1 Tên sách tiếng Anh là: Evolution and Ethics của Thomas Henry Huxley (825-895), nhà sinh vật học người Anh, học trò của Darwin.
2.2.1 Vấn đề xã hội và con người trong văn xuôi tự sự viết về người nông dân của Lỗ Tấn
Nhìn thấy cảnh những người nông dân - bộ phận chiếm đa số trong một quốc gia nông nghiệp phải chịu áp bức bất công, gồng mình lên trong phép thắng lợi tinh thần, Lỗ Tấn vô cùng đau xót. Ông đã hướng ngòi bút của mình vào đối tượng này như một niềm tin khơi dậy được trong họ lòng tự hào, tự tôn dân tộc để họ đứng lên mà đấu tranh, tự giải phóng mình và cứu nguy cho dân tộc.
Ở Việt Nam, thời đại Nam Cao sống là thời đại cả dân tộc khốn cùng trước quân xâm lược Pháp. Đất nước Việt Nam sau hơn 80 năm chịu ách đô hộ của Pháp đã trở nên xác xơ, kiệt quệ về mọi phương diện. Thành thị khổ kiểu thành thị, nông thôn khổ kiểu nông thôn. Cùng với đề tài về người trí thức nghèo ở thành thị, Nam Cao cũng chủ yếu hướng ngòi bút về phía người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn. Cũng giống với Lỗ Tấn, có thế mạnh là sinh ra và lớn lên ở nông thôn, Nam Cao hiểu lắm nỗi cực nhọc của bà con nông dân quê mình. Họ vừa thiếu ăn thiếu mặc, vừa phải chịu đủ các loại thuế má bất công dạng "một cổ đôi tròng". Đau đớn hơn nữa khi nhà văn còn nhìn thấy một sự thực. Hiện thực cuộc sống không chỉ làm cho người nông dân khổ về vật chất mà quan trọng hơn, họ còn bị ""từ chối quyền làm người". Đó là một hiện thực đau xót mà chúng ta cần đối diện, để hơn ai hết, tự người nông dân hãy đứng lên đấu tranh để tự cứu lấy mình. Hàng loạt các tác phẩm của ông như:
Một đám cưới, Lão Hạc, Trẻ con không được ăn thịt chó, Nửa đêm...mà đỉnh cao là
Chí Phèo đã cho thấy một nghệ thuật truyện ngắn đặc sắc và một tư tưởng nhân đạo hết sức mới mẻ.
2.2.1 Vấn đề xã hội và con người trong văn xuôi tự sự viết về người nông dân củaLỗ Tấn Lỗ Tấn
Lỗ Tấn viết rất sâu sắc về người nông dân. Những tác phẩm của ông đã miêu tả cuộc sống và tư tưởng, những thở than, đau khổ và bi kịch của người nông dân Trung Quốc trong đầu thế kỷ 20. Lỗ Tấn hiểu biết nông dân Trung Quốc, yêu thắm thiết dân tộc Trung Hoa. Chúng ta có thể cảm nhận được tình cảm chân thành và sâu nặng của nhà văn qua hình tượng nhân vật Nhuận Thổ, thím Hai Dương trong Cố hương thấy được cuộc sống ngày càng xấu đi của nông dân; qua Nhuận Thổ trong Cố hương và lão Hoa Thuyên trong Thuốc thấy được sự mê muội, tê liệt ý thức của nông dân; qua thím Tường Lâm trong Lễ cầu phúc thấy được ý thức phản kháng và số phận bi kịch không thể thoát ra của nông dân; qua AQ trong AQ chính truyện thấy được nông dân bị biến dạng và tha hóa.
Những người nông dân dưới ngòi bút của Lỗ Tấn, là một tập thể đông đảo sống ở dưới đáy xã hội, họ đều kết thúc bằng số phận bi kịch. Tác giả nhằm vạch trần
những đau khổ của xã hội, kêu gọi sự quan tâm của xã hội, có hiệu quả trị liệu "đối với bệnh tật" của xã hội. Tác phẩm của ông khiến chúng tôi thấu hiểu những vất vả và đau khổ của nông dân trong xã hội nửa phong kiến nửa thuộc địa, có ý nghĩa hiện thực rất sâu sắc. Ở đây đã nói rõ một nhận thức: Trung Quốc phải có một cuộc cách mạng về tư tưởng sâu sắc và rộng rãi, nhiệm vụ chủ yếu của cuộc cách mạng này là xóa bỏ ảnh hưởng của thế lực phong kiến đã ăn sâu vào nông dân, giải phóng nông dân khỏi những tư tưởng mê muội. Muốn thay đổi tình trạng lạc hậu nghèo khổ của nông dân một cách triệt để, muốn nông dân sống một cuộc sống hạnh phúc, thì không thể thỏa hiệp với thế lực phong kiến, không được dùng phương pháp cải lương, chỉ có lật đổ sự thống trị của phong kiến và đế quốc, quảng đại nhân dân lao động mới có thể làm chủ mình, sống hạnh phúc. Vì thế, truyện ngắn của Lỗ Tấn có tác dụng trị liệu cho nhân dân, làm cho cách mạng Trung Quốc tìm được lối thoát, và chỉ rõ phương hướng hành động. Quan tâm suy nghĩ cho số phận của nông dân, Lỗ Tấn đã thể hiện tinh thần nhân đạo chủ nghĩa rất lớn.
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều học giả Việt Nam cũng như một số học sinh Việt Nam lưu học ở Trung Quốc thường so sánh Lỗ Tấn và Nam Cao, trong đó, tác phẩm tiêu biểu nhất cho sự gặp gỡ giữa hai nhà văn này là AQ chính truyện và Chí Phèo. Chúng tôi sẽ lấy hạt nhân là hai truyện ngắn này để làm rõ những điểm giống và khác nhau giữa Lỗ Tấn và Nam Cao trong mảng đề tài sáng tác về người nông dân.