Nguyên văn: 这可恶的笔不但很沉重,并且不听话,刚刚一抖一抖的几乎要合缝,却又

Một phần của tài liệu So sánh văn xuôi tự sự của lỗ tấn và nam cao (Trang 72 - 74)

là yếu tố quan trọng hàng đầu, đặc biệt là không có các yếu tố li kỳ, gay cấn. Nhà nghiên cứu Lê Huy Tiêu gọi cốt truyện là biểu hiện đầu tiên trong cách tân của Lỗ Tấn. Chúng ta biết rằng, truyện cổ Trung Quốc rất coi trọng cốt truyện. Ở truyện cổ Trung Quốc, tính cách nhân vật được thể hiện chủ yếu qua hành động, trong đó, hành động chi phối tính cách, xác định tính cách. Tính cách được sử dụng để giải thích hành động, là căn cứ để triển khai hành động, do đó cốt truyện được xem là yếu tố hàng đầu. Có thể thấy rằng, trong văn học cổ Trung Quốc, các nhà văn thường xây dựng cốt truyện cho li kỳ hấp dẫn và thưởng thức văn học cũng chủ yếu là thưởng thức cốt truyện. Đó là các cốt truyện được xây dựng theo kiểu xung đột giữa nghĩa vụ và tình cảm, giữa thiện và ác, giữa tài và mệnh. Mặt khác, truyện thường kết thúc có hậu.

Truyện ngắn Lỗ Tấn thì khác. Trong hai tập Gào thétBàng hoàng ít truyện có cốt truyện li kỳ, gay cấn. Người viết thống kê cốt truyện của 25 truyện ngắn Lỗ Tấn (Xin xem Phụ lục 1).

Qua khảo sát kết cấu của 25 truyện ngắn, chúng ta phần nào thấy được, trọng tâm của ngòi bút tác giả là xây dựng cho được tính cách với những tâm trạng phức tạp. Cũng như nhiều truyện ngắn của Nam Cao, nhiều truyện ngắn của Lỗ Tấn dường như không có cốt truyện, mà chỉ là những ý nghĩ, xúc động của nhà văn trước cuộc sống hiện thực hay những diễn biến tâm lí của nhân vật như Tiếc thương những ngày đã mất. Rõ ràng là, trong văn học cổ, ước mơ của con người hướng về một xã hội có cái thiện chiến thắng cái ác, cái chính chiến thắng cái tà dưới sự chi phối của quan niệm tài mệnh thì các tác giả thường hướng nhân vật đi theo một kết thúc có hậu. Do đó, cốt truyện là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nhưng đến Lỗ Tấn, cốt truyện không còn đứng ở vị trí quan trọng hàng đầu mà thay vào đó là các thủ pháp nghệ thuật khác như khắc hoạ tâm lý nhân vật. Tác giả để cho nhân vật bộc lộ tính cách qua tâm lý chứ không phải qua hành động – một điểm cách tân vượt bậc so với tiểu thuyết truyền thống. Đúng như nhà nghiên cứu Lê Huy Tiêu khẳng định: "sáng tác của Lỗ Tấn nổi bật lên vấn đề coi nhẹ cốt truyện"[98; 63]. Do hiểu sâu sắc văn học cổ Trung Hoa, do sớm tiếp xúc với văn học phương Tây và văn học Nga, nên tiểu thuyết của ông vừa mang tính dân tộc vừa mang tính hiện đại. Chính kỹ thuật sáng tác hiện đại hấp thụ được từ văn học phương Tây và văn học Nga, Lỗ Tấn chuyển từ tiểu thuyết nặng về cốt truyện sang tiểu thuyết lấy miêu tả tính cách nhân vật là chính. Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc phần lớn là bắt nguồn từ chuyện kể dân gian. Theo Lịch sử văn học Trung Quốc của nhóm tác giả Trương Chính, Bùi Văn Ba, Lương Duy Thứ, "Ngày xưa người ta thưởng thức tiểu thuyết chủ yếu không phải bằng mắt đọc mà là bằng tai nghe. Do đó, để hấp dẫn người nghe, người kể chuyện nặng về kể

những tình tiết li kỳ hấp dẫn, do đó tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc lấy tình tiết làm chủ đã chiếm chủ đạo. Tính cách nhân vật của truyện xưa được thể hiện chủ yếu qua hành động, hành động chi phối tính cách, xác định tính cách. Tính cách được sử dụng để giải thích hành động, nó là căn cứ để hành động triển khai, do đó cốt truyện được xem là yếu tố hàng đầu. Các nhà văn quá khứ thường xây dựng cốt truyện cho thật li kỳ hấp dẫn và người đọc đương thời thưởng thức văn học cũng chủ yếu là thưởng thức cốt truyện. Các nhà văn quá khứ chưa biết đến những cốt truyện đa dạng, phức tạp mà thường xây dựng cốt truyện theo kiểu xung đột giữa nghĩa vụ và tình cảm, giữa thiện và ác, giữa tài và mệnh và thường là kết thúc có hậu. Các nhà tiểu thuyết thời Mãn Thanh vẫn đi theo đường cũ, họ cố gắng bộc lộ những cảnh đen tối, tàn bạo của xã hội và coi như thế là đã làm tròn sứ mệnh của người kỹ sư tâm hồn"[26; 77]. Còn sáng tác của Lỗ Tấn thì đổi mới thế nào? Nhà nghiên cứu Lê Huy Tiêu chỉ ra: "Ở truyện ngắn của Lỗ Tấn, không gian hiện thực đầy ắp những chi tiết đời thường đã tạo nên sắc thái dân tộc của truyện (Lễ cầu phúc, Sóng gió…). Phương pháp hiện thực chủ nghĩa vẫn cho phép sử dụng những không gian huyền ảo để đi sâu vào tâm lý nhân vật. Ở truyện Ngày mai và đặc biệt ở Tiếc thương những ngày đã mất đã sử dụng không gian huyền ảo. Nhân vật Quyên Sinh tự ví mình như một đám mây bồng bềnh giữa không trung, trên là nền trời xanh biếc, dưới là núi thẳm biển lớn, nhà rộng lầu cao, chiến trường, xe ô tô, sở giao dịch, biệt thự, thành phố náo nhiệt, sáng trưng, đêm tối mịt mùng. Những dòng ý thức này vừa phản ánh được cuộc sống phức tạp, đa dạng, xô bồ, vừa nói được tâm lý bế tắc, rối bời của nhân vật”[98;71]. Nhận định trên đây của Lê Huy Tiêu đã ghi nhận một điểm mới mẻ khác trong sáng tác của Lỗ Tấn. Đó là việc đưa vào tiểu thuyết các yếu tố huyền ảo và dòng ý thức, là đặc trưng của tiểu thuyết hiện đại.

Kết cấu, cũng gọi là bố cục, chỉ phương thức tổ chức và cấu tạo nội bộ của tác phẩm1[132; 499]. Tác giả lấy những tài liệu trong cuộc sống mình thu được, theo nhu cầu thể hiện chủ đề và xây dựng hình tượng, phân biệt, tổ chức sắp xếp theo mức độ chủ thứ nặng nhẹ, hợp lý mà đều đặn để trở thành một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất và hoàn chỉnh, đó chính là tác dụng của kết cấu.

Kết cấu là một trong những nhân tố cấu thành của hình thức tác phẩm văn học. Trong sáng tác cụ thể, tác giả đã lựa chọn những đề tài nhất định, song song với việc, chuẩn bị hình thành chủ đề của tác phẩm, tất phải suy nghĩ sắp xếp những tài liệu như thế nào, để thể hiện nội dung tư tưởng, cấu thành một tác phẩm văn học hoàn chỉnh. Đó là những vấn đề của kết cấu. Nó là những phương tiện nghệ thuật trọng yếu để

Một phần của tài liệu So sánh văn xuôi tự sự của lỗ tấn và nam cao (Trang 72 - 74)