Ngôn ngữ độc thoại nội tâm mang tính chất đối thoại nội tạ

Một phần của tài liệu So sánh văn xuôi tự sự của lỗ tấn và nam cao (Trang 116 - 127)

2 Nguyên văn: 救救孩子

3.3.2.3.Ngôn ngữ độc thoại nội tâm mang tính chất đối thoại nội tạ

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, "độc thoại nội tâm là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình thể hiện trực tiếp quá trình tâm lý nội tâm, mô phỏng rung động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó"[46; 87].

nhân, cái tôi hòa lẫn trong cái ta cộng đồng, con người không phải là một cá thể độc lập. Chìm lẫn trong cái biển chung ấy, tâm tư con người chưa thực sự được quan tâm, độc thoại nội tâm của nhân vật ít xuất hiện. Những năm đầu thế kỷ XX, văn học lãng mạn với những thay đổi rõ rệt trong tư tưởng đã coi con người như một cá thể độc lập, và thế giới nội tâm của con người như một chiều sâu tiềm ẩn cần khám phá. Độc thoại nội tâm đã được chú ý tới và vận dụng. Ở trào lưu hiện thực, phương châm sáng tác là phản ánh "sự thực ở đời" nên các vấn đề xã hội được quan tâm nhiều hơn những xung đột tâm lý của con người. Thế nhưng Nam Cao đã biết vận dụng những khám phá truyền thống để tìm một con đường đến với hiện thực theo kiểu riêng của mình. Nhà văn đã tạo ra một thế giới nhân vật mà ở đó, con người đời tư, con người mà tâm hồn như một tiểu vũ trụ... được quan tâm, khai thác. Là nhà văn của chủ nghĩa hiện thực tâm lý, Nam Cao đã khai thác triệt để độc thoại nội tâm với tất cả tính chất, bản chất và thế mạnh của nó.

Trong sáng tác của Nam Cao, độc thoại nội tâm xuất hiện với mức độ cao, có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhân vật và làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn.

Ở sáng tác của Nam Cao, nhân vật và sự vận động của cốt truyện nằm trong sự miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật. Ở Nam Cao có những nhân vật tự ý thức. Những nhân vật này đòi hỏi tác giả phải nhường quyền bộc lộ bản thân, những nhận thức, cảm xúc đối với chính nó và đối với thế giới khách quan cho nó.

Trong sáng tác của Nam Cao, tâm lý nhân vật không phải là những trạng thái tình cảm nhất thời mà là những "dòng tâm tư sống đang vận động, nó cựa quậy tiến đến một quyết đoán này, lùi sang một nghi hoặc kia"[4; 54]. Muốn miêu tả những diễn biến tâm lý nhân vật được chân thực, sinh động, nhà văn thường phải sử dụng độc thoại nội tâm và Nam Cao đã vận dụng thành công thủ pháp nghệ thuật này, tạo nên một đặc điểm nổi bật cho phong cách nghệ thuật của ông.

Với độc thoại nội tâm, thế giới nhân vật của Nam Cao mang một tầm vóc, một dáng dấp khác hẳn với tính cá thể, phong phú, phức tạp đến khôn lường. Giành một cái nhìn sâu về hiện thực, trong đó con người vật vã trong những xung đột nội tâm căng thẳng, quyết liệt từ những điều bình thường, nhỏ nhặt của cuộc sống hàng ngày đến những điều lớn lao mang ý nghĩa khái quát xã hội, hiện thực mà Nam Cao phản ánh không phải chỉ là những ung nhọt ngoài da, mà nó như một căn bệnh ác tính ăn sâu vào xương tủy, vào tim óc con người.

Với Nam Cao, nhà văn tâm lý, độc thoại nội tâm là một yếu tố không thể thiếu khi xây dựng nhân vật. Nhân vật của Nam Cao được rọi chiếu từ nhiều điểm nhìn, từ khách quan bên ngoài như sự hiện hữu đang có của nó rồi dịch chuyển vào trong như sự tồn tại vốn có của nó. Sự dịch chuyển điểm nhìn vào trong nhân vật được coi như

một góc độ tin cậy nhất, chân thực nhất để khám phá con người.

Độc thoại nội tâm có tần số rất cao trong Sống mòn. Những dòng độc thoại nội tâm của Thứ và cả các nhân vật khác đã biến chuyện đời thường thành những những nỗi ám ảnh, day dứt. Trong cuộc sống thường nhật, con người vẫn luôn phải vật lộn, tranh đấu, phân định giữa thực tế tủn mủn và lòng tự trọng, giữa những toan tính tầm thường với khát vọng vươn lên và sự vượt qua nó, giữa những cư xử nhỏ nhen và những ăn năn hối hận.

Chí Phèo cũng là một truyện ngắn thành công nhờ những độc thoại nội tâm. Quả thật, có thể nói, nếu không có độc thoại nội tâm thì sẽ khó mà định hình thế giới nhân vật của Nam Cao. Trong sáng tác Nam Cao có nhiều nhân vật nhà văn không miêu tả ngoại hình, diện mạo, cũng không trải qua các biến cố lớn. Nhân vật dường như sống và biểu hiện sự tồn tại của mình bằng tư tưởng, qua độc thoại nội tâm.

Đại đa số truyện của Nam Cao thuộc vào loại truyện không có cốt truyện, không có những diễn biến với những tình tiết li kì, cũng không có những vấn đề lớn của xã hội vẫn hấp dẫn người đọc. Sử dụng độc thoại nội tâm để miêu tả những diễn biến tinh vi, tinh tế trong tâm hồn con người, nhà văn đã mở ra một hướng tiếp cận hiện thực mới. Con người là trung tâm của vũ trụ, qua con người, nhà văn vừa phản ánh được cuộc sống xung quanh nó, vừa khai thác thế giới tiềm ẩn trong nó. Hiện thực vừa được khám phá trên bề rộng, vừa được khai thác ở bề sâu. Sống trong một xã hội bát nháo và tàn bạo, Nam Cao vẫn tìm thấy những vẻ đẹp của tâm hồn con người và cố gắng để thể hiện nó. Sáng tác của ông thể hiện sự phản kháng và trái tim đau đớn, vật vã của họ trước hiện thực cuộc sống tàn nhẫn và trước nguy cơ xuống dốc của đạo đức, lương tâm con người. Độc thoại nội tâm đã giúp nhà văn thể hiện những khám phá kì diệu của mình về con người, đồng thời từ đó người đọc cũng nhận thấy trái tim lớn của nhà văn hiện thực xuất sắc này.

Nam Cao từng quan niệm: "Sống không phải là lối sống vô tri vô giác của cỏ cây. Sống tức là cảm giác và tư tưởng. Sống cũng là hành động nữa nhưng hành động chỉ là phần phụ. Có cảm giác, có tư tưởng mới sinh ra hành động. Bản tính cốt yếu của sự sống chính là cảm giác và tư tưởng. Cảm giác càng mạnh, càng linh diệu, tư tưởng càng dồi dào, càng sâu sắc thì sự sống càng cao"(Sống mòn). Và con người phải sống trọn vẹn với danh hiệu cao quý làm người, phải có đời sống tinh thần cao đẹp, sống với đầy đủ giá trị của sự sống. Với quan niệm như thế về con người và với ý thức đề cao tư tưởng, tâm linh con người như thế nên trên mỗi trang viết, trong mỗi nhân vật nhà văn đều quan tâm trước nhất, tập trung nhất đến khai thác đời sống bên trong.

của Nam Cao hấp dẫn, đạt tới chiều sâu mà không phải nhà văn nào cũng tới được. Lấy thế giới nội tâm phong phú và phức tạp của con người làm đối tượng miêu tả là một cách viết riêng biệt của Nam Cao. Ở Sống mòn, nhà văn đã khắc họa được dòng tâm lý sống động và vận động, đã tiếp cận tâm lý nhân vật dưới góc độ tư tưởng. Trong nhiều trường hợp, trong sáng tác của ông, phân tích tâm lý đồng thời là miêu tả tư tưởng. Có lẽ bởi vậy nên lời độc thoại nội tâm của Nam Cao luôn chứa đựng những tâm tư, những câu hỏi, những câu trả lời...của nhân vật về cuộc sống và về bản thân nó. Độc thoại nội tâm của Nam Cao thường rất dài, có khi tới vài trang, với những suy nghĩ đan chéo nhau: khi là hồi tưởng, khi là suy ngẫm... Kết thúc Sống mòn là một đoạn văn như thế. Hướng vào nội tâm của nhân vật, tác giả miêu tả trọn vẹn cái cảm giác vừa buồn man mác, vừa hụt hẫng, uất ức, vừa hy vọng mong manh của Thứ. Trong tâm tưởng Thứ là tất cả hồi ức, ước vọng xa xưa cho đến hiện tại và cả tương lai. Đoàn tàu cứ tiến lên phía trước như mang theo quá vãng, đưa Thứ về hiện tại và nhìn vào ngày mai, bừng tỉnh nhận thấy cuộc sống trước mắt quá bi đát: Y nhu nhược hèn yếu quá... Người ta chỉ hưởng được cái gì mình đáng được hưởng thôi. Y đã làm gì chưa?" Trong lòng Thứ là một cuộc độc thoại nội tâm gay gắt, là sự vật lộn dữ dội của tâm linh, là sự tự ý thức về mình và về cuộc sống của mình. Cách viết đan xen phối hợp giữa cái nhìn xa và cái nhìn sâu, xây dựng nhân vật vừa phê phán vừa tự phê phán đã tạo nên một chiều sâu tư tưởng, một giá trị to lớn trong sáng tác của Nam Cao.

Là một nhà văn hiện thực, Nam Cao ý thức được mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh. Nhân vật của ông luôn được đặt trong các mối quan hệ nhiều chiều, phức tạp. Tất cả những vang động của cuộc đời, dù nhỏ bé, tầm thường đến đâu cũng khiến họ trăn trở. Mỗi lần như vậy, độc thoại nội tâm lại xuất hiện, giúp nhà văn mở cánh cửa tâm hồn nhân vật khám phá thế giới tiềm ẩn của nó. Có khi độc thoại nội tâm xuất hiện do sự "va chạm" trong đối thoại. Những lời độc thoại xen giữa các cuộc thoại như những phản ứng ngầm của nhân vật. Với dạng này, độc thoại thường ngắn, phần nhiều dưới dạng câu hỏi tu từ và câu cảm thán.

Nếu như nhân vật của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng thường độc thoại nội tâm khi gặp những biến cố, những sự kiện quan trọng thì nhân vật của Nam Cao, trước những va chạm đời thường có khi là nhỏ nhặt cũng có thể nảy sinh những suy nghĩ bên trong. Nhân vật của Nam Cao không chỉ phản ứng lại thế giới khách quan tác động vào mình, họ còn phản ứng lại chính mình. Nhận rõ mối bất hòa giữa thực tại và mong ước, lý tưởng, có lúc họ bị cuốn đi, không còn là mình nữa, nhưng ngay sau đó họ nhận thức lại, ăn năn và hối hận. Vì thế, sáng tác của Nam Cao có nhân vật tự ý thức. Nhà văn không đơn giản kể chuyện và kể tâm trạng, không đơn giản áp đặt

hoàn cảnh lên số phận con người để lên án hoàn cảnh, con người còn tồn tại bằng ý thức của mình, phản ứng và tự vệ bằng ý thức của mình. Dù đặt trong hoàn cảnh nào, dù đã biến dạng, méo mó, con người luôn đối thoại với chính mình hoặc đối thoại với các ý thức quanh nó.

Luận văn tiến sỹ của Lê Hải Anh đã chỉ ra một nét độc đáo trong độc thoại nội tâm của Nam Cao: đó là việc tách lời độc thoại ra làm thành một cuộc đối thoại tưởng tượng. Luận án này đã có một khám phá độc đáo đối với ngôn ngữ độc thoại trong Đời thừa của Nam Cao mà độc giả bình thường không dễ dàng nhận ra như sau:

Hộ: Còn gì đau đớn hơn một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì đó để nâng cao giá trị đời sống của mình mà lại không thể vì phải lo cơm áo đã đủ mệt.

Hắn: Thế thì bỏ mặc vợ con đi.

Hộ: Để cho họ khổ sở ư, ruồng rẫy họ ư?

Hắn: Ừ thì phải biết mạnh mẽ lên, biết ác và biết tàn nhẫn để mà sống chứ.

Hộ: Nhưng Từ rất đáng yêu, đáng thương. Tôi có thể hy sinh tình yêu vị kỷ kia đi nhưng không thể bỏ lòng thương được.

Hắn: Vậy anh là người nhu nhược, hèn nhát và tầm thường rồi.

Hộ: Nhưng tôi vẫn còn được là người. Là người chứ không phải là quái vật bị sai khiến bởi lòng tự ái. Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng vị kỉ.

Hắn: Vậy kẻ mạnh là gì?

Hộ: Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình"[2; 154-155]. Rõ ràng là việc tách lời độc thoại ra thành đối thoại như trên làm cho tiếng nói của nhân vật được soi sáng bằng sự tự ý thức. Lê Hải Anh chỉ ra, "Trong nhân vật có sự lưỡng phân, đối lập trong một con người, một nhân cách. Một bên là con người của đời thường với vai trò của người chồng, người cha; một bên là con người ảo mộng văn chương. Sự đối lập ấy đã tạo nên kịch tính của tâm hồn nhân vật. Cuối cùng nhân vật đã có sự lựa chọn, nó là kết quả của một quá trình đấu tranh nội tâm và sự tự ý thức của nhân vật. Đoạn độc thoại nội tâm trên chưa đạt đến tính đối thoại với những quan điểm khác nhau một cách rõ rệt như tính đối thoại trong sáng tác của Dostoiepski song đã manh nha ý thức đối thoại, thể hiện tính đa nhân cách của nhân vật”[2; 155].

Trong sáng tác của Nam Cao, độc thoại nội tâm là một dạng đặc biệt của ngôn ngữ nghệ thuật, vừa đem đến một thế giới "chìm" phong phú sống động của nhân vật, vừa thể hiện một khả năng khám phá con người trong con người của nhà văn. Về mặt hình thức, độc thoại nội tâm thể hiện sự giao thoa tinh tế giữa ngôn ngữ

nhân vật và ngôn ngữ trần thuật, góp phần tạo nên bản sắc ngôn ngữ độc đáo của Nam Cao. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Nam Cao giàu kịch tính bởi nó luôn xuất hiện trong thế đối lập nội tại của tính cách, là thứ ngôn ngữ giàu tính cá thể, bởi nó tạo lên những tính cách đang vận động, đang đổi thay trước những hoàn cảnh nghiệt ngã.

So với các nhà văn khác, Nam Cao sử dụng ngôn ngữ đối thoại ít, nhưng nhà văn đã tạo được dấu ấn riêng, rất đặc sắc. Không chi phối, kiểm soát ngôn ngữ nhân vật, Nam Cao đã tạo được tiếng nói riêng, cách nói riêng cho từng kiểu người, từng hạng người trong xã hội, đáp ứng tốt yêu cầu cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật. Đối thoại của Nam Cao chứa đựng tâm trạng, tâm lý nên nhân vật thường có nhu cầu hướng tới độc thoại nội tâm. Nam Cao đạt được nhiều thành công ở ngôn ngữ độc thoại nội tâm nhân vật. Độc thoại nội tâm xuất hiện ở mức độ cao và có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng nhân vật và làm nên phong cách nhà văn. Nhân vật của Nam Cao hay suy tư nên độc thoại nội tâm vừa phản ánh tâm trạng, ý thức nhân vật, vừa luôn có sự đối thoại nội tại. Đặc điểm đó làm cho ngôn ngữ Nam Cao mang tính phức điệu, góp phần khẳng định tính chất hiện đại của ngôn ngữ nghệ thuật Nam Cao. Sức hấp dẫn của văn Nam Cao chính là ở tính chất không đơn giọng. Dưới hình thức nào, lời văn Nam Cao cũng chứa đầy tính đối thoại, vang lên nhiều tiếng nói.

Để phản ánh hiện thực và con người không xuôi chiều mà chân thực, phức tạp như vốn có, Nam Cao đã lựa chọn một ngôn ngữ trần thuật ít nhiều có tính chất phức điệu. Sử dụng nhiều điểm nhìn, các điểm nhìn luôn có sự di chuyển kết hợp tinh tế là phương thức tư duy của tiểu thuyết hiện đại. So với đối thoại, lời độc thoại nội tâm của nhân vật Nam Cao xuất hiện nhiều và ghi dấu rõ nét sức mạnh ngòi bút Nam Cao. Thế giới nhân vật của Nam Cao sống trong dòng ý thức, trong sự vận động và những đau đớn giằng xé trong tâm hồn. Với mục đích khám phá "con người trong con người" với cái tôi lặng lẽ tìm cách vượt lên chính mình trước nhất, độc thoại nội tâm "như một phương thức hữu hiệu, hợp lý nhất đối với nhà văn và nó cũng đã trở thành một phương thức thành công nhất, đặc biệt nhất của ngòi bút Nam Cao"[2; 198]. Chính những độc thoại nội tâm này đã làm cho tác phẩm của Nam Cao trở nên mới mẻ và sâu sắc hơn bao giờ hết. Những độc thoại nội tâm đã trở thành những ám ảnh khắc sâu vào tâm khảm của độc giả, đúng như Nguyễn Đăng Mạnh từng khẳng định,

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu So sánh văn xuôi tự sự của lỗ tấn và nam cao (Trang 116 - 127)