Nguyên văn: “鲁迅小说那些 慷慨激昂痛哭流涕的义声,更使我感动:使我也 努力的想到 ‘ ’

Một phần của tài liệu So sánh văn xuôi tự sự của lỗ tấn và nam cao (Trang 100 - 103)

hoàn mỹ và trên đời này không có thánh nhân. Nhưng mổ xẻ và giải phẫu mình một cách trần trụi cho người đời nhìn, trong thế gian này hẳn cũng không phải là nhiều. Lỗ Tấn luôn hiện ra với một gương mặt ưu tư mà thẳng thắn, chuyên bóc ra bộ mặt giả dối của người khác nhưng không phải vì thế mà ông trở nên đáng ghét. Nguyên nhân là ông cũng phê bình mình một cách nghiêm ngặt. Trong lòng ông có ngọn lửa của thời niên thiếu đang cháy bỏng, về mặt tinh thần, ông là một “trẻ con già”1[112; 116-119]. Những nhận xét của Mao Thuẫn đã cho thấy sự thấu hiểu một cách sâu sắc về đặc điểm ngòi bút Lỗ Tấn. Trên thực tế, Lỗ Tấn chưa bao giờ nhìn nhận hiện thực với lập trường và thái độ “lạnh lùng”, “khoanh tay đứng nhìn” hay chỉ dừng ở việc giải phẫu hiện thực, mà là với tình cảm hừng hực nhất khi đối mặt với hiện thực và khát khao cải cách hiện thực, bởi lẽ, giải phẫu cũng là vì cải tạo hiện thực.

“Lạnh lùng”, chỉ là một hình thức thể hiện của truyện ngắn Lỗ Tấn còn “tình cảm hừng hực” mới là bản chất của nó. Đặc điểm này đã được thể hiện trong Nhật ký người điên - truyện ngắn bạch thoại đầu tiên của ông.

Trong không khí những đêm âm u đáng sợ “tối om om, không biết ngày hay đêm nữa. Con chó nhà họ Triệu lại sủa lên rồi!”2, và sau đó là những ban ngày mờ mịt không trăng, những gì mà “người điên” nhìn thấy đều rất âm u đáng sợ, những người được tiếp xúc đều “Trong lời nói của họ có thuốc độc, trong giọng cười của họ có dao găm. Răng thì nhăn ra trắng hếu”3 đều muốn ăn thịt người. Tình tiết, môi trường và không khí lạnh lùng như vậy, có thể nói là lạnh lùng đến cực điểm. Nhưng chính trong những tình tiết, môi trường và không khí đó đã toát lên một tiếng gào: “ Hãy cứu lấy các em!”4. Đó là tiếng gào thét lo lắng, thương xót vì tổ quốc, vì nhân dân và con cháu đời sau. Tiếng kêu đã chứa chan biết bao tình cảm!

Sự miêu tả trong Cố hương cũng rất lạnh lùng. :

“Thấy xa gần thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa, không nén được, lòng tôi se lại.”5Cái “buồn vắng” đó hàm chứa những tình cảm thiết tha đối với tổ quốc và nhân dân.

1 Nguyên văn: “鲁迅小说那些 慷慨激昂痛哭流涕的义声,更使我感动:使我也 努力的想到“ ‘’ ’ 我自己,教我惭愧,催我自新 。人类原是十分不完全的东西,全壁的圣人是没有的。但是 赤裸裸的解剖了给世人看,在现在这世间,可惜竟也不多了。鲁迅板着脸,专剥露别人虚 …… 伪的外套,然而我们并不以为可厌,就因为他也严格的批评自己 他的胸中燃着少年之 ‘ ’ ” 火 , 精神上 , 他是一个 老孩子 。 2 Nguyên văn: “黑漆漆的,不知是日是夜。赵家的狗又叫起来了。” 3 Nguyên văn: “我看出他话中全是毒,笑中全是刀。他们的牙齿,全是白厉厉的排着…” 4 Nguyên văn: “救救孩子……” 5 Nguyên văn: “苍黄的天底下,远近横着几个萧索的荒村,没有一些活气。我的心禁不住悲凉 起来了。”

Hay đoạn kết thúc của Con người cô độc cũng như vậy:

“Tôi bước rất gấp, như muốn thoát ra khỏi một cái gì nặng nề đang đè tôi xuống, nhưng không thể nào thoát ra được. Tai tôi như văng vẳng nghe một thanh âm ấm ức, mãi rất lâu mới bật ra thành một tiếng rống to, kéo dài như con chó sói bị thương rống lên giữa cánh đồng vắng đêm khuya, vừa thảm thiết, vừa phẫn nộ, vừa bi ai.”1

“Bỗng thấy lòng nhẹ nhõm, tôi thản nhiên bước đi trên con đường đá ướt át, dưới ánh trăng.”2

Đó là những lên án và tố cáo mãnh liệt, rất phẫn nộ và đau buồn đối với xã hội đêm tối lạnh lùng đã vây bọc những người như Ngụy Liên Thù. Đồng thời cũng bày tỏ những tình cảm xúc động phẫn nộ sẽ dâng trào một cách hồn nhiên, bất chấp mọi thứ, không lo sợ, dù là dưới ánh trăng mù mịt, trên con đường nhỏ khúc khuỷu ướt át. Đó rõ ràng chứa chan những tình cảm nóng bỏng của tác giả.

Tính trữ tình trong Tiếc thương những ngày đã mất lại càng đậm đà. Không những mở đầu và kết thúc cũng bằng giọng trữ tình rất đậm, mà còn bao phủ những không khí trữ tình từ đầu đến cuối tác phẩm. Ngoài ra, như AQ chính truyện, Thỏ và mèo, Kịch vui về đàn vịt, Hát tuồng ngày rước thần, Lễ cầu phúc, Trong quán rượu,

Một gia đình hạnh phúc v.v... cũng có tính trữ tình rất mạnh.

Ngôn ngữ truyện ngắn của Lỗ Tấn không những có tính trữ tình kín đáo, đậm đặc mà cũng giàu tính triết lý. Trong Nhật ký người điên có câu như thế này:

“Kẻ ăn thịt người thì cái gì mà không làm được. Họ đã ăn thịt em thì cũng ăn thịt anh. Cùng một bọn họ cũng có thể ăn được thịt nhau."3

Câu nói giàu triết lý đó đã nói lên rất rõ những mối quan hệ phức tạp trong xã hội người ăn thịt người đó. Trong Tiếc thương ngày đã mất có đoạn như sau:

“Đã lâu nàng không hề cầm đến sách. Nàng quên rằng mục đích thứ nhất của đời người là mưu sống. Và trên con đường mưu sống đó thì cần phải hoặc nắm tay cùng đi, hoặc một mình can đảm tiến lên. Còn như chỉ biết cầm lấy vạt áo người ta mà đi theo thì dù người kia là một chiến sĩ nữa, cũng khó mà chiến đấu cho được. Rút cục cả hai người sẽ bị tiêu diệt.”4

Đó là lời trữ tình, cũng là một tổng kết khoa học về vấn đề được gọi là “hôn nhân 1 Nguyên văn:“我快步走着,仿佛要从一种沉重的东西中冲出,但是不能够。耳朵中有什么挣 扎着,久之,久之,终于挣扎出来了,隐约像是长嗥,像一匹受伤的狼,当深夜在旷野中 嗥叫,惨伤里夹杂着愤怒和悲哀。” 2 Nguyên văn: “我的心地就轻松起来,坦然地在潮湿的石路上走,月光底下。” 3 Nguyên văn: “吃人的人,什么事做不出;他们会吃我,也会吃你,一伙里面,也会自吃。” 4 Nguyên văn: “她早已什么书也不看,已不知道人的生活的第一着是求生,向着这求生的道 路,是必须携手同行,或奋身孤往的了,倘使只知道捶着一个人的衣角,那便是虽战士也 难于战斗,只得一同灭亡。”

tự do” và “giải phóng phụ nữ” của thời đó, giàu triết lý và lô - gíc của đời sống.

Đặc điểm này trong giọng văn của Lỗ Tấn ta cũng nhìn thấy trong giọng văn của Nam Cao. Đến với sáng tác của Nam Cao chúng ta có thể thấy được, tác phẩm của ông nhiều khi viết về sự tha hóa của con người, lại có khi viết về cái xấu của con người với một thái độ lạnh lùng khách quan, chẳng hạn như khi miêu tả quá trình tha hóa của Chí Phèo (Chí Phèo), của Lộ (Tư cách mõ)... Nhưng rõ ràng là, đằng sau ngôn ngữ lạnh lùng khách quan đó là tình cảm tha thiết của nhà văn. Đó chính là sự thấu hiểu, sự cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với những số phận đáng thương. Bởi lẽ, chỉ có xuất phát từ một tình yêu thương chân thành và tha thiết thì nhà văn mới có thể đặt ra được những vấn đề lớn lao mang tính nhân bản sâu sắc như vậy. Đây cũng chính là một đặc điểm nổi bật, khẳng định thành công của Nam Cao.

Có thể khẳng định, ngôn ngữ có sự kết hợp giữa trữ tình và triết lý này được thể hiện trong truyện ngắn của Lỗ Tấn rất nổi bật và rõ ràng. Và thêm một lần nữa, chúng ta lại nhận ra sự gặp gỡ giữa Lỗ Tấn và Nam Cao. Trong các tác phẩm của Nam Cao, sự kết hợp giữa ngôn ngữ trữ tình và triết lý cũng là một đặc điểm nổi bật và phổ biến. Những câu văn theo kiểu: "Hắn đã tới cái dốc bên kia của cuộc đời. Ở những người như hắn chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đầy đọa cực nhọc mà chưa bao giờ ốm..." hay những câu văn triết lý như "Chừng nào người còn phải giật của người từng miếng ăn thì mới có ăn, chừng nào một số người còn phải giẫm lên đầu những người kia để nhô lên thì loài người còn phải xấu xa, bỉ ổi, tàn nhẫn và ích kỷ. Chất độc ở ngay trong sự sống." không chỉ xuất hiện nhiều trong Chí Phèo, Sống mòn mà còn xuất hiện rất nhiều trong các sáng tác khác của nhà văn Nam Cao.

3.3.1.2. Sự cắt giảm ngôn ngữ đối thoại

Cùng với cách tân về ngôn ngữ của người kể chuyện, việc giảm bớt lượng ngôn ngữ đối thoại cũng thể hiện sự mới mẻ trong sáng tác của Lỗ Tấn. Chúng ta đều biết, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật chiếm một tỉ lệ khá lớn trong các tiểu thuyết cổ và dường như đó chính là phương tiện ưu thế nhất trong việc thể hiện tính cách nhân vật. Nhưng đến truyện ngắn của Lỗ Tấn, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật không còn chiếm ưu thế nữa mà là việc sử dụng có dụng ý nghệ thuật, hay nói cách khác là "do lời nói mà thấy được con người". Trong khi cách mạng đến, cố Triệu và cả nhà y hoang mang lo sợ, thẽ thọt khúm núm gọi AQ - người trước đây không được nhìn nhận bao giờ là “bác Q”, đoạn đối thoại giữa cố Triệu và cả nhà y với AQ này thật là tuyệt diệu:

- Này bác Q ơi!

Cụ Cố gọi khe khẽ và có vẻ sợ sệt.

để gọi, vậy nên y cho rằng người ta còn nói chuyện gì đâu đâu ấy, chứ chẳng liên quan gì đến mình. Y cứ hát:

- Cắc... Cắc... Cắc... Tùng... Tùng... Tùng...

- Bác Q này!

- Ăn năn đà quá muộn, à...! Cậu Tú đành phải gọi thẳng: - AQ à!

Lúc đó, AQ mới dừng chân, nghếch đầu lại hỏi:

- Cái gì thế?

- Bác Q này... Độ này... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cụ Cố bỗng không biết nói gì nữa. Độ này!... Phát tài chứ?

- Vâng ạ! Phát tài hẳn chứ lỵ! Muốn gì là được nấy.

- À, à bác Q này! Bọn mình là bạn nghèo với nhau cả, thì chắc chẳng lẽ gì... Triệu Bạch Nhãn rụt rè nói, cố ý dò xem ý tứ nhà cách mạng như thế nào.

- Bạn nghèo à? Anh lại không phong lưu bằng mấy tôi ấy à?

- Vừa nói xong, AQ đã bước đi."1

Những đối thoại giữa cụ Cố, cậu Tú, Triệu Bạch Nhãn và AQ đã thể hiện được đặc trưng cá tính của nhân vật. Việc đổi "A" (anh) thành "bác" của cụ Cố đã chứng minh trước đây cụ coi thường AQ, nay AQ muốn cách mạng rồi, không thể không bày tỏ sự kính trọng đối với y. Thái độ "sợ sệt" của cụ lại phản ánh cụ Cố đã rất xao động, không biết nên làm thế nào. Việc "gọi khe khẽ" lại chứng minh cụ Cố không hiểu được tư thế của mình lúc này là thế nào. "Độ này!... Phát tài chứ?" lại hàm ý muốn dò hỏi AQ làm cách mạng có phải động chạm đến đầu ông. Rõ ràng là thái độ và hành vi của cụ cố đã thể hiện trong sự kinh hoàng ẩn giấu xảo quyệt. Việc cậu Tú gọi thẳng "AQ", là do AQ không thèm nỏi lời chào hỏi của cụ Cố nên cậu rất sốt ruột, đồng thời cũng chứng minh cậu Tú là người trẻ dễ cáu, và muốn ra oai trước mặt bố

Một phần của tài liệu So sánh văn xuôi tự sự của lỗ tấn và nam cao (Trang 100 - 103)