1 Tên sách tiếng Anh là: Evolution and Ethics của Thomas Henry Huxley (825-895), nhà sinh vật học người Anh, học trò của Darwin.
2.2.1.2. Những điểm hạn chế của tính cách người nông dân Trung Quốc
Trước hết, rất dễ dàng nhận ra một trong những mặt trái trong tính cách của người nông dân thời đại Lỗ Tấn là họ mang nặng phép thắng lợi tinh thần.
Trong lời tựa bản dịch AQ chính truyện ra tiếng Nga, Lỗ Tấn nói: Ông muốn qua tác phẩm này để "phơi bày những nhược điểm trong quốc dân tính" để tả linh hồn người Trung Quốc, để vạch rõ những căn bệnh tinh thần quốc dân cho mọi người thấy mà tìm phương chạy chữa.
Tinh thần AQ, còn gọi là phép thắng lợi tinh thần, là sự thắng trận trong tưởng tượng, tự mình tạo ra để an ủi những khi thất bại, là biện pháp tự lừa dối, tự trốn tránh để tự an ủi. AQ tập trung cao độ tinh thần đó, nên người ta vẫn thường lấy cách gọi "tinh thần AQ" để thay thế cho phép thắng lợi tinh thần. Có thể dẫn ra đây một vài thí dụ cho thấy sự thắng lợi trong tưởng tượng của AQ: AQ bị cụ Triệu đánh cho một trận nhừ tử, nhưng ra khỏi nhà, khuất mắt cụ Triệu là y lại cảm thấy như không hề có việc gì vừa xảy ra, vì y nghĩ được ngay là: con đánh bố. Khi đánh bạc bị thua, y tự xách tai mình lên, tát lấy tát để vào má, y cố tưởng tượng mình là kẻ được đánh, còn kẻ bị đánh là một kẻ khác. Cao điểm nhất là khi y biết mình sắp chết, nhưng chỉ cần nghĩ là: đời người ai cũng cần có một lần bị xử bắn, thế là y trấn tĩnh lại ngay, ung dung đón nhận cái chết. Nhìn chung, bản chất của phép thắng lợi là sự trốn tránh của những người bị thất bại vào trong ảo giác chiến thắng do chính họ tưởng tượng ra. Đây chính là trạng thái tâm lý không cân bằng do mâu thuẫn giữa hiện thực thất
bại và tưởng tượng thắng lợi. Chính nó đã dẫn đến hàng loạt những mâu thuẫn trong tính cách AQ: phong kiến - phóng túng, bảo thủ - tân thời, tự ti - tự kiêu, mê muội - nhạy bén. Có thể nói, tất cả những mâu thuẫn và sự chuyển hóa nhanh chóng giữa các mặt mâu thuẫn đó trong tâm lý và tính cách AQ đã nói lên bản chất giả dối, quái gở của chủ nghĩa AQ.
Không thể cho rằng phép thắng lợi tinh thần là một phương thức phản kháng của con người không có thực lực. Cũng không thể cho rằng, phép thắng lợi tinh thần là biện pháp tự cổ vũ, tự động viên trước thất bại. Tinh thần AQ hoàn toàn xa lạ với chí tiến thủ, niềm lạc quan thể hiện trong câu châm ngôn "thất bại là mẹ thành công". Đó là một thứ chủ nghĩa thất bại có nguy cơ làm tê liệt ý chí của quần chúng.
Nhắc đến phép thắng lợi tinh thần, chúng ta thường nghĩ đến đặc trưng tinh thần của giai cấp phong kiến Trung Quốc đầu thế kỷ XX, trước sự tấn công của chủ nghĩa đế quốc. Đó là một giai cấp lỗi thời, suy đốn và nhu nhược, luôn tìm cách tự cổ vũ bằng những hoài niệm về sức mạnh của quá khứ và tự hào về văn minh tinh thần mấy ngàn năm của dân tộc Trung Hoa. Trạng thái mâu thuẫn giữa hiện thực thất bại và thắng lợi tưởng tượng đó đã tạo ra tinh thần AQ của bọn chúng. Sau chiến tranh thuốc phiện, triều đình Mãn Thanh không ngớt rêu rao "văn minh vật chất phương Tây cao thật nhưng văn minh tinh thần Trung Quốc còn cao hơn" hoặc "Đạo đức trung hiếu của Trung Quốc nhất thiên hạ"v.v...Hai mươi năm trước cái mà Nhuận Thổ sinh ra đã có sẵn là một chú bé khỏe mạnh, thông minh, lanh lẹ, tài trí. Nhưng bây giờ, trước mặt Lỗ Tấn, anh ta trở nên đờ đẫn khô cứng như một pho tượng gỗ. Cái cảnh con đông mùa mất, sưu thuế, trộm cướp, quan lại, thân hào đã cướp mất sức sống thanh niên tráng kiện của Nhuận Thổ. Đó là khách quan. Còn chủ quan thì sao? Nhuận Thổ là một con người mang tư tưởng định mệnh, an phận thủ thường, ngồi bó gối để mặc cho cuộc sống đau khổ lôi mình đi. Thím Tường Lâm giẫy giụa quằn quại đến chết rồi mà vẫn mang theo trong mình sự mê tín dị đoan mù quáng. Phép thắng lợi tinh thần, một căn bệnh lừa dối người bám riết lấy AQ cho đến lúc hắn bị xử bắn. Nhưng tại sao phép thắng lợi tinh thần đó của giai cấp thống trị lại có ở AQ? Phải chăng Lỗ Tấn đã gán ghép một cách gượng gạo? Phải chăng nhân vật AQ chỉ là cái loa tư tưởng của tác giả. Hoàn toàn không phải thế. Chúng ta biết rằng, căn bệnh của giai cấp thống trị một thời nào đó cũng rất dễ dàng biến thành căn bệnh tinh thần phổ biến của xã hội. AQ có phép thắng lợi tinh thần là điều hoàn toàn có thể có.
Bên cạnh đó, thái độ dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại là một căn bệnh cố hữu cần phải được chữa cho khỏi của người nông dân. Chỉ cần điểm qua một vài tác phẩm tiêu biểu như Thuốc, AQ chính truyện, Chúc phúc chúng ta đã có thể thấy, chính căn bệnh này của người nông dân là mảnh đất tốt cho tình trạng hủ bại của
Trung Quốc kí sinh và phát triển. Bởi lẽ, chính người trong cùng một giai cấp không bảo vệ nhau thì thử hỏi, làm sao đấu tranh để chống lại được áp bức?
Qua AQ, Lỗ Tấn nhằm mục đích phơi bày căn bệnh "liệt căn tính quốc dân", đó chính là phép thắng lợi tinh thần mà trước đây người dân Trung Quốc nghĩ là chỉ có ở giai cấp thống trị. Không phải thế! AQ cho ta thấy rằng, phép thắng lợi tinh thần đã ăn sâu bám rễ vào người dân lao động. Và ông quyết tâm đi tìm phương thuốc để chữa căn bệnh này cho đồng bào quốc dân. Bằng hình tượng nhân vật với cuộc sống đầy ảo tưởng vô vị, Lỗ Tấn vừa phê phán, vừa muốn thức tỉnh những con người sống mà không dám nhìn thẳng vào sự thật, dùng cách che dấu và lừa dối để tạo một con đường thoát rất kỳ diệu là trốn vào một cái vỏ ốc với những thắng lợi mà họ tưởng tượng ra. Điều này chứng tỏ một quốc dân yếu đuối, lười nhác mà lại xảo trá. Bởi lẽ, càng ngày họ càng suy đốn nhưng đồng thời lại càng thỏa mãn vẻ vang. Căn bệnh này không những nguy hại đến tiền đồ của mỗi cá nhân, mà đối với toàn dân tộc, đó là một nguy cơ lớn, thậm chí có thể dẫn đến diệt vong.
Là một sáng tác hiện thực, AQ chính truyện đã lên tiếng tố cáo môi trường sống khắc nghiệt làm cho cuộc đời của AQ thêm bi đát. Ở đây, ngòi bút của Lỗ Tấn tập trung vào việc phê phán hai đối tượng:
Một là, giai cấp thống trị ở thôn làng, đại diện là cụ cố Triệu.
Hai là, dân lao động của làng Mùi. Trước đây, chúng ta vẫn nghĩ rằng, những người có cùng giai cấp thì hết sức thương nhau, nhưng ở đây, phải chăng cái đói cái rét đã làm cho người ta sống một cách thờ ơ và lạnh lùng trước nỗi đau của người khác. Tư tưởng này ta cũng bắt gặp ở Nam Cao trong truyện ngắn Lão Hạc: “Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất”. Trong cuộc đời AQ, không có một chút tình cảm nào của bất kỳ ai đối với hắn. Ngay từ đầu, dân làng Mùi đã chỉ coi hắn như một trò tiêu khiển. Đến khi tác phẩm kết thúc, dân làng Mùi lại một lần nữa tỏ ra thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại. Xem AQ bị xử bắn, họ tỏ ra nuối tiếc vì chưa được thỏa mãn, bởi lẽ: bắn người không vui mắt bằng chém. Rồi họ tiếc vì mất công đi theo AQ mà không được nghe AQ hát lên một câu. Và đó chính là lí do vì sao, AQ trong lúc chờ đợi cái chết, hắn lại như nhìn thấy những đôi mắt chó sói. Hắn nhớ đến từng bị chó sói đuổi, suýt ăn thịt hắn 4 năm về trước ở chân núi. Ấy thế mà vào giờ phút này, trước người dân làng Mùi - những kẻ đồng loại của hắn, hắn lại thấy ánh mắt chó sói đầy ghê tởm, thậm chí còn ghê tởm hơn những ánh mắt chó sói mà hắn từng gặp trước đó. Còn nhớ, dưới chân núi năm đó, hắn đã dùng con dao rựa để chiến thắng được bầy sói, trở về với làng Mùi của hắn. Vậy mà, nay giữa làng Mùi, hắn là kẻ đơn độc giữa cộng đồng của mình. Đau đớn hơn, họ đã coi hắn là kẻ
thù, có phải kẻ thù không, hay đối với họ, họ cũng chẳng biết gọi AQ là gì nữa. Chỉ biết rằng, AQ đang chờ chết trước con mắt lạnh lùng "vừa lừ đừ, vừa sắc bén, gần mà như xa, theo riết hắn, không những nuốt chửng lời nói của hắn mà chực cấu xé thân hình hắn". Và hắn mang theo sang thế giới bên kia những cặp mắt lạnh lùng đáng sợ ấy. Tiếng kêu cứu của AQ "Cứu tôi với, ối giời ơi" kêu lên trong tuyệt vọng giữa các gương mặt người làng Mùi méo mó và dị dạng chính là lời tố cáo đanh thép sự băng giá của tình người. Dường như chúng ta nhận thấy tiếng nức nở của Lỗ Tấn đằng sau tiếng kêu cứu thảm khốc của AQ. Đó là sự kết án đanh thép một xã hội dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại, sự kết án một xã hội ăn thịt người. Lỗ Tấn phơi bày lên trang giấy thực trạng rỗng tuếch trong tâm hồn người dân làng Mùi, là xã hội Trung Quốc thu nhỏ với mong muốn, mọi người hãy nhìn thẳng vào mà sửa chữa.
Tất cả những biểu hiện mê muội nói trên đều đã trở thành cái cột trụ vững chắc chống đỡ cho thượng tầng thống trị của phong kiến và đế quốc. Vạch trần và lên án nó, kêu gọi mọi người thức tỉnh, lao vào cuộc chiến đấu là một cống hiến vĩ đại của Lỗ Tấn cho cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa thời bấy giờ.