Nguyên văn: 不早不迟,偏偏要在这时候——这就可见是一个谬种!

Một phần của tài liệu So sánh văn xuôi tự sự của lỗ tấn và nam cao (Trang 79 - 82)

hoàn chỉnh. Lời kêu gọi trong Nhật ký người điên, câu hỏi được đặt ra trong Khổng Ất Kỷ, đoạn ngâm thơ của nhân vật chính trong Tết đoan ngọ...là những đoạn văn tưởng phụ nhưng lại có một tác dụng vô cùng lớn. Do đó, câu chuyện của Lỗ Tấn tuy đã khép lại nhưng dòng đời còn nhớ mãi. Nói như nhà nghiên cứu Lê Huy Tiêu, "truyện của ông vì thế đã mở thêm trang sách trong lòng người đọc"[98; 67].

Qua khảo sát trên đây cho chúng ta thấy rằng, cái làm nên âm hưởng vang xa mãi trong lòng người đọc của Lỗ Tấn có sự đóng góp một phần rất lớn từ kết cấu truyện của ông. Tác phẩm của ông không chỉ đơn thuần là những câu chuyện kể mà nó còn là sự suy ngẫm, là các vấn đề mà tác giả trực tiếp gợi ra khi kết thúc tác phẩm. Đó chính là việc đưa ra một vấn đề, và nỗ lực đi tìm con đường để giải quyết vấn đề đó. Đến với truyện Lỗ Tấn, chúng ta được sống trong một thế giới thực, không huyền ảo, không tô vẽ như thế giới của truyện xưa. Đó cũng chính là âm hưởng lạ, và là sức hút riêng của Lỗ Tấn đối với độc giả.

Chúng ta biết rằng, văn bản là một chuỗi ngôn từ gồm nhiều chương, tiết, đoạn. Mỗi đoạn như vậy ứng với một nội dung nhất định có nhiệm vụ trình bày những phần nhất định của hình tượng. Sự sắp xếp sẽ góp phần làm nổi bật ý tưởng của tác giả.

Trong AQ chính truyện, Lỗ Tấn chia nội dung thành nhiều chương nhỏ theo kiểu kết cấu chương hồi. Mỗi chương thường là một mảng của cuộc sống, một phần sự việc. Bằng cách phân chia chương đoạn như vậy, Lỗ Tấn vừa đi từ khái quát đến cụ thể, vừa đi từ cụ thể đến khái quát để dựng lại cuộc đời anh chàng AQ rất sinh động, chân thực mà lại bao hàm ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.

Truyện mở đầu bằng một đoạn ngoại đề không mang nội dung cốt truyện mà mang lại triết lý, suy tưởng cho tác phẩm. Đoạn mở đầu mang tính châm biếm của

AQ chính truyện khiến ta liên tưởng đến đoạn mở đầu trong Chí Phèo của Nam Cao. Các đoạn ngoại đề tuy không mang nội dung cốt truyện nhưng nó có tác dụng tăng sức khêu gợi, liên tưởng và khái quát.

Các chương đoạn trong AQ chính truyện tương đương với những mẩu đoạn về cuộc đời nhân vật AQ. Cách sắp xếp của nhà văn khiến người đọc nhìn thấy sự khách quan, tự nhiên của nhân vật, sự kiện. Phân bố chương, đoạn theo diễn biến số phận nhân vật chính, có tác dụng so sánh sự phát triển của tính cách.

Chương ̣ 1: Lược thuật những sự đắc thắng của AQ

Chương 2: Lược thuật thêm về những chuyện đắc thắng của AQ Chương 3: Bi kịch tình yêu

Chương 4: Vấn đề sinh kế Chương 5: Lên voi xuống chó Chương 6: Cách mạng

Chương 7: Không cho làm cách mạng

Chương cuối: Tấn tuồng đại đoàn viên - kết thúc số phận của AQ.

Cách bố cục theo kiểu chương hồi như AQ chính truyện là một sự kế thừa của Lỗ Tấn đối với tiểu thuyết cổ điển như Tây du kí, Thủy hử, Hồng lâu mộng... Tuy nhiên, nếu ở tiểu thuyết cổ điển, giữa các chương thường được nối với nhau bằng một sự kiện gay cấn thì chương đoạn trong AQ chính truyện là xâu chuỗi những sự kiện được tác giả ghi chép, chắp nối hết sức khách quan. Kết thúc câu chuyện hài hước lại là một tấn bi kịch bất ngờ. Chính kiểu kết thúc này đã gây rất nhiều tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng, Lỗ Tấn đã kết thúc quá vội vàng. Tuy nhiên, trong Lỗ Tấn - nhà lý luận văn học, giáo sư Phương Lựu đã có những phân tích rất thỏa đáng về vấn đề này. Cách mạng Tân Hợi do giai cấp tư sản lãnh đạo không hề phát động quần chúng, về sau còn thỏa hiệp với thế lực phong kiến. Bọn thủ lĩnh cách mạng ở làng Mùi như thằng Tây giả thì không làm cách mạng thật, bọn phong kiến, đối tượng thực sự của cách mạng như cậu Tú thì quay ra làm cách mạng giả. Cho nên, chúng cấu kết với nhau, chĩa mũi nhọn vào AQ - những người nông dân lạc hậu chưa thực sự hiểu cách mạng nhưng lại muốn làm cách mạng, là điều dễ hiểu. Do đó, lúc AQ tha thiết làm cách mạng nhưng lại bị cách mạng tiêu diệt thì cũng là một kết cục tất yếu, dù nhà văn có muốn hay không. Đúng như Lỗ Tấn nói: "Sự thực thì tấn tuồng - đại đoàn viên cũng không phải là một cách kết thúc mà tôi tùy tiện gán cho AQ. Còn như lúc mới viết truyện tôi có nghĩ đến kết cục ấy hay không thì cũng khó có thể nói cho rõ, mơ màng nhớ lại, không nghĩ đến. Nhưng biết làm thế nào! Ai là người có thể đoán được cuộc đại đoàn viên của kẻ khác ngay từ lúc đầu! Nói gì đến AQ, ngay cuộc đại đoàn viên của tôi đây, chính tôi cũng không biết nữa là."

Như vậy, lời nói này của Lỗ Tấn đã hé mở cho chúng ta thấy, sự phát triển trong tính cách của AQ là hợp với logic, và phù hợp với điều kiện khách quan chứ không phải nhà văn đã gán ghép cho nhân vật. Việc phân chia chương đoạn như vậy góp phần làm rõ hơn về sự phát triển tính cách của nhân vật.

Sắp xếp các đoạn miêu tả đan xen

Nhiều tác phẩm của Lỗ Tấn, trong quá trình trần thuật sự kiện trung tâm, bởi một nhu cầu nào đó, phải tạm thời gián đoạn đầu mối phát triển của câu chuyện, xen vào một trần thuật khác của sự kiện liên quan tới trung tâm nội dung, đó gọi là miêu tả đan xen. Đối với cả bài văn, miêu tả đan xen chỉ có thể là một đoạn của toàn thể, kết thúc miêu tả đan xen, bài văn vẫn trở về những trần thuật của trung tâm sự kiện. Tác dụng của miêu tả đan xen, trước hết tăng thêm sự hiểu biết của độc giả đối với tình hình phát triển của nhân vật và sự kiện, ngoài ra những chỗ gián đoạn và ngừng lại, cũng thích ứng tâm lý của độc giả, khiến độc giả giảm độ căng thẳng, hoạt bát

nhẹ nhàng,

Trong nhiều truyện ngắn, Lỗ Tấn đã sắp xếp các đoạn miêu tả đan xen nhau để so sánh, liên tưởng làm nổi bật chủ đề. Tiêu biểu cho kết cấu này là Thuốc. Trong

Thuốc, mỗi đoạn văn mang một nội dung riêng:

Phần 1: Buổi sáng ở pháp trường và chuyện chiếc bánh bao tẩm máu Phần 2: Hoa Thuyên ăn bánh bao

Phần 3: Câu chuyện về Hạ Du Phần 4: Câu chuyện ở nghĩa địa

Ở đây, chúng ta tập trung vào đoạn gián tiếp miêu tả Hạ Du qua câu chuyện của những người ngồi ở quán trà tuy ngắn gọn nhưng nó lại có sức gợi rất lớn, theo suốt bạn đọc, là đoạn kết nối và khái quát nội dung cốt truyện. Qua những đối thoại của họ, cá tính của Hạ Du đã được thể hiện rất rõ: Hạ Du là một người giàu sức sống, dũng cảm xung phong, không biết gì gọi là khuất phục cả. Vì cách mạng, anh đã bị nhốt vào tù, nhưng tính tình cứng rắn, không chịu khuất phục mà luôn tìm cách phản kháng. Tuy nhiên, chúng ta có cảm giác đầu óc của anh ta không bình tĩnh và lại hết sức chất phác. Vì vậy, mặc dù bị bác ruột “bán đứng” đến mức phải vào tù nhưng cũng không nhận ra. Nho gia có câu là: Tề gia, trị nước, bình thiên hạ. Cả người nhà cũng không thuyết phục được, làm sao có thể lấy lòng quần chúng khác để họ giúp đỡ và ủng hộ. Lão Nghĩa mắt cá chép đến lân la hỏi dò, nhưng anh lại nói thật lòng, bắt chuyện ngay, rồi nói: Thiên hạ nhà Mãn Thanh chính là của chúng ta. Lão Nghĩa không lấy được gì và đã đánh cho hắn hai bạt tai rồi nói: Thật đáng thương hại, thật đáng thương hại! Chúng tôi khâm phục lòng trung thành đối với cách mạng của Hạ Du, một người có phẩm chất anh dũng không sợ chết, nhưng luôn cảm giác anh ta thiếu những nhận thức tỉnh táo và sách lược cơ bản, và chưa có ảnh hưởng đối với quần chúng cách mạng. Cách mạng của anh ta đang làm là cách mạng “kiểu Hạ Du”, chỉ là một kết thúc bằng bi kịch, đã vạch trần những nhược điểm của chủ nghĩa anh hùng và thoát li quần chúng trong cách mạng chủ nghĩa dân chủ cũ Trung Quốc.

Miêu tả đan xen có khi còn được gọi là miêu tả bổ sung.

Trong Cố hương, Lỗ Tấn kể lại câu chuyện của nhân vật "tôi". “Tôi” về tới cố hương, định bán đi những đồ gỗ gia đình không dễ vận chuyển, trước khi chuẩn bị xuất phát, lúc đó mẹ nhắc tới: "Có anh Nhuận Thổ lần nào đến chơi cũng nhắc đến con và rất mong có ngày được gặp con. Mẹ đã nhắn tin cho anh ấy biết chừng ngày nào con về. Có lẽ anh ấy cũng sắp đến thôi."1Bài văn tự thuật đến đây, tiếp theo đã dùng hơn mười tiết văn tự, viết về những tình hình "tôi" và Nhuận Thổ quen nhau và chơi với nhau rất thân mật trong thời thiếu niên, đó là một miêu tả đan xen nhiều đoạn. Sau những đoạn miêu tả đan xen hồi tưởng, tiếp theo đó đã quay trở về những tự thuật của bài văn chính, "tôi" nghĩ: "Bây giờ mẹ tôi nhắc đến Nhuận Thổ, ký ức tôi

Một phần của tài liệu So sánh văn xuôi tự sự của lỗ tấn và nam cao (Trang 79 - 82)