CỐT TRUYỆN TRONG SÁNG TÁC CỦA NAM CAO

Một phần của tài liệu So sánh văn xuôi tự sự của lỗ tấn và nam cao (Trang 142 - 143)

2. Tài liệu tiếng Trung:

CỐT TRUYỆN TRONG SÁNG TÁC CỦA NAM CAO

Stt Tác phẩm Cốt truyện

1 Lão Hạc Truyện kể về Lão Hạc, một người nông dân chất phác, hiền lành. Lão góa vợ và có một đứa con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lấy vợ cho đứa con trai. Người con trai lão vì thế đã rời bỏ quê hương để đến đồn điền cao su làm ăn kiếm tiền . Lão luôn trăn trở, suy nghĩ về tương lai của đứa con. Lão có một con chó tên là Vàng - con chó con trai lão trước khi đi đồn điền cao su đã để lại,lão vừa coi như con vừa coi như một người bạn trung thành. Sau một trận ốm, ít tiền dành dụm cho con trai, lão tiêu gần hết. Làng lại mất vé sợi, những người phụ nữ không còn nghề dệt vải, đã tranh mất việc làm thuê của lão. Lão Hạc lâm vào cảnh đường cùng, không nuôi nổi con chó vàng nên đành phải bán nó. Lão đã rất dằn vặt bản thân mình khi mang một "tội lỗi" là đã nỡ tâm "lừa một con chó". Lão đã khóc rất nhiều với ông giáo (người hàng xóm thân thiết của lão). Nhưng cũng kể từ đó, lão sống khép kín, lủi thủi một mình. Rồi một hôm, lão quyết định tìm đến cái chết để được giải thoát sau bao tháng ngày cùng cực, đau khổ bằng một liều bả chó.

2 Chí Phèo Một sáng tinh sương, anh thả ống lươn nhặt được đứa bé mới đẻ xám ngắt đùm trong cái váy đụp vứt ở lò gạch cũ. Anh ta rước lấy đem về cho người đàn bà góa mù, bà này bán lại cho bác phó cối. Khi bác phó cối chết, hắn bơ vơ, mãi năm 18 tuổi hắn làm canh điền cho Bá Kiến. Vợ ba Bá Kiến bắt Chí bóp chân. Bá Kiến biết được và thế là Chí bị người ta giải huyện… Đi tù bảy, tám năm sau hắn trở lại làng, mặt mày trông khác hẳn, gớm chết, trở thành tay sai của Bá Kiến, là con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Tình cờ một đêm trăng, Chí Phèo lần vô nhà Tự Lãng, làm nghề hoạn lợn kiêm nghề thầy cúng, hai đứa uống hết cả 3 chai rượu. Ngứa ngáy quá, Chí lảo đảo đi về lều. Hắn gặp Thị Nở đang há hốc mồm ngủ dưới trăng, hắn ôm chầm lấy thị, ăn nằm với thị. Gần sáng Chí bị cảm, được thị Nở - người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn cho ăn cháo hành. Cũng là lần đầu tiên hắn được ăn cháo hành lại do bàn tay một người đàn bà cho. Hắn bâng khuâng nhớ lại một thời trai trẻ, hắn muốn cùng thị làm thành một cặp rất xứng đôi. Chí Phèo thèm lương thiện. Và hắn say thị lắm. Nhưng hắn bị từ chối vì bà cô của thị Nở do định kiến đã ngăn cấm thị Nở qua lại với hắn. Hắn đã uống cho thật say rồi trong cơn say, hắn đi đến nhà Bá Kiến để đòi lương thiện, đâm chết Bá Kiến và

tự sát. Tác phẩm kết thúc với cái nhìn của Thị Nở về cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người lại qua…

3 Nửa đêm Tác phẩm miêu tả quá trình tha hóa, lưu manh hóa của Đức –

từ một đứa bé “hiền như những con nhà thiếu ăn ham việc hơn ham sống” trở thành một thằng du côn, một tên giết người, một kẻ điên loạn. Vừa mới sinh ra Đức đã mang một nỗi nhục lớn bị cả làng khinh bỉ: con của Trương Rự, một con thú độc ác đội lốt người được mệnh danh là “thiên lôi” chỉ đâu đánh đấy. Mọi người “ghê tởm thằng bé khốn nạn mang trong huyết quản cái máu ác ngược của quân giết người.” Cả một bầu không khí đầy những ghẻ lạnh, khinh bỉ, hắt hủi vây quanh thằng Đức. Cả những người mẹ thừa sữa cũng hắt hủi không cho Đức sữa. Có kẻ thương hại thì “cho sữa rồi vội vàng lau rửa vú cho thật kĩ càng sạch sẽ.” Đến khi lớn, Đức mon men chơi với bọn trẻ con cùng xóm cũng bị “bọn nó lảng dần”. Lớn lên, khi gặp sự cảm thông của Nhi, một người con gái xấu xí nhưng biết nhìn nhận Đức như một con người – cái linh hồn nhỏ nhoi, tội nghiệp của Đức vụt biến đổi. Đức bỗng trở lên khác hẳn: nhanh nhẹn hẳn lên, hay tủm tỉm cười, hay trò chuyện, biết lo xa tính toán...Nhưng tình yêu của hai kẻ khốn khổ ấy bị vùi dập phũ phàng bởi sự tàn nhẫn của ông Cửu Hỏa; uất ức, Đức dấn thân vào xứ Nam Kỳ bát nháo. Môi trường ấy đã nhào Đức thành một kẻ tha hóa thực sự, trở thành một thằng du côn, một tên giết người dẫu trong tâm hồn đen tối của hắn vẫn chưa chết hẳn những rung động của tấm lòng hiếu thảo với người bà tội nghiệp đã biết bao vất vả, cay đắng, tủi nhục nuôi dưỡng hắn từ tấm bé.

Một phần của tài liệu So sánh văn xuôi tự sự của lỗ tấn và nam cao (Trang 142 - 143)