Nguyên văn: “ 老Q,”赵太爷怯怯的迎着低声的叫。

Một phần của tài liệu So sánh văn xuôi tự sự của lỗ tấn và nam cao (Trang 103 - 107)

“老Q,”赵太爷怯怯的迎着低声的叫。   “锵锵,”阿Q料不到他的名字会和“老”字联结起来,以为是一句别的话,与己无干,只是唱。 “得,锵,锵令锵,锵!”   “老Q。”   “悔不该……”   “阿Q!”秀才只得直呼其名了。   阿Q这才站住,歪着头问道,“什么?”   “老Q,……现在……”赵太爷却又没有话,“现在……发财么?”“发财?自然。要什么就是什么 ……”   “阿……Q哥,像我们这样穷朋友是不要紧的……”赵白眼惴惴的说,似乎想探革命党的口风。   “穷朋友?你总比我有钱。”阿Q说着自去了。

mình. Triệu Bạch Nhãn: là người họ nội của cụ Cố, cáo mượn oai hùm trong làng Mùi, ức hiếp chèn ép những người nghèo hơn hắn, nay gió chiều nào che chiều nấy, muốn lôi kéo gần với AQ, đồng thời cũng dò hỏi những tin tức về cách mạng. AQ: lúc đầu cụ Cố gọi, y tưởng không liên quan tới y, đó là thể hiện rất tự nhiên tính nô lệ của y; khi cụ Cố hỏi y "Phát tài chứ?", và đã nói hết những mục đích cách mạng và thuyết “nghĩ đương nhiên” của mình; mà câu trả lời Triệu Bạch Nhãn "Anh lại không phong lưu bằng mấy tôi ấy à?", đã nói ra rất thực địa vị kinh tế dưới đáy xã hội của y, thể hiện ý thức giai cấp mơ màng của AQ.

Có thể thấy rằng, đây là một đoạn thoại hết sức thành công của Lỗ Tấn, thể hiện nghệ thuật ngôn ngữ tuyệt vời của Lỗ Tấn, nói như Lê Huy Tiêu, "có thể một lần nữa khẳng định, Lỗ Tấn đã trở thành bậc thầy của ngôn ngữ"[98; 96]. Quả thực, cho đến tận hôm nay, di sản văn học của Lỗ Tấn vẫn có một sức hấp dẫn lớn đối với bạn đọc. Một trong những nguyên nhân làm cho tác phẩm của ông được sống mãi trong lòng độc giả là kỹ xảo viết văn hiện đại, mà ngôn ngữ sáng tác là một trong những thành công lớn đó.

Ngôn ngữ tâm lý hóa

Một điều rất dễ nhận ra là ở truyện ngắn của Lỗ Tấn, ngôn ngữ đã chuyển trọng tâm từ chức năng giao lưu của các nhân vật sang ngôn ngữ bên trong của nhân vật, được soi sáng bằng tâm lý đa dạng và phức tạp. Điều này ta cũng bắt giặp trong sáng tác của Nam Cao. Nhân vật của ông có lúc lời nói và suy nghĩ không khớp nhau, đôi khi còn có thể thay đổi cách nói và giọng điệu theo từng thời gian, địa điểm khác nhau. Nhân vật Lỗ Tấn khi nói đều không ngừng quan sát sự phản ứng của đối tượng giao tiếp, và chịu sự chi phối rất rõ của hoàn cảnh giao tiếp. Điều này chỉ đến văn học hiện đại mới xuất hiện, chưa thấy có trong văn học cổ và sáng tác của các nhà văn "khiển trách" cuối thế kỷ XIX.

Chúng ta biết rằng, trong tiểu thuyết cổ, ngôn ngữ đối thoại chủ yếu thực hiện chức năng giao lưu giữa các nhân vật còn lời tác giả chỉ đơn thuần là kết nối các nhân vật với nhau thì đến Lỗ Tấn, ngôn ngữ của nhân vật đã thực hiện nhiều chức năng khác nhau, đặc biệt là góp phần bộc lộ tính cách, tâm lý nhân vật mà không cần đến sự chỉ dẫn hay giải thích của tác giả. Ví dụ trong Ngày mai, khi chị Tư Đơn đang đau khổ về đứa con vừa mất, thì lão Củng mũi đỏ bước ra khỏi quán Hàm Hanh dướn cổ lên hét: Oan gia của tôi, thương em quá, vò võ một mình! Nhìn bề ngoài, đoạn độc thoại này là sự xót xa, sự xẻ chia cho số phận của người mẹ trẻ phải cô đơn một mình nhưng qua tính cách của nhân vật, chúng ta có thể nghĩ sang một hướng khác: đoạn thoại đã phơi bày tính tàn nhẫn, hiếu sắc của một tên vô lại. Nhận định trên càng được củng cố thêm khi đọc đoạn miêu tả độc thoại nội tâm của nhân vật. Nhờ có điều

này mà thông điệp cần chuyển tải đến bạn đọc đã trở nên chân thực hơn, khách quan hơn là những lời dẫn chuyện hay nói thay nhân vật mà các tác giả thời trước vẫn thường làm.

3.3.1.3. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm mang tính chất cá tính hóa

Trong tác phẩm văn học, độc thoại nội tâm chỉ những hoạt động nội tâm như: tự suy nghĩ, lẩm bẩm v.v... để thấy được thế giới nội tâm giấu kín của nhân vật, phơi bày hết mức tư tưởng, tính cách của nhân vật, khiến độc giả thấu hiểu những tư tưởng tình cảm và diện mạo tinh thần của nhât vật một cách sâu sắc.

Ngôn ngữ tâm lý hóa của Lỗ Tấn thẩm mỹ rất độc đáo, có tác dụng làm sâu sắc và thăng hoa sự biểu đạt của tư tưởng chủ đề. Trong Một mẩu chuyện nhỏ, tác giả viết bà già nói ngã đau lắm, “tôi” cho rằng chỉ được cái “làm bộ” thôi, mượn cớ để lừa bịp tống tiền; trước mắt bốn phía lại không có người, có thể chạy trốn. Nhưng anh xe chẳng để ý “tôi”, chủ động chịu trách nhiệm, không chút do dự đã đỡ lấy bà ta và dìu đến một đồn cảnh sát. Hành động của anh xe đã gây những phản ứng rất mãnh liệt trong lòng “tôi” :

“Cái bóng anh xe, người đầy cát bụi kia, nhìn từ phía sau, bỗng to dần ra. Anh càng bước tới, cái bóng càng to thêm, phải ngước lên mới nhìn thấy được, và dần dần cơ hồ biến thành một sức nặng đè lên người tôi đến nỗi làm cho cái “thằng tôi nhỏ nhen”, che giấu dưới làn áo da, như muốn lòi ra ngoài.”1

Đoạn độc thoại nội tâm này đã viết ra “một mẩu chuyện nhỏ” đã gây ảnh hưởng rất lớn trong đáy lòng “tôi”, đẩy mạnh “tôi” chuyển biến tư tưởng: từ coi thường nhân dân lao động, đến nhận biết những phẩm chất tinh thần cao quý của họ; từ cho mình là người cao thượng, đến nhận thấy lòng ích kỷ và nhỏ nhen của mình, do đó phản ánh những tinh thần “tôi” giải phẫu mình một cách nghiêm khắc và tự giác học hỏi với nhân dân lao động. Rất rõ ràng, nếu không có đoạn độc thoại nội tâm, tư tưởng chủ đề của người trí thức nên dũng cảm và không chút nể nang tiến hành tự giải phẫu mình, học hỏi nhân dân lao động, thì sẽ không thể thể hiện được sâu sắc cảm động và vững chắc có sức mạnh như vậy.

Xây dựng hình tượng nhân vật chiếm một vị trí rất quan trọng trong tác phẩm mang tính tự sự. Muốn xây dựng nhân vật một cách sống động và chân thực, nhà văn phải miêu tả khắc họa nhân vật đó từ bề ngoài đến bên trong, từ đơn giản đến sâu sắc với thế giới nội tâm của họ. Trong Cố hương có một đoạn khắc họa tâm lý rất hay khi

1 Nguyên văn: 我这时突然感到一种异样的感觉,觉得他满身灰尘的后影,刹时高大了,而且愈走愈大,须仰视才见。而且他对于我,渐渐的又几乎变成一种威压,甚而至于要榨出皮袍 愈走愈大,须仰视才见。而且他对于我,渐渐的又几乎变成一种威压,甚而至于要榨出皮袍 下面藏着的“小”来。

“tôi” và người nhà ngồi trên chiếc thuyền đi trong đêm:

“Tôi nằm xuống, nghe nước róc rách vỗ vào mạn thuyền, biết là tôi đang đi theo con đường của tôi. Tôi nghĩ bụng: tôi và Nhuận Thổ, tuy cách bức đến như thế này, nhưng con cháu chúng tôi vẫn còn thân thiết với nhau. Chẳng phải là cháu Hoằng đang tưởng nhớ đến Thủy Sinh đó ư? Tôi mong ước chúng nó sẽ không giống chúng tôi, không bao giờ phải cách biệt nhau cả... Nhưng tôi cũng không muốn chúng nó vì thân thiết với nhau mà phải vất vả, chạy vạy như tôi, cũng không muốn chúng nó phải khốn khổ mà đần độn như Nhuận Thổ; cũng không muốn chúng nó phải khốn khổ mà tàn nhẫn như bao nhiêu người khác. Chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống.”1

“Tôi nghĩ bụng: đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực, trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”2

Độc thoại nội tâm có tính triết lý sâu sắc và chất trữ tình đậm đặc đã có tác dụng rất lớn trong việc làm rõ nét tính cách tư tưởng của “tôi”. Thứ nhất, đoạn độc thọai đã bày tò nguyện vọng tha thiết của “tôi” là được hòa hợp với nhân dân lao động để cùng sáng tạo một tương lai tốt đẹp. Thứ hai, nó thể hiện rõ khát vọng của nhân vật “tôi” muốn hướng tới cuộc sống tốt đẹp. Thứ ba, đoạn thoại thể hiện rõ lòng tin vững chắc đối với tương lai tốt đẹp và tươi sáng của nhân vật. Qua đây có thể thấy rất rõ tư tưởng của nhà văn là, chỉ cần kiên trì không biết mệt mỏi, những lý tưởng tốt đẹp sẽ trở thành hiện thực. Tác phẩm vì thế đã thể hiện màu sắc của chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa lạc quan của nhân vật. Độc thoại nội tâm vì thế đã có tác dụng làm nổi bật tính cách nhân vật.

Đặc điểm chính của truyện ngắn Lỗ Tấn là lạnh lùng, sâu sắc uyên bác, hài hước. Phong cách này là do nhiều nhân tố cấu thành. Những độc thoại nội tâm đã có một tác dụng rất quan trọng đối với sự hình thành của phong cách nghệ thuật này. Trong Nhật ký người điên, Lỗ Tấn đã bày tỏ những buồn giận, lo nghĩ và cầu mong của một người trí thức tiến bộ bắt đầu tỉnh giấc trong một vương quốc đêm tối. Những nhận thức hiện thực và lịch sử ăn thịt người qua dòng trầm tư của anh ta, và những tố cáo mạnh mẽ đối với anh ta từ đáy lòng nói ra, những tự kiện cáo và tự

1 Nguyên văn: 我躺着,听船底潺潺的水声,知道我在走我的路。我想:我竟与闰土隔绝到这地步了,但我们的后辈还是一气,宏儿不是正在想念水生么。我希望他们不再像我,又 到这地步了,但我们的后辈还是一气,宏儿不是正在想念水生么。我希望他们不再像我,又 大家隔膜起来……然而我又不愿意他们因为要一气,都如我的辛苦展转而生活,也不愿意他 们都如闰土的辛苦麻木而生活,也不愿意都如别人的辛苦恣睢而生活。他们应该有新的生活, 为我们所未经生活过的。 2Nguyên văn: 我想:希望本是无所谓有,无所谓无的。这正如地上的路;其实地上本没 有路,走的人多了,也便成了路。

kiểm điểm lại mình của anh ta: “Ông anh mình là một kẻ ăn thịt người! Mình là em một kẻ ăn thịt người! Chính mình bị ăn thịt nhưng lại vẫn là em một kẻ ăn thịt người!”1 và những gào thét thảm thiết: “Hãy cứu lấy các em!”2 , chan chứa sức mạnh nhận thức.

Trên đây đã nói rõ tính quan trọng của thủ pháp nghệ thuật độc thoại nội tâm này. Nó đã trở thành một phương pháp thể hiện riêng rất quan trọng trong tiểu thuyết hiện đại Trung Quốc, trở thành một nội dung hiện đại của tiểu thuyết Trung Quốc, có liên quan mật thiết đối với việc hiện đại hóa thể loại này. Chúng tôi cho rằng, miêu tả tâm lý rất thành công của truyện ngắn Lỗ Tấn, đã đặt nền móng vững chắc nhất cho tiểu thuyết tâm lý hiện đại Trung Quốc.

3.3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật của văn xuôi tự sự Nam Cao

Về hình thức, ngôn ngữ trong văn xuôi tự sự gồm hai thành phần cơ bản là ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ nhân vật. Ngôn ngữ trần thuật còn được gọi là ngôn ngữ gián tiếp. Ngôn ngữ nhân vật được gọi là ngôn ngữ trực tiếp. Ngôn ngữ nghệ thuật cũng là một trong những phương diện cho thấy sự thành công trong sáng tác của Nam Cao. Ngôn ngữ trong sáng tác của Nam Cao cũng đã được nghiên cứu nhiều. Trong đó, luận án tiến sỹ của Lê Hải Anh với tên gọi Ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tháng 8 đã khảo sát tương đối đầy đủ và kỹ lưỡng về các phương diện ngôn ngữ trong sáng tác của Nam Cao là ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ nhân vật.

Mục đích nghiên cứu trong luận văn của chúng tôi là so sánh nghệ thuật sáng tác của Lỗ Tấn và Nam Cao, trong đó, ngôn ngữ là một phương diện rất quan trọng. Với mục đích đó, luận án của chúng tôi chủ yếu đi vào việc chỉ ra các điểm giống và khác nhau trong ngôn ngữ sáng tác của hai nhà văn này, đồng thời bước đầu đi vào việc lí giải nguyên nhân sự giống và khác nhau đó.

3.3.2.1. Ngôn ngữ trần thuật có tính chất phức điệu

Ngôn ngữ trần thuật là một phạm trù rất căn bản của văn xuôi tự sự. Theo định nghĩa của Từ điển thuật ngữ văn học, “Ngôn ngữ người trần thuật là phần lời độc thoại thể hiện quan điểm tác giả hay quan điểm người kể chuyện (sản phẩm sáng tạo của tác giả) đối với cuộc sống được miêu tả, có những nguyên tắc thống nhất trong việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện tạo hình và biểu hiện ngôn ngữ.”

Ngôn ngữ người trần thuật chẳng những giữ vai trò then chốt trong phương thức tự sự mà còn là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn. Nó bao gồm ngôn ngữ mô tả (hành động, ngoại hình, ngoại cảnh, nội tâm…), lời trữ tình ngoại đề, lời nửa

Một phần của tài liệu So sánh văn xuôi tự sự của lỗ tấn và nam cao (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w