Vấn đề cải tạo người trí thức

Một phần của tài liệu So sánh văn xuôi tự sự của lỗ tấn và nam cao (Trang 40 - 46)

1 Tên sách tiếng Anh là: Evolution and Ethics của Thomas Henry Huxley (825-895), nhà sinh vật học người Anh, học trò của Darwin.

2.1.1.2. Vấn đề cải tạo người trí thức

Đó chính là việc chỉ ra yêu cầu tư tưởng người trí thức cần thoát khỏi tình trạng “tư tưởng trống rỗng” và “lay chuyển quyết tâm.”

Một trong những dạng trí thức mà Lỗ Tấn quan tâm là trí thức tiểu tư sản xuất hiện trong và sau phong trào Ngũ tứ. Lớp trí thức này có ưu điểm là đã tiếp thu được ít nhiều tư tưởng cách mạng, đề xướng cải cách xã hội, đòi giải phóng cá tính, thích tìm tòi cái mới, nhạy cảm với thời cuộc, hăng hái hoạt động. Tuy nhiên, ở họ cũng tồn tại không ít nhược điểm, đó là sự dễ dàng dao động, thỏa hiệp, sợ gian khó, xa rời thực tế, gặp thất bại thì bi quan chán nản. Lã Vĩ Phủ trong Trên lầu tiệm rượu, Ngụy Liên Thù trong Người cô độc, Phương Huyền Xước trong Một gia đình hạnh phúc...là những nhân vật tiêu biểu cho dạng thức nhân vật này.

từng bắt tay làm cách mạng, có trí tuệ, mang nhiều ước mơ về một tương lai xán lạn nhưng kết cục bất lực trước thực tế, trở nên bi quan và thất vọng đến mức phải thốt lên: "Tôi bây giờ không biết một cái gì hết, ngày mai đây làm gì cũng không biết, phút sắp đến cũng thế"[24; 62]. Độc giả thấy một sự đáng ngại, đáng thương và đáng tiếc đối với nhân vật này là: không những anh ta không cải biến được xã hội, mà còn bị xã hội cải biến, làm cho mất hết cả chí khí và mục đích sống. Anh trở thành kẻ tuyệt vọng thiếu dũng khí đến thảm hại mà dưới ngòi bút của Lỗ Tấn, anh còn thua kém cả những cây sơn trà, những gốc mai cố vươn lên để sống trong cảnh tuyết giá mùa đông. Cuộc đời anh cuối cùng cũng chỉ quanh quẩn vòng vèo như con ruồi, cũng chỉ làm được cái việc gõ đầu trẻ để kiếm miếng ăn.

Nhà văn trong Một gia đình hạnh phúc năm năm trước là người đã được trào lưu cách mạng văn hóa thôi thúc đi tìm tự do, phản kháng hiện thực đen tối của xã hội; nhưng sau đó, vì hạnh phúc cá nhân, vì muốn làm người chồng lý tưởng mà anh ta thôi không theo đuổi lý tưởng cao xa nữa, không còn hăng hái hoạt động nữa. Anh trở thành một kẻ "lạc lõng" giữa thời cuộc, chỉ còn biết nghĩ đến nét mặt thơ ngây cùng cặp môi đỏ thắm của người vợ trẻ. Dường như con người anh đã biến đổi, trở về với đúng bản chất của một kẻ tiểu tư sản dung tục. Với anh, tiểu thuyết Nga với sự miêu tả những hạng người dưới đáy xã hội - một hiện thực phổ biến đối với xã hội Trung Quốc bấy giờ không còn gì là hay ho nữa. Anh giờ đây chỉ còn muốn nghe và muốn nói những "yes, no, my dear"(có, không, em (anh) yêu) mà thôi. Mơ ước của anh ta ngày càng viển vông, tầm thường và tẻ nhạt. Nhưng hiện thực cuộc sống lại hoàn toàn không phù hợp với sự viển vông và tẻ nhạt đó. Nó phũ phàng hơn thế nhiều. Đôi môi đỏ thắm của người vợ trẻ trong chốc lát đã hết vẻ thanh xuân, đôi mắt trong xanh trở nên đục tối vì cuộc sống quá tàn nhẫn. Những lời âu yếm trước đây được thay vào đó bằng những cơn thịnh nộ, những cuộc cãi vã; những niềm vui sướng, đã bị thay bằng những nỗi khổ đau, dằn vặt; tiếng cười vui ngày nào đã bị thay thế bằng tiếng khóc than của số phận, ước mơ bay bổng với tình yêu đẹp chỉ có hai người bị thay thế bởi cuộc sống đầy thiếu thốn. Đó chính là bi kịch mà con người ảo tưởng đó đã phải nếm trải, chúng xuất hiện luôn luôn trong "gia đình hạnh phúc" của anh ta.

Trong Một chuyện nhỏ Lỗ Tấn cũng đã nêu ra một bài học đắt giá cho người trí thức. Người kéo xe quên cả công việc kiếm tiền của mình để cứu người. Còn người trí thức thì sao? Vì chủ nghĩa cá nhân, vì bản chất giai cấp tiểu tư sản mang tính tự kiêu nên họ không thể hiểu nổi vì sao mà người kéo xe kia có thể làm như thế. Bóng dáng của họ vì thế, bé nhỏ vô cùng trước bóng dáng của người lao động. Tuy nhiên, cái đáng quý trong tác phẩm Lỗ Tấn là ông đã để người trí thức phát hiện ra phẩm

chất cao quý kia của người kéo xe. Đó chính là một bài học lớn mà người trí thức cần học hỏi.

Một điểm nữa rất đáng chú ý là: Xã hội phong kiến với những lễ giáo hà khắc của nó đã kìm tỏa tự do hôn nhân, tự do luyến ái của con người. Hôn nhân trong xã hội phong kiến thường không bắt nguồn từ tình yêu, mà là sự xếp đặt của ông mai bà mối. Tác phẩm của Lỗ Tấn tuy chỉ có duy nhất một truyện trong tổng số 25 truyện ngắn của hai tập Gào thét Bàng hoàng viết về tình yêu là Tiếc thương những ngày đã mất nhưng qua đây, ông đã chỉ ra tầng lớp trí thức tiểu tư sản Trung Quốc đã sớm nhận thức được giá trị của tình yêu, tự do hôn nhân và có ý thức đấu tranh cho nó. Tuy nhiên, do quá ảo tưởng về một chủ nghĩa cá nhân, họ đã rơi vào bi kịch vỡ mộng đau thương. Tử Quân và Quyên Sinh trong Tiếc thương những ngày đã mất thuộc về bi kịch này. Xuất phát điểm là một tình yêu đẹp, dám bất chấp mọi lời đàm tiếu, khinh khi của thiên hạ. Họ không thiếu những mộng đẹp, những ước mơ táo bạo, nhưng cái ảo tưởng thoát ly đã đẩy họ vào bi kịch. Nguyên nhân của bi kịch ở đây là do họ đã quên đi cuộc sống thực tại trước mắt, họ chỉ biết đến hai từ "tình yêu", một thứ tình yêu có thể nói là ảo tưởng và mù quáng mà quên đi tất cả những ý nghĩa quan trọng khác của cuộc đời. Còn nhớ, nhà văn Nam Cao trong Một truyện xú-vơ- nia đã nói lên rằng, trước khi con người trao cho nhau một nụ hôn, thì phải nghĩ đến có cái gì để ăn chưa đã. Ở đây, Lỗ Tấn cũng chỉ ra một điều rất căn bản: Con người cần sống được thì tình yêu mới có chỗ dựa. Nhưng Tử Quân và Quyên Sinh dường như không hiểu được điều đó. Họ như những con thiêu thân liều mình, bất chấp hậu quả có thể xảy ra. Cuộc sống với những lo toan cơm áo gạo tiền hàng ngày đã phá vỡ mọi mộng đẹp ban đầu. Mất việc, không có gạo ăn, những bất hòa, nghi ngờ liên tiếp xuất hiện làm rạn nứt tình yêu tự do, dân chủ mà hai người vun xới. Cuối cùng, mệt mỏi vì thực tế không như họ nghĩ, và kết cục đương nhiên sẽ xảy ra: Một sự đầu hàng vô điều kiện. Quyên Sinh ra đi. Tử Quân buộc phải quay về với ông bố "tiên tri" và chết trong nỗi đau vỡ mộng. Hình ảnh con đường xám xịt và vô định trước mắt Tử Quân chính là biểu tượng của sự tuyệt vọng. Ở đây, Lỗ Tấn đã đặt nhân vật vào những thử thách có thể nói là hết sức khắc nghiệt. Bản thân họ có một tình yêu đẹp, là những xuất phát điểm khá quan trọng cho một cuộc hôn nhân bền vững. Nhưng hiện thực cuộc sống quá tàn nhẫn, làm cho khát vọng đẹp đẽ, tiến bộ của người trí thức tiểu tư sản không được giải quyết đúng hướng. Họ bị cuốn vào một cuộc sống vụn vặt, tầm thường của lợi ích cá nhân thuần túy, chưa hướng tới được mục đích lớn là giải phóng xã hội. Sự thất bại của họ chỉ đem lại nuối tiếc, khổ đau, không tìm được sự đồng cảm của mọi người xung quanh. Qua đây chúng ta có thể thấy được thái độ phê phán của Lỗ Tấn đối với lớp người này. Văn học hiện đại Trung Quốc có

những tác giả viết rất thành công về "tình yêu trong cách mạng" (革命加恋爱). Tác phẩm của họ đã thể hiện được một tình yêu đẹp, có lí tưởng của những con người tham gia trận tuyến chống kẻ thù chung của dân tộc. Lợi ích cá nhân phải gắn với lợi ích chung của cộng đồng, của dân tộc thì mới bền vững. Tử Quân và Quyên sinh đã quên điều này. Họ ảo tưởng về một thứ tình yêu vượt lên trên mọi quy luật thông thường, chỉ cần có tình yêu là sẽ có tất cả. Lỗ Tấn đã phê phán điều đó và theo ông, người trí thức tiểu tư sản cần phải thay đổi.

Ảo tưởng, xa rời thực tế đương nhiên là không thể tránh khỏi bi kịch khi đối mặt với thực tế. Nếu con người cố tình lãng quên, thoát ly cuộc sống để mơ về những gì quá viển vông thì cũng như những con người ảo tưởng kia, rồi chắc chắn cũng sẽ rơi vào bi kịch khi một lúc nào đó không thể "lãng quên", không thể "thoát ly" nữa. Nhà văn trong Một gia đình hạnh phúc thuộc về con người cố tình lãng quên những cái đang hiển hiện trong thực tại. Bản thân anh ta cũng là một dạng vỡ mộng bởi anh ta đã bưng mắt bịt tai, chối bỏ thực tại. Chúng ta thấy rằng, Tử Quân và Quyên Sinh tuy là một bi kịch đau đớn cho thứ tình yêu ảo tưởng, xa dời thực tế nhưng họ còn là biểu tượng của một cách nghĩ mới mẻ, tiến bộ. Bản thân họ ít nhiều đã dám đối mặt với cái thủ cựu của xã hội phong kiến. Còn nhà văn này thì sao? Anh không có được cái suy nghĩ, ước ao tiến bộ, tích cực mà trái lại, ru ngủ con người, kéo con người chìm đắm vào một thế giới xa lạ, tầm thường và dung tục. Sống trong không gian tù túng, ngột ngạt của miếng cơm manh áo, giữa tiếng kì kèo trả tiền củi của vợ là tiếng khóc của con, anh ta vẫn mơ về một "gia đình hạnh phúc". Từ trong quan niệm về hạnh phúc, anh đã sai lầm: hạnh phúc là ăn sung mặc sướng, là những kiểu cách cầu kỳ, xa lạ, là những: yes, no, my dear học đòi của người Tây. Tất cả đều sụp đổ, đều tan vỡ khi anh đối mặt với cơm áo, vợ con. Nhà văn ấy thường xuyên rơi vào trạng thái vỡ mộng bởi anh ta không thể tách mình ra khỏi cuộc sống ngoài kia để say sưa với thế giới ảo ảnh mà anh đang cố tạo ra. Càng đắm chìm trong ảo ảnh, nhà văn ấy càng tiến gần đến cái dung tục, cái tầm thường về đôi môi người vợ trẻ, khuôn mặt dễ thương của vợ anh 5 năm trước. Và tất yếu, sự vỡ mộng theo đó ngày một lớn.

Cũng thuộc bi kịch vỡ mộng nhưng vấn đề được xem xét ở một phương diện khác. Người trí thức tiểu tư sản đã có một lý tưởng, một hoài bão tiến bộ, vượt lên trên tư tưởng phong kiến những bi kịch của họ là sự vỡ mộng bởi không thực hiện được ước mơ. Kiểu trí thức như Tử Quân, Quyên Sinh, nhân vật nhà văn rơi vào trạng thái chán nản, đau buồn bởi tư tưởng mà họ đặt nhiều tâm huyết đã sụp đổ hoàn toàn. Nó khác với bi kịch bế tắc, quẩn quanh của trí thức tiểu tư sản như Lã Vĩ Phủ, Ngụy Liên Thù...

người trí thức tiểu tư sản như Ngụy Liên Thù, Lã Vĩ Phủ, Phương Huyền Xước... rơi vào bi kịch bế tắc mòn mỏi. Họ có khát vọng, mơ ước cải cách xã hội, mang những lý tưởng và hoài bão lớn khác hẳn những ảo mộng cá nhân tầm thường. Nhưng hiện thực cuộc sống tăm tối đã làm tiêu tan tất cả. Không tìm ra lối thoát cho những dự kiến mới mẻ, tốt đẹp mà bản thân họ biết là sẽ thay đổi tích cực đối với xã hội, người trí thức trở nên bi quan, bế tắc. Trong bi kịch này, không phải họ không vỡ mộng nhưng cái sâu xa, bản chất của nó là sự bế tắc, quẩn quanh mà càng vùng vẫy, họ càng lún sâu hơn trong thất vọng. Một Lã Vĩ Phủ trước kia từng nhổ râu thành hoàng giờ đã mụ mẫm đi, tiều tụy cả về thể xác lẫn tinh thần. Bi kịch của anh không chỉ hình thành do sự tàn khốc của chế độ xã hội, chính bản thân anh đã đẩy mình vào tình trạng ấy. Cái anh có là ước vọng đẹp đẽ, lí tưởng tươi sáng nhưng cái anh thiếu là nhiệt huyết, đường lối cách mạng. Xã hội thay đổi và cái lý tưởng kia dường như cũng nhạt nhòa dần. Lã Vĩ Phủ đã không vững vàng, kiên trì đến cùng với chí hướng, sự dao động, nản chí đã đẩy anh chìm sâu vào bi kịch. Theo thời gian, Lã Vĩ Phủ dần dần trở thành người làm cho qua chuyện thì thôi, anh đâm ra sợ sệt trước tất cả mọi người. Từ chỗ dao động đến thái độ buông xuôi, Lã Vĩ Phủ càng cố vẫy vùng để thoát ra nhưng chính thái độ của anh trước thực tại và vòng xoáy thực tại đã kéo anh xuống sâu hơn. Bi kịch lớn nhất là ở chỗ anh tự nhận thức được sự bất lực của mình, tự ý thức rằng cuộc sống là ngột ngạt, tù túng mà không có cách nào thoát ra. Đó chính là nỗi đau lớn nhất của con người. Anh nhớ về hồi còn bé, nhìn thấy con ong hay con ruồi đang đậu, hễ có cái gì làm kinh động, là bay vù đi; bay quành được một vòng bé tị, lại trở lại đậu vào chỗ cũ, mình cho đáng buồn cười và đáng thương hại. Không ngờ chính mình bây giờ cũng như chúng nó: vừa bay được một vòng bé tị, đã quay trở lại. Lời tự bạch của Lã Vĩ Phủ như một sự thỏa hiệp, đầu hàng thực tế và cam chịu trong một vòng quẩn quanh của kiếp người. Tương lai vô định bởi chính anh bây giờ cũng không biết một cái gì nữa hết. Ngày mai sẽ ra sao, anh cũng không có dự định gì. Cái dự định sáng láng mà anh đã ấp ủ "chết non" ngay từ khi mới hình thành và bản thân Vĩ Phủ cũng chết dần chết mòn trong sự tù túng. Ở đây, nhân vật Lã Vĩ Phủ đã gặp các nhân vật của Nam Cao như Hộ, như Điền, Thứ. Họ đều là những người trí thức luôn phải đấu tranh giữa hoài bão và hiện thực cuộc sống. Những cuộc đấu tranh tư tưởng diễn ra thường xuyên song kết quả cuối cùng vẫn là sự bế tắc. Tuy nhiên, ở Hộ, Thứ của Nam Cao, bi kịch bế tắc mòn mỏi ấy là kết quả của mâu thuẫn giữa cuộc sống cơm áo cơ cực, khốn cùng và lẽ sống tình thương, tâm huyết nghệ thuật. Còn Lã Vĩ Phủ rơi vào bế tắc do nguyên nhân bên trong, nội tại của anh ta là chủ yếu. Cái bế tắc ấy bất nguồn từ sự bất lực, dao động của chính Lã Vĩ Phủ với cuộc sống. Buông xuôi dù nhận ra bi kịch của mình, không kiên quyết vững

vàng với những gì mình đã ấp ủ kéo anh chìm xuống tận cùng nỗi bế tắc.

Một dạng khác của sự bế tắc trong tư tưởng là loại nhân vật tự tách mình ra khỏi cuộc sống để sống cô độc, kì quái trong mắt mọi người. Bản thân Ngụy Liên Thù là một trí thức Tây học, đã được đi du học và có những chủ trương cải cách xã hội. Tuy nhiên, kết cục anh vẫn chỉ là một kẻ cô độc, một người thừa trong cộng đồng. Đó là một sự đáng thương đối với con người khi họ đã "ngộ" ra một điều gì đó để có thể thay đổi cuộc sống, có thể cứu được chính mình nhưng rốt cục chẳng làm được gì. Trong bi kịch của Ngụy Liên Thù có biểu hiện cao độ của trạng thái cô đơn, cô đơn từ một phía, nghĩa là không tìm được sự đồng cảm từ kẻ khác. Ngụy Liên Thù đã tự kéo kén gói mình vào trong, một mình gặm nhấm sự thất bại của mình, vì thế đã bế tắc lại càng bế tắc. Sự bất lực thể hiện rõ nhất ở cái nhìn của anh vào lớp trẻ: anh hi vọng vào trẻ con bởi chúng không có tính xấu như của người lớn. Đây là tư tưởng

Một phần của tài liệu So sánh văn xuôi tự sự của lỗ tấn và nam cao (Trang 40 - 46)