Nam Cao với thủ pháp đặc tả chân dung những nhân vật dị dạng

Một phần của tài liệu So sánh văn xuôi tự sự của lỗ tấn và nam cao (Trang 95 - 97)

1 Nguyên văn: “还有润土,他每到我家来时,总问起你,很想见你一回面。我已经将你到家

3.2.2. Nam Cao với thủ pháp đặc tả chân dung những nhân vật dị dạng

Trước hết cần khẳng định rằng, Nam Cao nhà văn có vị trí đặc biệt trong lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Một trong những yếu tố làm nên tài năng của Nam Cao chính là nghệ thuật điển hình hóa nhân vật theo cách riêng của ông. Nói là cách riêng của Nam Cao, bởi lẽ điển hình hóa của Nam Cao khác hẳn điển hình hóa trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố...

Chúng ta có thể nhận ra một số nhân vật của Nam Cao như Thứ (Sống mòn), Lão Hạc (Lão Hạc), dì Hảo (Dì Hảo), và đặc biệt là nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo) đều có một phần thực ở ngoài, thậm chí còn là những con người có thực ở làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, Hà Nam. Nhân vật Lão Hạc được xây dựng lên từ một người có tên là Trùm San. Nhân vật Chí Phèo được xây dựng lên từ một người có thực ở làng Đại Hoàng, có tên là Chí, dân làng vẫn quen gọi là Chí Phèo. Người này cũng giống như Chí Phèo trong truyện, vốn là kẻ du đãng, ngang ngược và liều lĩnh, là tay sai của bọn cường hào địa chủ. Sau này, khi ngoài 40 tuổi, anh Chí cũng chết vì ốm đau và cô đơn. Thị Nở được xây dựng từ nhân vật có tên là Đào, là một người phụ nữ vô cùng xấu xí, dị hình, dị dạng và tính tình thất thường y như nhân vật Thị Nở. Bên cạnh Chí Phèo và Thị Nở, các nhân vật khác như Bá Kiến, bà cô Thị Nở,..., cũng là những nhân vật được hư cấu từ nguyên mẫu ngoài đời. Ngoài ra, hai truyện ngắn HảoSống mòn cũng hết sức thành công ở nghệ thuật điển hình hóa. Nhân vật Dì Hảo lấy hình mẫu từ một người tên là Thảo, một người phụ nữ nghèo kiết xác, thường đến dệt thuê cho bà ngoại của Nam Cao, vì thế, nhà văn rất quý trọng người phụ nữ này, coi như mẹ, gọi là Dì. Cuộc đời Dì Thảo của Nam Cao cũng khổ cực như nhân vật Dì Hảo trong sáng tác của ông vậy. Hay Thứ trong Sống mòn, một điển hình phản ánh rất rõ cuộc đời và tính cách của chính nhà văn. Chúng ta thấy trong tác phẩm một số phận nhà văn tù túng, đúng như cuộc đời của chính nhà văn Nam Cao thời trẻ vậy.

Bên cạnh điển hình nhân vật, địa danh làng Đại Hoàng cũng được hóa thân vào tác phẩm qua hình ảnh làng Vũ Đại.

Nghiên cứu về nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao, chúng ta cần nhấn mạnh một điều: Tuy dựa vào nhân vật có thực để sáng tác nhưng ông không đơn thuần chỉ là sao chép hiện thực. Tài năng của Nam Cao được thể hiện ở chỗ, ông biết khai thác, lựa chọn từ hiện thực và nhào nặn lại theo quy luật điển hình hóa của văn học để tạo

thành những điển hình bất hủ. Đó là việc nhà văn thêm bớt các chi tiết để nhân vật trở nên sinh động và có tính khái quát cao. Chúng ta có thể thấy rất rõ trong tác phẩm Lão Hạc. Ở tác phẩm nãy, nhà văn đã thêm vào tình tiết lão Hạc đánh bả chó vốn không có trong cuộc đời của Trùm San khiến cho câu chuyện về cuộc đời con người này trở nên đáng thương hơn, do đó, giá trị tố cáo của tác phẩm cũng trở nên mãnh liệt hơn. Hay như khi xây dựng nhân vật Chí Phẻo. Bằng cách thêm vào chi tiết Chí Phèo giết chết kẻ thù rồi tự giết mình vốn không có ngoài đời đã làm cho câu chuyện day dứt hơn trong lòng bạn đọc. Nhân vật hiện ra không chỉ đơn thuần là một kẻ xấu, kẻ ác, mà còn trở nên hết sức đáng thương, vì thế giá trị tố cáo của tác phẩm như được nhân lên gấp bội. Ở nhân vật Bá Kiến cũng vậy, Nam Cao tuy chỉ đổi tên và giữ lại gần như nguyên bản tính cách của Bá Bính nhưng không phải vì vậy mà hình tượng Bá Kiến trở nên thiếu tính độc đáo. Ngược lại, Bá Kiến hiện lên như một trong những điển hình phản diện xuất sắc nhất của văn học hiện thực phê phán Việt Nam 30-45. Có thể thấy rằng, do biết khai thác, lựa chọn những tình tiết, đặc điểm cần thiết ở mẫu người hiện thực để hư cấu nhân vật, Nam Cao đã sáng tạo nhiều nhân vật văn học độc đáo mà vẫn có tính khái quát cao.

Vậy cái gì đã chi phối cách hư cấu nhân vật của Nam Cao? Theo tôi, mỗi nhà văn tài năng đều có một quan niệm, một cái nhìn riêng đối với hiện thực và điều đó đã chi phối cách hư cấu và xây dựng nhân vật cũng như quan điểm và cách thức tái tạo hiện thực trong sáng tác của họ. Nam Cao đã dựa vào mẫu người có thực ở làng Đại Hoàng, khai thác cái “hàng ngày” của họ theo tinh thần khách quan, theo quy luật điển hình hóa để tạo nên một thế giới nhân vật đa sắc của ông với những đường nét mới mẻ, hấp dẫn bạn đọc. Tôi cho rằng, đây là một trong những đóng góp của Nam Cao vào văn học hiện thực giai đoạn 1930 -1945 nói riêng, vào tiến trình văn học Việt Nam hiện tại nói chung.

3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật của văn xuôi tự sự Lỗ Tấn và Nam Cao

Mỗi một nhà văn lớn thường đồng thời cũng là bậc thầy của ngôn ngữ. Lỗ Tấn và Nam Cao đều là những nhà văn như vậy. Văn xuôi tự sự của hai ông thành công vang dội về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ. Truyện ngắn giàu sức sống nghệ thuật bất hủ của Lỗ Tấn đã đặt nền móng ban đầu cho sáng tác văn học hiện đại mới Trung Quốc, đồng thời cũng góp phần hình thành ngôn ngữ văn học hiện đại mới của Trung Quốc. Còn truyện ngắn và tiểu thuyết của Nam Cao là sự kết tinh của ngôn ngữ văn xuôi hiện đại Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945, thực sự điêu luyện và hiện đại.

Nói đến ngôn ngữ trong văn xuôi tự sự của Lỗ Tấn, hoặc Nam Cao nói riêng đã có thể làm thành một, hai luận án tiến sỹ. Ở đây, người viết không có tham vọng đi vào toàn bộ các phương diện ngôn ngữ trong tác phẩm của Nam Cao mà trong khuôn khổ cho phép, chỉ so sánh ở những phương diện tiêu biểu, cho thấy cách tân của hai nhà văn.

Một phần của tài liệu So sánh văn xuôi tự sự của lỗ tấn và nam cao (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w