quát vừa cụ thể, ngắn gọn nhưng không giản đơn, sinh động chứ không giả tạo.

Với Gào thét Bàng hoàng, Lỗ Tấn đã đặt được nền móng cơ bản nhất cho sự phát triển tư tưởng của dân tộc Trung Hoa. Ông đã kéo người Trung Quốc ra khỏi những chướng ngại, cản trở của các kiểu tư tưởng lí luận, khiến cho họ, trước tiên, cảm nhận được sự đói khát về tinh thần và tư tưởng, nhìn vào mình, nhìn thẳng vào mâu thuẫn xã hội - nhân sinh, xây dựng cho mình những theo đuổi tinh thần chân chính từ thể nghiệm nhân sinh chân thực của bản thân. Đây là việc khắc phục hiện tượng dị hóa thường gặp ở một lớp người... Trong lịch sử Trung Quốc hiện đại, chưa có bất cứ người nào như ông: đọc và lí giải rộng và sâu các hiện tượng văn hóa tư

1 Nguyên văn: 鲁迅的小说集《呐喊》与《彷徨》是中国现代白话小说的奠基之作和经典之作,他们实现了对传统小说的革命性突破,完成了现代小说的艺术转型,没有鲁迅的筚路蓝缕之功,我们今天的小说恐怕不会有如此繁荣 的革命性突破,完成了现代小说的艺术转型,没有鲁迅的筚路蓝缕之功,我们今天的小说恐怕不会有如此繁荣 和创新的局面。《呐喊》、《彷徨》的艺术魅力,值得我们反复咀嚼、回味。

tưởng sống động muôn hình muôn vẻ của xã hội Trung Quốc, vạch rõ các hiện tượng sai lệch văn hóa nghiêm trọng của đủ các hạng người trong các giai tầng xã hội. Tính ưu việt của tư tưởng ông chính là điểm không cho phép bất cứ người nào bám vào giáo điều lý luận mà vứt bỏ thể nghiệm cuộc sống đối với bản thân, đối với môi trường sống mà mình đang tồn tại, không cho phép bất cứ người nào lấy kết luận đã hình thành thay thế cho tư duy độc lập và sự thay đổi độc lập; nhưng đồng thời tư tưởng ông lại rộng mở đón nhận những thành quả văn hóa toàn nhân loại, không vì sự phủ định hàm hồ làm nó đánh mất đi khả năng được dân tộc Trung Hoa lý giải và vận dụng. Với tính phong phú và có phần như phức tạp của tư tưởng Lỗ Tấn, sự điêu luyện của ngòi bút hiện đại, tác phẩm của Lỗ Tấn liên tục trong suốt thời gian từ lúc ra đời cho đến nay, đã chiếm được sự quan tâm của nhiều học giả trên toàn thế giới.

Về tư tưởng, chúng ta thấy rằng, sinh ra vào một thời đại có thể nói là hỗn loạn, Lỗ Tấn viết truyện ngắn nói riêng và tản văn, tạp văn nói chung đều không phải vì mục đích làm nghệ thuật mà ông viết là để cải tạo "quốc dân tính" cho dân tộc Trung Hoa. Đó là căn bệnh trầm kha từng ăn sâu bám rễ vào biết bao thế hệ với biểu hiện của phép thắng lợi tinh thần và thói ăn thịt người. Nhật ký người điên, chủ đề của nó là đánh đổ lễ giáo đạo đức phong kiến, một thứ lễ giáo “ăn thịt người”. Toàn truyện cố nhiên nói chuyện ăn thịt người, nhưng cái chỗ dụng ý là tố cáo sự khốc hại tàn nhẫn của lễ giáo đạo đức cũ, nhiều khi bắt người ta phải chết, như Thân Sinh vì hiếu mà phải chết, Nhạc Phi vì trung mà phải chết. Những người cải lương trước Lỗ Tấn đều chủ trương thuyết “Trung học vi thể, Tây học vi dụng”, cho đến những người đồng thời với Lỗ Tấn tuy có phản đối Khổng Tử, đả kích Tống Nho, nhưng đến toàn bộ lễ giáo đạo đức của Trung Quốc, không ai dám đả động đến. Lỗ Tấn mạnh dạn đứng ra làm việc này cũng như đánh một vố nặng vào xương sống phong kiến làm nó bị một cái chí mạng thương. Nói như nhà nghiên cứu Phan Khôi: "Cái truyện ngắn này là một tiếng còi báo hiệu của cách mạng tư tưởng hay cách mạng văn hoá Trung Quốc. Đứng về phía văn học mà nói, thì khi nó vừa đăng báo xong, liền được công nhận là áng văn sáng tác thứ nhất đặt nền móng cho văn học mới Trung Quốc"[5; 33].

Tuy nhiên, không phải vì thế mà Lỗ Tấn xem nhẹ vấn đề nghệ thuật. Tác phẩm của ông không phải là những áng văn tuyên truyền, giáo huấn mà ngược lại, nó là "những tòa lâu đài chứa đựng tinh thần thời đại". Lương Duy Thứ nhận xét: "Tóm lại, bằng sức khái quát nghệ thuật cao, cấu trúc tác phẩm Lỗ Tấn đạt đến sự vững chãi trong một hình thức biểu hiện đơn thuần, bình dị, vừa chứa đựng một nội dung phong phú phức tạp, vừa xa lạ với cái đồ sộ kiểu cách không cần thiết" [91; 30]. Rõ ràng là, Lỗ Tấn có kế thừa kết cấu chương đoạn của tiểu thuyết cổ điển, nhưng vận

dụng vào truyện ngắn của mình không hề cầu kỳ, đồ sộ. Một số truyện ngắn có kết cấu chương hồi như Nhật ký người điên, AQ chính truyện là sự kế thừa của truyền thống nhưng không còn tính chất rườm rà như trong tiểu thuyết cổ điển, ngược lại, kết cấu chương hồi của tiểu thuyết cổ điển có tác dụng giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt được diễn biến của câu chuyện. Xét về phương diện mục đích sáng tác của Lỗ Tấn, cách kết cấu truyện như trên đã có tác dụng rất lớn trong việc chĩa mũi nhọn vào các căn bệnh tinh thần của người Trung Hoa một cách chính xác, dễ hiểu. Với kiểu kết cấu này, Lỗ Tấn đã làm mới thể loại tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc, đưa vào văn học Trung Quốc một thể loại tiểu thuyết chương hồi hiện đại. Với AQ chính truyện, Lỗ Tấn đã thành công khi chỉ ra một cách cụ thể, rõ ràng về một trong hai biểu hiện quan trọng của quốc dân tính Trung Hoa: phép thắng lợi tinh thần. Ông khẳng định: "Theo nhận thức của tôi, Trung Quốc nếu không làm cách mạng thì thôi, chứ đã làm cách mạng chắc chắn sẽ thành công. Nhân vật AQ của tôi cũng sẽ là như vậy, nhân cách cũng không chỉ là vấn đề hai mặt. Kỷ nguyên dân quốc đã qua rồi, không có cách nào để tìm lại nữa, nhưng về sau nếu lại cách mạng, tôi tin rằng sẽ không có một người nào làm cách mạng như AQ lại xuất hiện"1[155; 122]. Đó chính là niềm tin của Lỗ Tấn vào con người Trung Quốc, cũng như niềm tin vào mùa xuân sẽ đến trên đất nước Trung Hoa vĩ đại. Vào một thời kỳ lịch sử nhiều biến động như thời kỳ Lỗ Tấn, có được niềm tin như vậy đã thể hiện tinh thần chiến đấu của Lỗ Tấn đối với việc xây dựng một đất nước Trung Hoa mới.

Như vậy, có thể thấy rằng, với những đóng góp cho sự phát triển của văn học hiện đại Trung Quốc cũng như riêng thể loại truyện ngắn, Lỗ Tấn là nhân vật số một

Một phần của tài liệu So sánh văn xuôi tự sự của lỗ tấn và nam cao (Trang 27 - 34)