Nguyên văn: 结构,也叫布局 ,指作品的 组织方式和内部 构造 。

Một phần của tài liệu So sánh văn xuôi tự sự của lỗ tấn và nam cao (Trang 74 - 79)

thể hiện chủ đề. Kết cấu thường bao gồm sự miêu tả, trữ tình, nghị luận v.v... những tác phẩm tự sự, còn có nhân vật, sự kiện và môi trường sống của nhân vật v.v... Những nội dung phức tạp đó, phải qua sự tổ chức của tác giả mới có thể vẽ thành một bức tranh nghệ thuật hoàn chỉnh. Vì thế, kết cấu có ý nghĩa quan trọng trong tác phẩm văn học. Không có kết cấu, nội dung của tác phẩm văn học không thể tổ chức lại, cũng không thể thể hiện theo ý tưởng của nhà văn. Việc lược bớt những tư liệu cần viết, những tư liệu không cần viết; những gì phải viết chi tiết, những gì phải viết giản lược; những nhân vật và sự kiện nào là chủ yếu và phải viết nổi bật, những nhân vật và sự kiện nào không quan trọng và có thể đặt nó trong một vị trí không quan trọng; toàn bộ tác phẩm có thể chia ra những bộ phận nào, cái nào xếp trước và cái nào xếp sau cùng... Tóm lại, việc liên kết các phần của tác phẩm thành một tổng thể hoàn chỉnh và thống nhất, đều phải tiến hành suy nghĩ và sắp xếp trong quá trình sáng tác. Kết cấu không phải là một công việc mang tính kỹ thuật thuần túy, nó gắn bó nội dung và tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Nói cách khác, nó không những phải phù hợp với nhu cầu tác giả xây dựng hình tượng, thể hiện cả cấu tứ nghệ thuật của chủ đề, mà còn phải phù hợp tính quy luật cuộc sống khách quan.

Kết hợp tình tiết –- đầu mối phát triển của thời gian và những địa điểm – phạm trù của không gian lại, làm cho tác phẩm thành một nghệ thuật chỉnh thể toàn vẹn, đó chính là yêu cầu của nghệ thuật kết cấu. Trong một tác phẩm, tác giả có thể nhấn mạnh về mặt tình tiết, cũng có thể nhấn mạnh về địa điểm, hoặc nhấn mạnh cả hai, kết hợp cả hai để suy nghĩ.

Truyện ngắn của Lỗ Tấn, về mặt bố cục và kết cấu cũng tương đối đa dạng, độc đáo. Để tiện cho phân tích, chúng tôi chia thành mấy loại như sau:

Một là, lấy tình tiết làm chính để sắp xếp kết cấu. Trong loại tác phẩm này, sự phát sinh, phát triển và kết thúc của truyện đều chung một địa điểm. Ví dụ như Nhật ký người điên, toàn bộ tác phẩm có 13 đoạn, đoạn thứ nhất viết về “người điên” bắt đầu tỉnh giấc; đoạn hai và đoạn ba viết về nguyên nhân “sợ” của “người điên”, vạch trần bản chất “ăn thịt người” của xã hội cũ; đoạn bốn, năm, sáu viết về những sự nhận thức của “người điên” đối với xã hội cũ; đoạn bẩy, tám, chín, mười, tình tiết phát triển dần đến cao trào, “người điên” tiến hành đấu tranh thuyết phục ông anh, thất bại, nêu ra cảnh cáo; đoạn mười một và mười hai viết về việc sau khi đấu tranh với ông anh thất bại, “người điên” tự kiểm điểm mình; đoạn mười ba lấy tiếng kêu gọi “Hãy cứu lấy các em” của “người điên” kết thúc. Hạt nhân của cốt truyện là cuộc đấu tranh và mâu thuẫn giữa “người điên” và xã hội cũ ăn thịt người đại diện là những người như nhân vật ông anh, Triệu Quý Ông v.v... câu chuyện phát sinh, phát triển và kết thúc đều trong nhà “người điên”, trong đó có đoạn hai “người điên” ra

phố, đoạn này có tác dụng không lớn đối với kết cấu. Thứ hai là lấy địa điểm làm chính để sắp xếp kết cấu.

Ví dụ như Khổng Ất Kỷ thì chỉ viết về một địa điểm. Mở đầu truyện đã miêu tả tỉ mỉ cách bố trí của một quán rượu trong Lỗ Trấn, cung cấp một sân khấu cho nhân vật hoạt động. Phần chính của truyện viết về những thể hiện của Khổng Ất Kỷ uống rượu ở ngoài cái quầy to, hình thước thợ, ngoảnh ra đường cái, khắc họa tính cách của Khổng Ất Kỷ. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng cho thấy những từng trải quan trọng trong cuộc đời Khổng Ất Kỷ: có đi học nhưng thi mãi không đỗ, cuộc sống túng quẫn, đôi khi bác ta phải giở ngón xoáy, vào nhà cụ Cử Đinh ăn cắp, bị đánh què chân, đó đều là những truyện có liên quan tới vận mệnh của Khổng Ất Kỷ, chỉ bằng cách miêu tả đan xen chứ không miêu tả trực tiếp. Cái chết của Khổng Ất Kỷ cũng không được miêu tả trực tiếp, chỉ ở hai đoạn cuối của truyện nói lâu không thấy bác ta đến, tỏ rõ Khổng Ất Kỷ đã chết thật rồi. Truyện này chỉ có khoảng 2000 chữ, không có sức hấp dẫn của cốt truyện, do sự sắp xếp kết cấu một cách tinh xảo nhưng nội dung thể hiện lại rất lớn, tính cách nhân vật rất rõ rệt, ý nghĩ tư tưởng thể hiện rất sâu sắc.

Bối cảnh của Một gia đình hạnh phúc là căn phòng của “nhà văn” trẻ. Nhà văn này đang cấu tứ một tiểu thuyết với nhan đề là Một gia đình hạnh phúc. Trong quá trình “cấu tứ”, anh ta liên tiếp bị quấy rầy bởi những việc nhỏ nhặt của gia đình, cuối cùng không thể hoàn thành. Lỗ Tấn vận dụng những kỹ thuật cắt nối biên tập rất tinh xảo, đan xen vào nhau hai mặt ảo tưởng và hiện thực, nói rõ ý muốn ảo tưởng của người trí thức luôn bị vỡ tan trước hiện thực khắc nghiệt lạnh lùng.

Trong quán rượu chỉ viết về cảnh “tôi” và Lã Vĩ Phủ - một bạn lâu năm không gặp bất ngờ gặp gỡ và cùng uống rượu trong quán rượu. Trong quá trình uống rượu và trò chuyện, Lã Vĩ Phủ tự thuật những từng trải của mình trong mười năm qua và vì nhận lời mẹ mà đang làm hai việc buồn chán, do đó lại dẫn ra câu chuyện bi kịch của con cái người chở thuyền tên là Thuận và người chồng chưa cưới của cô ta. Như vậy, tuy chỉ viết duy nhất một cảnh, nhưng tác phẩm đã khắc họa hình tượng một người trí thức từng giác ngộ, về sau biến thành một người tiêu cực, thỏa hiệp với xã hội cũ hoàn toàn. Kiểu kết cấu độc đáo từ câu chuyện lớn dẫn đến câu chuyện nhỏ này khiến tác phẩm bao hàm nội dụng xã hội sâu rộng hơn.

Như vậy có thể thấy, chỉ cần tác giả xử lý cốt truyện một cách tài tình, truyện ngắn cũng có thể chứa được nội dung cuộc sống rất phong phú.

Thứ ba là sự sắp xếp kết cấu kết hợp giữa địa điểm và tình tiết, địa điểm thay đổi, biểu thị cốt truyện phát triển, mà cốt truyện phát triển thì cảnh cũng thay đổi theo, giống như kịch sân khấu.

Trong Ngày mai, tác giả chia truyện thành ba bộ phận bằng hàng trống: phần thứ nhất, khuya đêm những đối thoại giữa Củng mũi đỏ và Năm da chàm dẫn sang chuyện nhà hàng xóm chị Tư Thiền đang lo cơn ốm; phần hai viết về chi Tư ôm con đến nhà cụ Hồ Tiểu nhờ cụ bắt mạch, trên đường về bị Năm da chàm bắt nạt, xế trưa không lâu, thằng Báu chết; phần ba viết về tình hình sau khi thằng Báu chết. Cốt truyện phát triển và kết thúc theo sự thay đổi của bối cảnh, sự kết hợp đầu mối phát triển của thời gian và và không gian sắp xếp kết cấu, đã phản ánh những cảnh ngộ bi thảm của phụ nữ lao động trong xã hội cũ.

Nếu như kết cấu của Ngày mai sử dụng những kỹ xảo hơi đơn giản trên phương diện xây dựng nhân vật và thể hiện chủ đề thì Cao lão phu tửHuynh đệ đã có khác. Cao lão phu tử chia bốn phần, những địa điểm được miêu tả có: trong phòng của Cao lão phu tử, phòng giáo sư của trường Nữ học Hiền Lương, vườn thực vật, học đường, nhà Hoàng Tam. Cốt truyện phát triển theo sự thay đổi địa điểm. Tác giả sắp xếp kết cấu này với ý đồ: so sánh hai bộ mặt bên ngoài và bên trong, thật và giả của nhân vật chính, từ đó vạch trần tâm hồn xấu xa của người lưu manh văn hóa này.

Huynh đệ có bốn phần, bốn địa điểm: phần một viết về việc “không có tâm tư ích kỷ” của Trương Bái Quân; phần hai viết về đặc điểm này của anh ta, đồng thời nhắc qua dự định của anh ta; phần ba cắt nối lại cảnh mộng của Trương Bái Quân và những cảnh trước mắt anh ta, vạch trần tâm lý rất ích kỷ của nhân vật này; phần bốn mọi người khen ngợi anh ta “người anh em hòa mục tương thân ”. Kết cấu như thế đã làm so sánh rất rõ rệt giữa những hành vi trước mặt công chúng của nhân vật và những suy nghĩ từ trong tâm hồn nhân vật, từ đó dựng nên một hình tượng ngụy quân tử Trương Bái Quân.

Kết cấu của Lễ cầu phúc càng có đặc sắc riêng. Có thể nói, sự kết hợp thay đổi ngôi nhân xưng và thủ pháp kết cấu đảo ngược đã khiến cho truyện ngắn mang một phong cách riêng. Những cảnh ngộ chính trong cuộc đời thím Tường Lâm là: hơn hai mươi tuổi được gả cho một người đàn ông ở Vệ Gia Sơn kém thím những mười tuổi. Sau khi chồng chết, thím bỏ nhà trốn đi làm thuê ở Lỗ Trấn, bị mẹ chồng bắt cóc về gả cho Hạ Gia Úc. Người chồng này biết làm ăn, có một căn nhà riêng, không lâu đẻ một thằng con trai, có thể nói đó là may mắn trong khi không may. Nhưng số phận nhiều thay đổi, ông chồng lại chết, thằng con lại bị sói tha mất. Bất đắc dĩ, thím lại phải đến Lỗ Trấn ở thuê. Nhưng truyện ngắn không hề trực tiếp miêu tả những cảnh ngộ trên. Được miêu tả trực tiếp là cuộc sống ở nhà ông Tư Lỗ Trấn, còn đối với những cảnh ngộ bất hạnh chỉ nói qua bằng trần thuật đơn giản hoặc đối thoại. Do vậy, tác phẩm đã cắt nối lại những cảnh ngộ trước mặt và cảnh ngộ quá khứ của nhân vật một cách khéo léo. Sự kết hợp và cắt nối những thay đổi nhân xưng, kết cấu đảo

ngược thời gian đã khiến kết cấu của tác phẩm này nhiều thay đổi, chặt chẽ và nhiều vẻ nhiều kiểu.

Lỗ Tấn đã kết hợp sự cắt nối tình tiết và bố cục không gian một cách khéo léo, khiến cho tác phẩm của ông có hình thức kết cấu phong phú đa dạng.

Kết cấu đảo ngược

Kết cấu đảo ngược là một thủ pháp của sáng tác văn học. Đó là kiểu kết cấu không tuân theo thứ tự trước sau của thời gian, nêu ra những tình tiết hoặc kết cục phát sinh sau cùng, rồi mới quay trở về trần thuật những tình tiết phát sinh trước. Lễ cầu phúc là một truyện ngắn tiêu biểu cho lối kết cấu này của Lỗ Tấn.

Trong Lễ cầu phúc, qua cảm nhận mắt thấy tai nghe của nhân vật xưng "tôi", cái chết của thím Tường Lâm được đưa lên đầu truyện, sau đó mới quay về trần thuật những cảnh ngộ bi thảm của đời thím. Lối viết này ngay từ đầu đã khiến độc giả bị rung động về tình cảm mãnh liệt, tạo ra một không khí bi kịch nặng nề, đồng thời tạo ra được một sự thấp thỏm rất tài tình, khiến độc giả rất muốn biết: thím Tường Lâm là một người như thế nào? Sao thím lại rơi vào cảnh ngộ thế này? Vì sao trước khi chết, thím Tường Lâm lại muốn hỏi về việc có linh hồn hay không? Sao thím đã chết rồi ông Tư họ Lỗ vẫn mắng thím là "đồ khốn kiếp"? Mở đầu câu chuyện như vậy đã gây sức hút để độc giả muốn đọc thẳng một mạch, có một hiệu quả nghệ thuật rõ rệt. Tuy nhiên, khi từ kết cấu đảo ngược chuyển vào kết cấu thứ tự, tác giả dùng câu: "Tuy thế, những mẩu chuyện rời rạc mà tai đã nghe, mắt đã thấy về quãng đời trước kia của thím lại chắp nối và hiện lên trong ký ức tôi". Câu này không chỉ được dùng để làm "câu quá độ", mà còn là câu phân đoạn, đồng thời miêu tả lại cảnh của cầu phúc và khiến những cảm nhận của "tôi" ở đoạn cuối của tác phẩm, với mở đầu khớp nhau. Như vậy kết cấu đảo ngược và kết cấu thứ tự có mối liên hệ rất chặt chẽ và rất tự nhiên, kết cấu của toàn bộ tác phẩm rõ ràng, giản dị, có thể thấy được tư duy và cách cấu tứ tài tình, độc đáo của tác giả.

Mở đầu Lễ cầu phúc, những cảm nhận của "tôi" đã chỉ ra nông thôn Trung Quốc sau cách mạng Tân Hợi vẫn bị tư tưởng phong kiến khống chế, vẫn bị giai cấp địa chủ thống trị, cái chết bi thảm của thím Tường Lâm đã xảy ra trong môi trường đó. Những tiếng chúc phúc và cái chết lặng lẽ của thím đã hình thành một so sánh rất rõ rệt, đã tăng thêm không khí bi kịch nặng nề, làm nổi bật lên tính bi kịch cảnh ngộ của thím, đạt được mục đích viết văn để vạch trần những tội ác của chế độ phong kiến. Ngoài ra, kết cấu đảo ngược còn được thể hiện qua cái nhìn của nhân vật “tôi” khi miêu tả một nhân vật tiêu biểu của giai cấp địa chủ phản động, tuân theo học thuyết Tống Nho và đạo Khổng Mạch, tự giác duy trì chế độ phong kiến và lễ giáo phong kiến. Ông Tư nghe nói thím Tường Lâm chết giữa lúc cầu phúc, rồi mắng to

lên "Không nhè lúc nào, lại nhè ngay vào giữa lúc này! Rõ là đồ khốn khiếp!"1 Do vậy đã nổi bật lên những mâu thuẫn giai cấp gay gắt giữa ông Tư và thím Tường Lâm, biểu hiện chủ đề chống phong kiến một cách mạnh mẽ.

Lối kết cấu đảo ngược của Lễ cầu phúc có thể gọi là mẫu mực của sự thống nhất hoàn mỹ giữa nội dung và hình thức.

Quả là kết cấu của tác phẩm Lỗ Tấn vô cùng mới mẻ. Nếu như trong tiểu thuyết cổ, người đọc quen với lối kể chuyện tuần tự theo thời gian thì ở đây, tác phẩm được kết cấu đảo ngược so với trật tự hiện hành. Cách đảo ngược kết cấu như vậy đã có tác dụng kích thích độc giả đi tìm căn nguyên của nó, làm cho câu chuyện hấp dẫn và mới mẻ hơn rất nhiều. Đúng như Lê Huy Tiêu khẳng định: "kết cấu đảo ngược trong

Lễ cầu phúc là rất mới mẻ với văn học cổ Trung Quốc"[98; 65].

Đối với sức hấp dẫn của một cây bút tiểu thuyết, ngoài vấn đề về độ sâu sắc của tư tưởng ra thì việc đặt vấn đề như thế nào cũng hết sức quan trọng. M.Gorki từng nói: khó nhất là mở đầu, mở đầu có thể gợi mở cho người ta dự đoán được kết thúc, cũng giống như âm nhạc, giai điệu của toàn bản nhạc đều do những nốt nhạc mở đầu tạo nên. Lỗ Tấn cũng là một nhà văn coi trọng mở đầu của câu chuyện. Thuốc AQ chính truyện là những tác phẩm thể hiện rất rõ điều này. Mở đầu truyện Thuốc là cảnh nửa đêm về sáng của một đêm mùa thu, trong căn nhà tối tăm có một ngọn đèn dầu tù mù. Đó là không khí ảm đạm bao phủ lên câu chuyện, tạo nên một âm điệu bi kịch của toàn truyện. Ngược lại, mở đầu AQ chính truyện lại là những nghị luận khôi hài, châm biếm. Chất khôi hài châm biếm này đã là âm điệu chính của toàn tác phẩm.

Như vậy, qua việc tìm hiểu các yếu tố như mở đầu, kết thúc truyện đã giúp người đọc có được một cái nhìn tương đối trọn vẹn về kết cấu "hiện đại" mà vẫn giữ được tính dân tộc trong truyện ngắn Lỗ Tấn. Nó được thể hiện rất rõ ở kết thúc bi kịch của AQ chính truyện, một nét mới lạ so với quan niệm nhân văn truyền thống thường có kết thúc có hậu.

Mở đầu hoặc kết thúc bằng nghị luận

Đây cũng là một nét rất riêng trong sáng tác của Lỗ Tấn. Khảo sát các tác phẩm trong Gào thétBàng hoàng có rất nhiều tác phẩm được mở đầu và kết thúc bằng nghị luận hay một câu hỏi, một lời kêu gọi. Chúng tôi thống kê được trong hai tập

Gào thétBàng hoàng (Xin xem Phụ lục 2).

Có thể thấy, AQ chính truyện là một trong những tác phẩm thể hiện rất rõ nét lối

Một phần của tài liệu So sánh văn xuôi tự sự của lỗ tấn và nam cao (Trang 74 - 79)