Cốt truyện và kết cấu của văn xuôi tự sự Nam Cao

Một phần của tài liệu So sánh văn xuôi tự sự của lỗ tấn và nam cao (Trang 83 - 91)

1 Nguyên văn: “还有润土,他每到我家来时,总问起你,很想见你一回面。我已经将你到家

3.1.2. Cốt truyện và kết cấu của văn xuôi tự sự Nam Cao

Nói đến một tác phẩm văn học là nói đến sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau như sự kiện, nhân vật, ngôn ngữ, cảm xúc… Nhà văn trong quá trình sáng tạo ra tác phẩm của mình đã sắp xếp, tổ chức các yếu tố, các bộ phận khác nhau đó theo một hệ thống, một trật tự nhất định, gọi là kết cấu. Bởi vậy, như trên đã khẳng định, kết cấu đóng vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và xây dựng một tác phẩm cũng như trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác giả. Và lịch sử phát triển của thể loại tiểu thuyết đã trải qua nhiều kiểu kết cấu khác nhau như kết cấu theo trình tự thời gian, kết cấu theo quy luật tâm lý, kết cấu đơn tuyến, kết cấu đa tuyến... Chúng tôi liệt kê cốt truyện của một số truyện ngắn Nam Cao (Xin xem Phụ lục 3).

Là nhà văn hiện đại bậc nhất của nền văn xuôi hiện thực Việt Nam trước cách mạng, kết cấu tác phẩm tự sự của Nam Cao cũng hết sức mới lạ, thể hiện ở một vài kiểu kết cấu khác nhau. Nam Cao là nhà văn có biệt tài trong việc tạo dựng tình huống, sắp xếp các sự kiện một cách hợp lý để biến chúng thành phương tiện thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Ở cấp độ hình tượng, Nam Cao không xây dựng nhân vật theo kiểu tương phản thiện - ác, chính - tà. Với quan niệm hiện thực trong tác phẩm văn học là hiện thực sát gần với đời sống, tiểu thuyết như hiện thực đời sống, hơn nữa, trong quan niệm của Nam Cao, thế giới nội tâm của con người là cực kỳ phong phú, phức tạp, đa dạng, Nam Cao không xây dựng kiểu con người hoàn hảo. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nam Cao được xây dựng theo kiểu các nhân vật bổ sung nhau, hỗ trợ nhau để làm nổi bật hiện thực đời sống. Với việc dùng kết cấu như một phương tiện để khai thác hiện thực, tiểu thuyết của Nam Cao đã đạt được những cách tân mới mẻ, độc đáo.

Kết cấu lắp ghép và kết cấu mở

Trong tiểu thuyết của Nam Cao, ông thường tổ chức các sự kiện dưới sự chỉ đạo của tư tưởng của nhà văn. Với cách tiếp cận hiện thực sát gần với đời sống, tiểu thuyết như hiện thực đời sống và thế giới nội tâm của con người là vô cùng phức tạp.

1 Nguyên văn: 现在我的母亲提到了他,我这儿时的记忆,忽而全部闪电似的苏生过来,似乎看到了我的美丽的故乡了。我应声说: 看到了我的美丽的故乡了。我应声说:

Chính vì thế, kết cấu tiểu thuyết của Nam Cao cũng rất gần gũi với hiện thực cuộc sống. Đó là sự mới mẻ của Nam Cao trong kết cấu truyện ngắn và tiểu thuyết. Chúng ta biết rằng, trong truyện cổ, tác phẩm thường được kết cấu xung quanh một xung đột nào đó. Ngay cả trong tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan cũng vậy, ở tác phẩm của họ là kiểu kết cấu giàu kịch tích. Ở Nam Cao khác hẳn. Ở tác phẩm của ông phổ biến nhất là kiểu kết cấu lắp ghép với sự liên hệ giữa các nhân vật tạo nên mạch ngầm cho tác phẩm, tiêu biểu như Sống mòn, Truyện người hàng xóm. Người viết thống kê trong 42 tác phẩm theo Nam Cao - truyện ngắn tuyển chọn như sau:

Chúng tôi chú ý đến kết cấu trong Sống mòn. Sống mòn là tiểu thuyết phác họa một cách chân thực, rõ nét cuộc sống mòn mỏi, bế tắc cả về vật chất lẫn tinh thần của tầng lớp trí thức tiểu tư sản trước Cách mạng tháng Tám. Những mòn mỏi, bế tắc này hiện lên sinh động qua kiểu kết cấu tâm lý của tác phẩm. Kết cấu tâm lý giúp Nam Cao đi sâu vào những biến động tinh vi, đời sống nội tâm của Thứ cũng như bi kịch tinh thần của cả giới trí thức nghèo trong cuộc đời tù túng, chật hẹp, bị áo cơm ghì sát đất.

Sống mòn không phải là một tiểu thuyết bộn bề sự kiện, biến cố mà tập trung miêu tả cuộc sống tinh thần của Thứ trước các sự kiện ấy. Có thể nói Sống mòn là chặng đường mà Thứ từ một chàng trai trẻ tuổi đầy mơ mộng, đầy hoài bão, hăm hở sống, hăm hở phấn đấu “Còn chút thì giờ thừa nào, y học rất chăm. Y đợi một dịp may mắn để có thể xin xuống làm bồi tàu để đi sang Pháp. Y sẽ sang đấy, để nhìn rộng, biết xa hơn để tìm cách học thêm. (...) Tạng người y không cho y cầm súng, cầm gươm. Y sẽ cầm bút mà chiến đấu…” trở thành một Thứ “nhu nhược quá”, “hèn yếu quá”, buông xuôi, “không bao giờ cưỡng lại”, “chỉ để mặc con tàu mang đi”. Trong chặng đường ấy, những gương mặt dù có tác động trực tiếp, quan trọng đến cuộc đời Thứ hay chỉ là thoáng qua đều được nhìn qua con mắt, cảm nhận, qua trăn trở, suy nghĩ của y. Những tính toán của Oanh, Đích, những phản ứng quyết liệt của San, thứ tình yêu chân chất, bộc trực của Mô – Hà, hay cuộc sống nghèo đói của gia đình Thứ thấp thoáng sau ba lần về quê… đều đi liền với diễn biến tâm trạng, đi liền với những nhìn nhận, đánh giá của y. Kết cấu tâm lý khiến Sống mòn phác hoạ thành công không chỉ cuộc sống mòn mỏi, ngày càng đen tối của tầng lớp trí thức tiểu tư sản nghèo mà còn nhấn mạnh sự “chết mòn” của họ về tinh thần, trí tuệ. Sống mòn đã vẽ lên cụ thể bi kịch của Thứ, từ một người đầy lí tưởng, muốn sống có ích hơn cho xã hội, muốn thể hiện những khát vọng tốt đẹp lại bị tống về xó nhà quê ăn bám vợ, trở thành ích kỉ, nhỏ nhen, sĩ diện hão; từ một người muốn lấy tình thương để đối xử với người khác lại có lúc mong người bạn - người anh họ của mình chết để được cả cái trường y đang dạy... Kết cấu tâm lý vì thế không những giúp chủ đề tư tưởng của

tác phẩm hiện lên đặc sắc mà còn góp phần quan trọng vào việc thể hiện thành công tính cách nhân vật.

Một điều rất dễ nhận ra là Nam Cao thường tạo ra kiểu kết cấu lắp ghép: nghĩa là tạo ra nhiều không gian khác nhau, lồng vào nhau trong một trục không gian chính của tác phẩm. Rõ ràng là, với kiểu tổ chức như vậy, tác phẩm có được sự phóng túng mà chặt chẽ, tư tưởng chủ đề của tác phẩm được thấm sâu đến từng chi tiết của tác phẩm, đồng thời làm nổi bật tâm lý, tính cách của nhân vật, tạo nên những mạch liên hệ ngầm để toàn bộ tác phẩm là một chỉnh thể nghệ thuật. Đặc trưng của kiểu kết cấu lắp ghép là các mối liên hệ ở các thời đại, các thế hệ có điều kiện được bộc lộ một cách rõ ràng hơn. Chính vì đặc trưng đó, hầu hết các tác phẩm có dung lượng lớn của Nam Cao đều được nhà văn sử dụng kiểu kết cấu lắp ghép. Chí Phèo, Nửa đêm, Sống mòn, Truyện người hàng xóm, Tư cách mõ là những tác phẩm tiêu biểu cho loại kết cấu này.

Trước hết, tiểu thuyết Sống mòn được tạo ra bằng vô số các mảnh lắp ghép. Ở đó có cuộc sống mòn ra, rỉ đi của các giáo khổ trường tư, có cuộc sống của dân nghèo ngoại ô, bên cạnh cái trường tư thục đó tồn tại, có cuộc sống của gia đình ông Học, bà em, vợ chồng anh xe, có cuộc sống của Hà, Mô, con sen xung quanh cái máy nước... Ngoài ra, tác phẩm cũng làm nổi bật cuộc sống ở nông thôn qua cảnh nghèo của gia đình Thứ, một gia đình đông con với bà cụ già cả đời chưa bao giờ biết ăn no, người mẹ suốt đời ca cẩm, rên rỉ, người cha bất đắc chí, đàn em đói và người vợ hóp người đi vì lo lắng... Là gia đình Đích, gia đình San... Bấy nhiêu đó làm nổi bật lên một xã hội cùng quẫn, đói khổ, một cuộc sống mù xám, tăm tối đang oằn oại trong bể lầm than. Họ có khi là người thân của Thứ, có khi là người quen, nhưng cũng có khi lại là những người chẳng có quan hệ chặt chẽ gì với Thứ. Tuy nhiên, đặt trong mối quan hệ của mạch ngầm của tác phẩm, các nhân vật với cuộc sống muôn màu muôn vẻ của nó đã có tác dụng làm nổi bật một bức tranh xã hội rộng lớn. Đó là xã hội trong tình trạng chết mòn thê thảm mà mỗi con người lại là một cảnh ngộ sống mòn riêng nhưng lại vẫn không ngừng đay nghiến nhau, đố kị nhau, ganh ghét nhau để làm khổ thân nhau.

Trong Sống mòn, những bi kịch không có lối thoát của Thứ đã thể hiện rất rõ qua kết cấu vòng tròn - một vòng tròn luẩn quẩn. Chúng ta thấy được rất rõ những chuyện ghen tuông, những nghèo túng, đố kị, tự ái và những chuyện thèm đi để đổi đời một cách cháy bỏng của nhân vật. Đọc Sống mòn, những ai mới tiếp xúc lần đầu đều dễ cảm thấy uể oải, chán chường bởi các tình huống tương tự như nhau, những ghen tuông, tự ái, nhỏ nhen cứ trở đi trở lại như cuộc sống nghèo khổ của Thứ, của San, của gia đình Thứ, gia đình Mô; những ghen tuông của Thứ với Liên; những ghen tị nhiều lúc đến thành ích kỉ, độc ác của Thứ với Oanh, Đích; những hi vọng le

lói rồi nhanh chóng trở thành thất vọng tràn trề,... Quanh quẩn bởi vòng tròn đó, với những đoạn độc thoại nội tâm dài, Sống mòn khiến người đọc như được nếm trải cụ thể cái không khí ngột ngạt, bức bối, khó chịu mà nhân vật đang sống. Kiểu kết cấu này khiến những bế tắc trở nên đậm đặc hơn, thể hiện đầy đủ hơn tư tưởng của tác giả.

Có thể thấy qua Sống mòn, kết cấu lắp ghép đã có tác dụng rất lớn trong việc thể hiện một hiện thực cuộc sống tuy chỉ vài nhân vật nhưng đã tạo thành một bức tranh cuộc sống rộng lớn. Mỗi nhân vật, mỗi cuộc đời, mỗi số phận ghép lại với nhau tạo thành một thế giới đa dạng trong thống nhất. Mỗi một số phận sống mòn là một phần tử của thế giới sống mòn vô cùng phong phú. Nam Cao thường tạo ra kiểu kết cấu lắp ghép ở nhiều bộ phận, nhiều mảnh đời để cùng soi chiếu cho nhau. Bên cạnh đó nhà văn vẫn còn chú ý lồng ghép, xen kẽ nhiều vấn đề của mỗi cá nhân nhưng có âm vang của hiện thực đời sống. Bên trong mối quan hệ giữa con người với con người làm nên cái thế giới mòn mỏi, tù túng, bế tắc ấy, Nam Cao chú ý đi vào những mảng đối lập nhau mà có sức soi chiếu cả cuộc sống của mỗi người. Đó là những mâu thuẫn giữa ước mơ và hiện thực; giữa khát khao vươn lên sống có ý nghĩa, sống có ích với những dục vọng phàm tục, thấp hèn; giữa một chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc, thấm thía với lối sống nhỏ nhen, ích kỷ, hẹp hòi.

Bên cạnh lối kết cấu lắp ghép mà chúng tôi vừa phân tích trên đây, kết cấu mở cũng là một trong những đặc trưng của tiểu thuyết và truyện ngắn của Nam Cao. Kết cấu mở là kiểu kết cấu mà về hình thức tác phẩm đã kết thúc nhưng vấn đề cơ bản mà tác phẩm đặt ra vẫn còn để ngỏ. Với cách kết cấu này, truyện của Nam Cao thường không đóng khung lại, không đặt dấu chấm hết. Nghĩa là người đọc không thể là những kẻ lười biếng mà cần phải suy nghĩ, phán đoán, đi theo cùng nhân vật để đoán định về số phận của họ. Độc giả của Nam Cao vì thế, là những người đồng sáng tạo rất xuất sắc. Bản chất của cuộc sống là luôn chảy trôi và số phận cũng như những vấn đề trong cuộc sống của các nhân vật vẫn đang ở phía trước. Sống mòn khép lại nhưng sự chết mòn của tất cả các nhân vật vẫn hiển hiện. Một sự kiện Hà Nội có báo động với âm hưởng của tiếng còi báo hiệu chẳng có tác dụng gì nhiều mà chỉ làm rõ thêm cái cuộc sống vốn đã chật vật, khổ sở của mỗi người. Đặc biệt là với Thứ, nó đã khiến anh từ một ông giáo, tuy là "giáo khổ trường tư" biến thành một anh chàng không công ăn việc làm; từ một người con thoát li quê hương ra thành phố kiếm tiền nuôi cả nhà bị ném trả trở về quê nhà, ăn bám vợ. Rõ ràng là như thế, bi kịch tinh thần của Thứ không hề chấm dứt mà vẫn tiếp tục dai dẳng, đau đớn hơn.

Cùng với Sống mòn, Truyện người hàng xóm cũng là một tác phẩm có kết cấu mở. Truyện kết thúc bằng cái chết của Hiền, cái chết đặt dấu chấm hết cho kiếp sống lay lắt của một số phận. Việc để cho Tiến, Lộc đến với nhau dường như là một kết

thúc có hậu nhưng lại có một vấn đề khác được đặt ra, liệu là trong cái xã hội tăm tối ấy, họ sẽ sống ra sao, cuộc sống của họ sẽ tốt hơn hơn lên hay tăm tối hơn hôm nay? Câu hỏi day dứt lòng độc giả cũng như vấn đề mà Lỗ Tấn đặt ra trong AQ chính truyện, liệu là con cháu AQ ngày sau, những AZ, AY sẽ ra sao, ai sẽ phải chịu trách nhiệm về tương lai của họ? Đây là những vấn đề bỏ ngỏ chưa lời đáp. Rõ ràng là, thực chất vấn đề về những kiếp sống khổ sở của người dân trong xã hội cũ vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ, là một nỗi day dứt khôn nguôi, là vấn đề đặt ra cho mọi thời đại. Chính lối kết cấu mở này đã giúp cho vấn đề mà nhà văn đề cập tới trở nên gay gắt hơn, ấn tượng mạnh mẽ và sâu đậm hơn, thúc giục con người ta buộc phải hành động một cách bức thiết hơn.

Kết cấu tâm lý

Kết cấu tâm lý là khái niệm dùng để chỉ kiểu kết cấu trong các tác phẩm nhằm vào các diễn biến phức tạp của nội tâm nhân vật, trong đó, sự kiện chỉ đóng vai trò dòng chảy tâm lý. Ở kiểu kết cấu tâm lý, cái mà nhà văn quan tâm hơn cả là cảm giác và suy nghĩ của nhân vật. Đến với sáng tác của Nam Cao chúng ta có thể thấy được, "cái quan trọng nhất trong tác phẩm không phải là bản thân sự kiện, biến cố tự thân mà là con người trước sự kiện, biến cố" (Trần Đăng Suyền). Với hàng loạt các nhân vật điển hình như Thứ, Hộ, Điền ở mảng viết về trí thức và Lão Hạc, Chí Phèo ở mảng đề tài nông dân đã thể hiện ngòi bút khám phá tâm lý rất sắc sảo của Nam Cao. Ông luôn tập trung vào việc phản ánh, khám phá thế giới nội tâm của con người với những trăn trở, dằn vặt, khắc khoải của họ. Nhân vật của ông được thể hiện không phải qua hệ thống các sự kiện dày đặc mà thường được khai thác ở trạng thái tình cảm trong thế giới nội tâm, đặc biệt hơn, đó là những cảm xúc, tư tưởng trước sự kiện đang diễn ra trong đời sống hiện thực.

Vậy điều gì đã chi phối cách kết cấu tác phẩm của các nhà văn? Có thể thấy rằng, tư tưởng chủ đạo của nhà văn đã chi phối kiểu kết cấu trong sáng tác của họ. Nhằm phơi bày những bất công ngang trái của xã hội, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tấ Tố có cách lựa chọn kiểu kết cấu của mình, nhân vật của họ thường được đặt trong những mâu thuẫn, xung đột. Để thể hiện nỗi đau đớn và dằn vặt về tinh thần của nhân vật, Nam Cao không thể không chọn kiểu kết cấu tâm lý, kể cả trong đề tài về người nông dân.

Có thể thấy rất rõ kết cấu tâm lý trong sáng tác của Nam Cao ở các tác phẩm: Đời thừa, Giăng sáng, Nước mắt, Quên điều độ, Cười, Xem bói, Mua nhà, Điếu văn, Cái chết của con mực, Nhỏ nhen, Cái mặt không chơi được.

Nếu như kiểu kết cấu theo sự kiện với các xung đột như trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng sẽ cho chúng ta thấy được một

không khí căng thẳng trong quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội thì trong sáng tác

Một phần của tài liệu So sánh văn xuôi tự sự của lỗ tấn và nam cao (Trang 83 - 91)